Ngược Về Thời Minh

Chương 266: Q.6 - Chương 266: Vùng vẫy sinh tồn




Bên ngoài thành Phúc Châu đã tập trung hơn ba mươi vạn lão bách tính chạy nạn từ khắp nơi đổ tới. Trong số đó có không ít những hộ nhà giàu chậm chân không có cách nào để vào trong thành nên chỉ đành cắm dùi ngoài thành, chỉ đành bất lực bị đám lái thương lương thực trong thành ép phải mua giá cao. Cho dù vậy đi chăng nữa thì bọn họ vẫn thấy rằng ở đây cảm thấy an toàn hơn một chút.

Phúc Châu quả là vùng đất chó ăn đá gà ăn sỏi, đất đai cằn cỗi đến nỗi mà cho dù có mưa thuận gió hòa thì miễn cưỡng lắm cũng chỉ đủ lấp đầy cái dạ dày mà thôi. Nếu muốn có cuộc sống tốt hơn thì chỉ còn cách ra khơi mà thôi. Nhưng từ khi nhà Minh ban lệnh cấm không được ra khơi thì ngay cả đến những thuyền cá lớn một chút cũng không được phép dùng đến.

Ngoại trừ những thư sinh được đọc sách thánh hiền, còn có thể mơ tưởng đỗ đạt xuất chúng, còn lão bách tính thông thường chỉ còn cách mạo hiểm ra khơi tìm con đường kiếm cơm, đi giao thương với Nam Dương, Lã Tống và Lưu Cầu, Đông Doanh. Nhưng nếu làm như vậy thì sẽ vi phạm vào quy định của triều đình, chính vì thế nên ngày càng có nhiều người rõ ràng là người dân lương thiện lại trở thành tội phạm của triều đình.

Giặc Oa càn quét một vùng tỉnh Mân vốn đã khiến cho mọi người ngày đêm lo lắng, cộng thêm có một số thổ phỉ bản địa thừa cơ quan phủ thối nát vô dụng bèn cướp bóc bắt bớ khắp mọi nơi, khiến cho một số phú hộ phải hoảng sợ vô cùng. Vậy nên chỉ còn đành trốn đến thành Phúc Châu thì mới có thể có được một giấc ngủ yên ổn.

Không ngờ Bộ Chính Sử Đại nhân của Phúc Kiến lại không cho phép bọn họ được vào thành, vậy mà thuế lại thu không có bớt đồng nào. Hàng ngày đều phái quan thu thuế ra ngoài thành thu "Chiến Thời Trừu Biên Thuế", nhưng lại chẳng thấy quân binh của y đánh thắng trận nào, bách tính đều chửi thầm nguyền rủa không dứt.

Lúc này bên trong thành Phúc Châu vẫn bình an yên ổn, cây xanh thẳng hàng, ve kêu văng vẳng. Cho dù hạt địa có bất an, giặc Oa hoành hành, quân cướp trỗi dậy, bách tính lê dân có nhà tan cửa nát, thê lương ngút trời, nhưng con phố mà đám cao quan tụ quý tộc tụ tập lại thì vẫn cứ thanh bình và yên ả như vậy.

Những phú hào quyền quý đánh xe hoặc ngồi kiệu đi lại trên đường phố, bọn chúng vẫn cứ nhẩn nhơ dạo quanh khắp đường cùng ngõ hẻm, những tên binh lính lười nhác uể oải vác theo những cây giáo dài đi qua đi lại trước cổng Nha môn Bộ Chính Sử. Người dân không dám lại gần chỗ đó, nếu không thì họ đã có thể nghe thấy những tiếng hát và tiếng sáo nhỏ xíu vọng ra từ bên vách tường.

Nguyễn Đại Văn ngồi trên chiếc ghế thấp, tay cầm chung rượu sứ mỏng nạm vàng tự đắc thưởng tửu. Sáu ả thiếu niên ca kỹ, thân hình yêu kiều, nhan sắc diễm lệ đang múa hòa mình trong tiếng nhạc.

Tuần Án Ngự Sử, Địch Than Sơn, bị vẻ đẹp của những ả ca kỹ đó hút mất hồn vía. Ngắm nhìn một hồi thật lâu mới giật mình tỉnh lại, vội vàng nâng chén rượu lên từ xa hướng về phía của Nguyễn Đại văn, mỉm cười nói: - Nguyễn Đại nhân, mời.

- Ha ha, Địch Đại nhân, Chu Đại nhân, Uông Đại nhân, nào xin mời xin mời, cùng uống một chung rượu nào. Nguyễn Đại Văn cũng hồ hởi nâng chung rượu lên, mời mấy người đó cùng uống. Nguyễn Đại Văn hơn bốn mươi tuổi, dáng người cao, gương mặt trắng trẻo thanh tú, vài sợi râu dưới cằm, tướng mạo anh tuấn xuất chúng.

Bên cạnh y có một cô ả sắc đẹp tuyệt trần đang kề má lên vai nói chuyện to nhỏ. Nguyễn Đại Văn uống một hơi hết nửa chung rượu, "Khà" một cái, cười vui đến lắc lư cả người.

Y véo nhẹ lên phần hông dưới cái váy mỏng manh của ả ca kỹ đó một cái rồi cười ha hả nói: - Đi đi, lão gia ta còn cần tiếp rượu cho mất đại nhân ở đây.

Ả ca kỹ đó hi hi cười, ưỡn ẹo đứng dậy, đáp một lễ với đám người Địch Thanh Sơn, rồi lặng lẽ lui xuống. Nguyễn Đại Văn xua xua tay, sáu ả ca kỹ còn lại cũng ngừng đàn hát nhảy máu, phủi áo rút lui qua đại sảnh.

Nguyễn Đại Văn nói: - Các vị đại nhân, thành Phúc Châu của chúng ta cũng coi như thoát được kiếp nạn lần này, nhưng giặc Oa lại cứ làm loạn ở vùng Mân của chúng ta. Ta và các ngài đều là quan viên cao nhất trong quân chính Phúc Kiến, cũng cần phải có báo cáo lên với Dương Tổng Đốc, không thể đợi đến lúc cho bọn chúng cướp bóc đủ rồi mới rút đi phải không? Chu Đại nhân, ngài có diệu kế gì không?

Chu Hồng là Thủy Sư Đề Đốc Phúc Kiến kiêm lãnh Tam Vệ Lục Quân, quân sự vùng Mân đều coi y là quan viên đứng đầu. Nhưng y lại sợ giặc Oa như sợ cọp, bọn chúng vừa mới vào đến đất vùng Mân thì Chu Hồng đã tìm cách tránh nạn chiến, để mặc cho bách tính tự tìm cách chống chọi, chỉ e sợ sẽ phải thực sự đối đấu với giặc Oa. Diệu kế "Tặng thuyền, tặng ngân lượng để ổn định một phương" của Nguyễn Đại Văn chính là do Chu lang đề xuất.

Thấy Nguyễn Đại Văn hỏi tới chyện đó, Chu Hồng khẽ chau màu, từ tốn nói: - Đại nhân, nay giặc Oa đã có tín hiệu di chuyển đến Quảng Đông, Quảng Tây, hơn nữa từ Bắc rời xuống Nam bọn chúng trước sau gì cũng khó mà ổn định được, có được sáu chiến hạm mà chúng ta đã tặng, bọn chúng đã có ý định tới Di Châu hoặc Mãn Thứ Gia để mà cư trú, tại hạ tin rằng không lâu nữa thôi thì sẽ rời khỏi nơi đây.

Nguyễn Đại Văn chẳng có hiểu biết gì về chuyện quân sự, chỉ nghe thấy câu nói đó thôi thì thấy yên lòng, y bèn thở dài nói: - Như vậy cũng được, sáu chiếc chiến hạm ngay cả đến pháo trên thuyền cũng tặng cho giặc Oa rồi. Ta trình công văn lên trên Tổng Đốc Phủ nói là quân ta thương vong quá nhiều, sáu chiếc chiến hạm đã bị phá hủy, nhưng quân ta thể chết không lui chiến đấu dũng mãnh với giặc Oa, tấc đất không nhường, giặc Oa cũng tổn hại không nhỏ. Nếu như giặc Oa không rời khỏi đây thì chiến báo sẽ không ngừng được gửi đến Tô Châu, tới lúc đó thì coi như bị bại lộ rồi.

Chu Hồng vốn dĩ biết rằng thực tế thì giặc Oa quả thật có ý định rời đến Di Châu và Mãn Thứ Gia, ý đồ là muốn tìm một nơi cư trú cố định, nhưng nghe thấy Nguyễn Đại Văn nói nghiêm trọng như vậy thì trong lòng y cũng cảm thấy bất an.

Chu Hồng miễn cưỡng cười đáp lại: - Xin Đại nhân yên tâm, vùng Phúc Kiến này khỉ ho cò gáy, tại hạ xem chừng bọn chúng cũng chẳng còn cái gì để mà cướp được nữa, phía Bắc đã không còn đứng vững được rồi mà bọn chúng vẫn tiếp tục Nam tiến thì tất nhiên....

Chu Hồng nói tới đó thì trong đại sảnh đột nhiên có tiếng nói lớn: - Báo, Đại nhân, Nguyễn Tam Nhi đã về rồi!

Chu Hồng tức thí ngậm miệng lại, rồi cùng với bọn Nguyễn Đại Văn hướng về phía cửa để ngóng, chỉ nhìn thấy có hai binh sĩ dìu một người ăn mặc như dân thường đi vào. Người đó khắp người toàn những đất bụi, gương mặt đỏ ửng, những giọt mồ hôi còn chảy ra trên tóc, đôi chân dường như cứng đờ ra rồi.

Nguyễn Đại Văn nhận ra Nguyễn Tam Nhi, gia tướng tâm phúc của mình thì vội vàng đứng dậy nói: - Nguyễn Tam Nhi, sao lại... Sao lại thành thế này? Ngươi đã gặp phải giặc Oa hai là.... Hay là bên phía Tô Châu...

Nguyễn Tam Nhi lập tức đứng thẳng người, vùng tay khỏi hai tên lính đang dìu mình, xua tay ra hiệu cho chúng lui xuống, đợi tới khí chúng ra khỏi đại sảnh rồi thì y mới bước lên trước một bước, hoảng hốt vội vàng nói: - Đại nhân, theo ý tiểu nhân thì tình hình không hay rồi. Chín ngày trước tiểu nhân tới thành Tô Châu thì có nghe nói Tổng Đốc Đại nhân sẽ đích thân tới Phúc Kiến tuần sát tình trạng quân sự...

Địch Than Sơn không kìm nổi nói lớn: - Sao lại như vậy được? Ngài ấy đô đóc quân vụ sáu tỉnh, lúc này không ở yên một chỗ chỉ huy mà lại còn rời khỏi Tô Châu để thị sát Mân Nam. Chiến sự phía Bắc truyền đến cho ngài ấy há chẳng phải là càng thêm uổng công hay sao? Nếu nói chiến bại... Trong lục tỉnh này có vùng nào là chưa từng chiến bại, sao ngài ấy lại chỉ vội vàng đi thị sát tình hình quân sự vùng Mân Nam?

Nguyễn Tam Nhi nuốt một ngụm nước bọt, đau khổ mà nói: - Đại nhân, lúc đó... Lúc đó tình hình quân sự của chúng ta vẫn chưa được báo tới Nha Môn Tổng Đốc.

Nguyễn Đại Văn nghe xong thì biến sắc, Chu Hồng thì bắt đầu run sợ. Nói như vậy thì Dương Lăng có một nguồn thu thập thông tin khác nữa hay sao? Cho dù Tổng Đốc nhận được tin là Phúc Kiến đại bại, nhưng sau đó cũng đã báo cáo rằng sau khi quân dân Phúc Kiến đã cố gắng chống chọi đến cùng, giặc Oa cũng đã tổn thất nặng nề, nay đại bộ phận giặc Oa đã bị đánh lui ra biển tiếp tục tháo chạy về phía Nam. Có lẽ nào Dương Lăng không hỏi cho ra rõ ràng mà đã ngay lập tức quyết định thị sát phía Nam hay sao?

Lúc này phía Bắc vẫn còn không ít tàn quân của giặc Oa, đây chính là thời cơ tốt để nhổ cỏ tận gốc, Dương Lăng vội vàng tới nơi đây làm gì? Lẽ nào...

Chu Hồng nghĩ tới đây mà thấy chột dạ một cái, y xua tay nói: - Đại nhân biết rồi, ngươi hãy lui về nghỉ đi. Chu Hồng lạnh lùng nhìn Nguyễn Tam Nhi rời khỏi đại sảnh, đoạn đứng dậy đi về trước bàn của Nguyễn Đại Văn rồi vội vàng nói: - Đại nhân, Dương Lăng nắm trong tay Nội Xưởng, lại có mối quan hệ mật thiết với Nhị Xưởng Nhất Vệ còn lại. Người của Xưởng Vệ đều không thể nào moi tin được, trừ phi... Trừ phi những chuyện mà chúng ta làm đã bị lộ ra ngoài?

Nguyễn Đại Văn nghe xong thì sắc mặt trắng bệch, y giương tay nắm chặt lất cổ áo của Chu Hồng, run run nói: - Sao lại thế? Sao lại có thể như vậy? Chẳng phải ngươi nói rằng chuyện này không chút sai phạm sao? Ngươi... Ngươi... Nếu quả thật chúng ta cố gắng giữ thành, giặc Oa chưa chắc đã đánh được Phúc Châu, nhưng nay thì... Nay thì chuyện chúng ta chạy địch mà bị Dương Tổng Đốc biết được thì là tội mất đầu... tội mất đầu đó!

Chu Hồng nhìn thấy cái bộ dạng ân hận và thiểu não đó của y thì trong lòng thấy khinh bỉ vô cùng, nhưng hiện tại thì tất cả đều là một lũ kiến nằm trong chảo nóng rồi, đôi bên chẳng thể trở mặt với nhau được. Chu Hồng nén giận giải thích:

- Đại nhân, ngài mới được chuyển từ Quảng Tây tới đây, nào đâu có biết tình hình quân sự của Phúc Kiến nơi đây. Bọn chúng cơ bản là nửa quan lại nửa thổ phỉ, nào đâu thích hợp đánh trận cơ chứ? Nếu như quả thật có xảy ra chiến tranh thì không quá được nửa ngày, Phúc Kiến sẽ bị giặc Oa công đánh xâm chiếm. Lúc đó thì chết chóc ngụt trời, chúng ta làm như vậy cũng là tiêu hao tâm lực bảo toàn tính mạng cho ba mươi vạn bách tính trong thành mà thôi.

Nguyễn Đại Văn sợ hãi đến độ khóc thành tiếng, y buông tay, mặt mũi nước mắt tèm nhem nói: - Nhưng Dương Tổng Đốc sao có thể hiểu được cho tấm lòng muốn bảo vệ bách tính của ta cơ chứ? Người chẳng phải nói rằng ngài áy có biết tình hình chiến sự thì cùng lắm cũng chỉ mắng mỏ một trận mà thôi? Vậy thì ngài ấy còn tới đây làm gì? Sao ngài ấy lại biết được những chuyện đang diễn ra ở đây?

Địch Thanh Sơn sầm mặt nói: - Ta vốn cho rằng khắp nơi trong thành Phúc Kiến đều là giặc Oa, người của Xưởng Vệ có trốn trong dân gian, đơn thương độc mã thì cũng khó mà bảo toàn được tính mạng, nguy hiểm đến như vậy mà vẫn có thể rời khỏi nơi đó sớm như vậy, xem ra....

Y hít một hơi thật dài rồi nói tiếp: - Tham ô sáu vạn ngân khố, lúc đó ẩn mình thì cũng dễ dàng che giấu được mọi người, nhưng... sáu chiến chiến hạm cơ đấy, chưa từng đánh một trận nào mà đã không thấy bóng dáng đâu. Nếu như trong còn có người của Xưởng Vệ thì sao lại có thể không để lộ dấu vết gì cơ chứ?

Địch Thanh Sơn giẫm mạnh chân một cái, thở dài nói: - Nguyễn Đại nhân, Chu Đại nhân, Uông Đại nhân, sáu chiếc chiến hạm không phải là một món đồ chơi nhỏ trong lòng bàn tay, sao mà có thể che mắt được tất cả mọi người cơ chứ? Vốn dĩ những người dưới có biết cũng chẳng làm thế nào được, nhưng nếu bề trên mà truy xét thì chỉ cần khẩu cung của một tên lái thuyền thôi cũng đủ khiến cho bốn chúng ta đầu lìa khỏi cổ rồi.

Uông Phi Lăng là Tri phủ Phúc Châu, vốn cùng với đám quan lại thối nát Nguyễn Đại Văn, Địch Thanh Sơn quen thói bóc lột bá tính, lúc này nghe thấy câu này bèn rụng rời chân tay. Mồ hôi trên trán y chảy từng giọt to, mặt mày xám ngoét nói: - Làm thế nào bây giờ? Làm thế nào bây giờ? Chư vị đại nhân, các ngài nghĩ cách gì đi chứ?

Chu Hồng đảo mắt trừng trừng, nghĩ ngợi một lúc rồi nói: - Có lẽ Dương Lăng nhận thấy chiến sự của các vùng đã khởi sắc nên mới quyết định vi hành phía Nam chăng? Chuyện chúng ta làm được bảo mật rất tốt mà, phải chăng là chúng ta đã chuyện nhỏ trầm trọng thành chuyện lớn? Ha ha ha, đừng có tự mình dọa chính mình chứ?

Địch Thanh Sơn cười nhạt đáp lại: - Ta cũng hy vọng là như vậy, nếu như quả đúng là Dương Lăng biết được tin tức gì đó thì sao? Khâm sai Tổng Đốc Đại thần chỉ cần vào tới thành Phúc Châu thì chúng ta.... chỉ còn đường đầu rơi xuống đất mà thôi!

Nguyễn Đại Văn ngồi sụp xuống, lẩm nhẩm nói: - Là phúc không phải là họa, là họa thì chẳng trốn được, nay... chúng ta chỉ còn đành nghe theo ý trời mà thôi!

Uông Phi Lăng ngay lập tức hiểu được ẩn ý của Địch Thanh Sơn, vội vàng hỏi tiếp: - Địch Thanh Sơn, người nói Khâm sai đại nhân vừa vào tới thành Phúc Châu là chúng ta sẽ mất đầu, trừ phi Địch Thanh Sơn ngài có cách gì để cho Tổng đốc đại nhân không vào được trong thành hay sao?

Địch Thanh Sơn nhìn Nguyễn Đại Văn và Chu Hồng một cái, rồi nói: - Ta chỉ là một Tuần Án Ngự Sử, chẳng có binh mà cũng chẳng có binh quyền, Khâm sai Tổng đốc đại nhân đi thị sát, tùy tùng trước sau hộ tống cũng phải tới ba nghìn kỵ binh, sao ta có thể ngăn được ngài ấy?

Chu Hồng nhìn vẻ mặt của hai người bọn Địch Thanh Sơn và Uông Phi Lăng trở lên nham hiểm, y cười khổ sở nói: - Ta có binh trong tay thì cũng làm được gì chứ? Ta lệnh cho bọn chúng đi hành thích Khâm sai đại thần hay sao? Ai dám làm cơ chứ?

Địch Thanh Sơn vẻ mặt đầy nham hiểm đáp lại: - Ai nói là đi hành thích Khâm sai đại nhân nào? Giặc Oa mạo danh dân thường để đánh úp Tuyền Châu. Nay chúng ta nhận được tin, lại có một đạo tàn quân giặc Oa đại bại từ phía Giang Nam chạy tới mạo nhận là quân đội Đại Minh, ý đồ đột kích Phúc Châu, thế nên chúng ta mới giữa đường phục kích giặc Oa...

Chu Hồng rùng mình một cái, ngạc nhiên hỏi: - Kế này có được không? Chỉ cần hai bên đánh lẫn nhau là ngay lập tức sẽ bị lộ tẩy hết.

Lúc này Uông Phi Lăng sợ quá hóa cuồng, gằn giọng nói: - Thành Bắc có Việt Sơn Dục địa hình rừng lĩnh hiểm trở, sức nhỏ cũng thắng được quân lớn. Nếu như dùng một đạo lộ binh mai phục ở đó, chuẩn bị thêm một vài đại pháo, chất thêm đá lớn, chỉ cần phục kích thành công thì đối phương trước tiên sẽ bị mất đến một nửa binh mã.

Ha ha, tới lúc đó thì có khác nào đã cưỡi lên lưng hổ, cho dù lúc đó tướng quan và binh lính có phát hiện ra chân tướng sự việc thì cũng đành nhắm mắt mà đâm lao theo lao mà thôi, ai còn dám do dự nữa chứ? Lẽ nào tới lúc đó sẽ được miễn tội chết hay sao?

Địch Thanh Sơn cũng có tinh thần hơn một chút, bước tới phía trước cổ vũ thêm vào nói: - Phía trên Việt Sơn Dục không xa có một con sông lớn, tiếng pháo ở đó vùng mai phục vừa vang lên thì chúng ta có thể phái người phá đê cho nước tràn vào. Bọn họ muốn tránh nạn hồng thủy thì chỉ còn có cách chạy sang hai bên mà thôi, vừa hay phục binh của chúng ta lại ở trên đỉnh núi, nói không chừng chẳng cần mất một hòn tên mũi đạn nào, chẳng cần phải giáp mặt đối chiến, chúng ta cũng có thể đánh bại được quân của Tổng Đốc!

Chu Hồng nghe mà thấy từng thớ thịt trên mặt cứ giật giật liên hồi, y nghĩ ngợi trước sau một hồi rồi vỗ đùi, nghiến răng nói: - Ngẩng đầu cũng vậy mà cúi đầu cũng là thế, cứ thử xem biết đâu còn cơ hội, đại nhân, chúng ta tiến hành thôi!

Nguyễn Đại Văn từ từ ngẩng đầu lên, ánh mắt thất thần nhìn bọn chúng, lúng túng nói: - Giết... Giết Khâm sai? Đó là tội chu di cửu tộc đó!

Những thớ thịt trên mặt của Chu Hồng đều căng lại, cười một cách đau khổ: - Đại nhân, chúng ta lấy quân lương thông đồng với giặc Oa cũng đã phạm tôi chu di cửu tộc rồi, người còn có thể chết được tới hai lần hay sao? Nhưng nếu như thành công thì là tìm được cơ hội thoát chết đó. Những tên binh lính biết chuyện cũng không thể dám để lộ chuyện ra ngoài được.

Hơn nữa tại hạ có thể điều bọn chúng lên chiến trường đánh trận để mà mượn tay giặc Oa trừ khử hậu họa, còn về Khâm sai... Ha ha ha..., giữa đường gặp giặc Oa, xả thân vì nước, người nhà lại còn được hưởng phúc thêm, chúng ta nào đâu có tội với ngài ấy.

Nguyễn Đại Văn lại hoang mang, không đưa ra được chính kiến. Y nhìn một lượt ba người đó, Địch Thanh Sơn lóe lên tia nhìn độc ác, dáng vẻ đầy sát khí. Nguyễn Đại Văn cuối cùng đành sụp mắt xuống, khẽ tiếng nói: - Vậy... Lệnh cho ai đi phục kích Khâm... Phục kích hóa trang thành "Giặc Oa" đánh úp? Chu đại nhân, ngài...

Quả thật muốn y đi đối mặt với đại quân của Khâm sai, Chu Hồng, một kẻ sợ chết như vậy thì làm gì có cái lá gan đó cơ chứ? Y vội vàng nói: - Đại nhân, tại hạ là Thủy sư Đề đốc, tuy nói rằng đô đốc ba vệ lục thượng binh mã, nhưng nếu để cho Thủy sư Đề đốc là ta đây đích thân ra trận thì người khác sẽ nghi ngờ ngay.

Nguyễn Đại Văn do dự một lúc rồi nói: - Vậy... còn dùng ai được nữa?

Chu Hồng sáng mắt, giọng đanh lại nói: - Hà Bính Văn, tướng quân du kích, đại nhân thấy sao?

- Gã...? Nguyễn Đại Văn hơi ngây người.

Chu Hồng nói: - Đúng! Hà Bính Văn có tài cầm quân, binh sĩ của gã chiến lực tốt nhất trong Thủ quân Phúc Châu. Nghe nói gã vốn là một danh tướng của quân biên phòng phía Bắc, trong trận Kê Minh Dịch vì chịu tội thay cho người khác nên mới bị bãi chức xuống làm Quảng Tây làm một Bách Hộ nhỏ bé. Vì đại nhân trọng người tài nên mới đề bạt cho gã , nên khi ngài chuyển tới Phúc Kiến Bộ Chính Sử lại còn mang theo gã tới đây, có thể nói chính là tâm phúc của ngài đúng không?

- Ồ.... Người này luôn ít nói, lời lẽ cẩn thận, bổn quan phát hiện ra gã là một tướng tài nên mới để theo bên mình. Nguyễn Đại Văn vừa nói vừa vuốt nhẹ râu.

Kỳ thực thì Nguyễn Đại Văn chẳng có được cách nhìn người tốt như vậy, sau khi Hà Tham tướng bị bãi chức làm một Bách Hộ nhỏ nhoi ở Nam Đan Châu, có một lần Nguyễn Đại Văn du tuần tới đây, con ngựa quý của y bị một con chó săn của thợ săn bản địa làm cho sợ, vùng tuột khỏi tay của người đánh ngựa, kéo theo y lao như điên. Chính là Hà Tham tướng đã dùng sức giữ con ngựa đó lại, Nguyễn Đại Văn bèn đem hắn đi theo tới Nha môn của Bộ chính là chức Thủ Bị.

Sau này Nguyễn Đại Văn phát hiện gã có tài cầm binh, tính tình cẩn thận, là một nhân tài có thể dùng được nên mới dần dần cất nhắc. Khi mới đến Phúc Kiến vì ở đây không có quan chỉ huy nên những vấn đề về quân vụ phải do Nguyễn Văn Đại đảm nhiệm, bên cạnh lại thiếu nhân tài am hiểu những chuyện này nên mới để cho Hà Bính Văn đảm nhiệm tướng quân du kích của Phúc Châu.

Địch Thanh Sơn nói: - Chuyện của gã tại hạ cũng từng được nghe qua, dường như là sau khi bị bắt vào kinh thì quan lại trong các bộ đều đẩy trách nhiệm, đều đổ cho gã tội chết, sau đó thì tiên đế khai ân nên tha cho tội chết mà bị bãi nhiệm xuống Quảng Tây. Nếu thế thì nhất định gã chẳng có chút cảm tình nào với những đại quan trong kinh thành, hơn nữa là ngài dẫn dắt gã, chắc hẳn là người có thể tin được. Hơn nữa đại dự đã thành rồi thì gã có muốn rời khỏi chiếc thuyền đang ngồi chung với chúng ta cũng là điều khó khăn.

- Năm nghìn binh mã mà Hà Bính Văn có trong tay tính đến thời điểm hiện tại là đạo quân tinh nhuệ nhất của Phúc Châu, cũng chỉ có phái gã đi thì mới yên tâm được. Nếu như đại nhân không yên tâm về bản thân gã thì tại hạ có thể cử một vài tâm phúc đi để theo dõi gã, có gì bất thường thì lập tức ra tay trừ khử!

- ..... Tốt! Cuối cùng thì Nguyễn Đại Văn cũng hạ quyết tâm, vỗ đùi mạnh một cái rồi đứng dậy, ánh mắt lạnh lùng nói: - Ngươi bất nhân thì đừng trách ta bất nghĩa! Dương đại nhân, là do ngài ép ta đó thôi!

Y thở hắt vài hơi, nói lớn: - Người đâu, lập tức truyền Hà Bính Văn du kích tướng quân đến gặp ta!

Đội quân Khâm sai hùng hậu rầm rộ, nghiêm trang hành quân, men theo đường mòn khó đi kiên nhẫn tiến về phía Nam. Phía trước có tới một nghìn quan binh áo giáp sáng lóa, tay cầm giáo mắc đi trước để mở đường; ở phía giữa là một nghìn lính mang khiên đao và cung thủ, hỏa tiễn thủ thốc đi theo bảo vệ cho xe của Khâm sai đại nhân; quan binh đằng sau vác cờ đi theo, gươm giáo chi chiết.

Chỉ có điều đạo quân này ai nấy đều thắt khăn trắng trên đầu, ngay đến cả Kỵ Mã Sử và Dương Lăng cùng với Tham tướng Tiêu Hoành Giang, Đều Ti La Nghị cũng không ngoại lệ. Khi đại quân đi tới Lệ Thủy, Dương Lăng mới nhận được tin tức thật sự về chiến trường ở Phúc Kiến. Đạo quân Oa đó là người của Cung Bổn Hạo, mang theo ba đại hỏa pháo lấy được từ tay của quân Minh, chiến lực không hề yếu.

Đội quân nghìn người này dựa ít đánh đông, khổ sở chống đỡ. Còn Thủy sư Phúc Kiến phụ trách đánh chặn phía sau và đạo quân tấn công của quan quân Vệ Sở thì lại lấy lý do là mưa bão hồng thủy trở ngại không đến kịp thời giải vây, khiến cho đội quân có nghìn người của Dương Lăng độc thân lâm trận, một nghìn một trăm hai mươi năm người toàn bộ tử trận không một người sống sót.

Khi nghe thấy tin này thì Dương Lăng đã phẫn nộ đến nỗi không thốt được câu nào, ngài ấy nắm lấy bản mật báo được gửi tới từ Phiên Tử trong Nội Xưởng mà khóc một hồi lâu, nghiến chặt răng xé lấy một vạt áo mà chít lên đầu, rồi sau đó hạ lệnh đại quân khởi hành, gia tốc tới Phúc Châu.

Tin dữ truyền đi khắp nơi trong quân trại, chẳng biết từ lúc nào mà tất cả tướng sĩ đều học theo Tổng Đốc đại nhân đeo trên đầu chiếc khăn trắng, tất cả đều mặc áo tang tỏ lòng thương tiếc với những người đã tử trận.

Huyện lệnh Thái Thuận, Vương Hòa Lai tiếp đón Khâm sai, nhìn thấy không khí tang tác lạnh lẽo đó, không biết đại quân đã xảy ra chuyện gì, bèn thận trọng bái chào Dương Lăng rồi dẫn đoàn quân vào Huyện Thái Thuận nghỉ ngơi.

Thái Thuận là một huyện nhỏ, nằm ở phía tiếp giáp giữa Triết Giang và Phúc Kiến, nơi đây thường xuyên có quan binh ghé chân nghỉ ngơi, nhưng chưa từng gặp một nhân vật lớn đến như vậy. Vương Hòa chỉ là một nhân vật nhỏ bé trước mặt Dương Lăng, nên gã không dám truyền tin Khâm sai đại nhân đang ở đây. Chính vì thế nên bách tính vẫn cứ đi lại như thường trên đường phố, chẳng có bất cứ người nào tỏ ra kinh ngạc hay xúm vào ngắm nhìn.

Dương Lăng thấy thế thì lấy làm vui lắm. Khi đi ngang qua Thanh Điền, Huyện lệnh ở đó đón tiếp long trọng quá, điều động toàn bộ người trong Nha môn, rồi lại cho toàn bộ cường đinh của các làng trong vòng mười dặm ra xếp thành hàng dài ba mét để mà đón tiếp, những con đường chủ đạo trong Huyện thành đều bị chặn đường, chỉ còn thiếu mỗi nước lót nệm trên đường đất mà thôi.

Kỳ thực thì Khâm sai thị sát là đại diện cho Thiên Tử đi vi hành, nhưng lễ nghĩa tiếp đón cũng có sự phân biệt. Huyện lệnh Thanh Điền quả là đã có chút làm quá, khiến cho Dương Lăng tức giận vô cùng, tức thời mắng cho y một trận. Còn vị Huyện lệnh này thì có vẻ hiểu thương lòng dân, không có chút xu nịnh nào thì lại khiến cho Dương Lăng có chút thiện cảm.

Dương Lăng nào đâu có biết rằng vị Vương Huyện lệnh này vì muốn để lại ấn tượng tốt của Khâm sai đại nhân mà từ sớm đã phái người đi khắp các huyện thăm dò xem tính khí vị Khâm sai đại nhân này ra sao để còn tiện bề sắp xếp. Những gì vừa diễn ra cũng đã được y đã dày công sắp xếp mà thôi.

Xe giá vừa mới tới đường lớn, đoàn quân phía trước mới đi vào đến bên trong Huyện Nha thì chính vào lúc này Dương Lăng nhìn thấy có một người phụ nữ ăn mặc rách rưới dắt theo một đứa bé chạy trong một con hẻm nhỏ. Nhưng cuối cùng thì cũng không chạy thoát được đám đàn ông đang đuổi theo đằng sau, một tên chạy nhanh nhất đã đuổi kịp đạp người phụ nữ đó ngã xuống đất, tiếp theo đó mấy tên đằng sau ra sức đánh đập, người đó nằm trên đất ôm lấy đầu, đứa trẻ bên cạnh khóc thét lên thì bị một tên tát cho một cái ngã xuống đất.

Vốn dĩ Dương Lăng đang khó chịu trong lòng, lại nhìn thấy cái cảnh tượng này thì chau mày thật chặt, ngay lập tức nắm lấy dâu cương. Cận binh thị vệ của ông ta hiểu ý của chủ nhân, nhanh chóng sai bốn tên lính đi qua, một lúc sau bèn mang những người đó tới trước mặt.

Ban nãy đứng xa không nghe rõ đứa trẻ đó khóc lóc những gì, lúc này tới gần hơn một chút thì mới nghe được, nhưng Dương Lăng nhận ra không phải là tiếng địa phương ở đây, mà là tiếng Oa, ông ta không khỏi ngạc nhiên, cất tiếng hỏi: - Các ngươi là ai, sao loại đánh bọn chúng?

Những người cường đinh đó nhìn thấy ngồi trên lưng ngựa là một tướng quân, xung quanh còn có rất nhiều binh lính, thì sợ đến nỗi biến sắc. Một người trong số đó rụt rè nói: - Tướng quân đại nhân, người phụ nữ này... Người phụ nữ giả thành kẻ câm đến xin ăn, chúng tôi thấy đáng thương bèn cho cô ta chút thức ăn.

Sau đó nghe thấy cô ta nói chuyện với đứa trẻ, mẹ nó chứ... Ồ... ra là người Oa. Lũ ác ôn này làm hại biết bao nhiêu bách tính nên chúng tôi...

Nói đoạn sắc mặt gã đỏ phừng phừng, Dương Lăng nhìn người phụ nữ đó và đứa trẻ, sắc mặt tái nhợt, gầy gồ yếu ớt, dáng vẻ thanh tú, chỉ là gương mặt bám đầy bùn đất, lại bị đánh một trận nên bị sưng nhiều chỗ, đứng bên đó nhìn ông ta bằng đôi mắt sợ hãi.

Trong quân đội của Dương Lăng có quan viên thông ngôn, ông ta gọi một người tới nói chuyện với người phụ nữ đó. Tuy người đó có chút sợ hãi nhưng nghe thấy có người nói được tiếng của mẹ đẻ của mình thì cũng mạnh dạn hơn một chút, vậy nên bèn cẩn thận kể lại tình hình của mình.

Người phụ nữ này là gia quyến của một đạo quân Nãi Mỹ Chính Trí. Lần này vì giặc Oa không thể ở Đonh Doanh nữa nên mới đem theo gia quyến đi cùng. Trên hải đảo số lượng gia quyến còn đông gấp đôi số lượng quân Oa. Sau khi đạo quân của Nãi Mỹ Chính Trí bị tiêu diệt thì những người chân yếu tay mềm như bọn họ mới định đi tới nhờ vả những đạo quân Oa khác. Nhưng hiện chiến sự bất lợi, không đủ quân lương cho nên trừ phi những người nào có thể lên trận được thì mới giữ lại còn không thì đuổi đi hết. Giặc Oa trước giờ háo sắc vậy mà ngay đến cả những người phụ nữ có nhan sắc cũng bị đuổi đi thì có thể thấy rằng quân lương của bọn chúng đang thiếu thốn đến mức nào.

Từ những gì mà người phụ nữ này kể lại thì Dương Lăng mới biết rằng những gia quyến của đám cướp biển không thể sử dụng những chiếc bè và thuyền đơn sơ để quay trở lại Đông Doanh, vì không muốn đến nỗi bị chết đói nên chỉ đành thuận theo dòng chảy về hướng đại lục. Có một số người đã bị chết chìm dưới lòng đại dương, những người may mắn thoát chết thì bởi vì tướng mại không giống như người Hán, cộng thêm những nạn dân ven biển lại quá nhiều nên bèn trà trộn vào trong đám đông, giả câm giả điếc che giấu đi thân phận thật sự của mình. Tuy rằng nếu như bị phát hiện thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi bị người khác đánh cho thê thảm, nhưng chí ít thì cũng thành công vài đôi lần kiếm được chút cơm ăn.

Nay số lượng quân giặc Oa bị càn quét giống như đám Nãi Mỹ Chính Trí, Đông Hoa Lộc Chi Giới càng ngày càng nhiều thêm, chính vì thế nên số lượng gia quyến của đám cướp biển bị buộc phải lên bờ ăn xin cũng ngày càng nhiều hơn. Những thành huyện ven biển hầu hết đều có những gia quyến của giặc Oa lưu lạc kiếm ăn.

Đại Xưởng Vệ của Dương Lăng hiển nhiên là không hề để ý đến đám người đó. Nếu như không phải Dương Lăng vô tình nhìn thấy cảnh tượng ban nãy thì ông ta cũng chẳng thể nào biết được sự tình như vậy. Dương Lăng ngắm nhìn người phụ nữ yếu ớt và đứa con của nàng ta, chợt nghĩ tới những thuộc hạ đã chết trên chiến trường của mình, nghĩ tới dọc đường đi được nghe kể về những tội ác diệt loại chủng tộc mà giặc Oa đã gây ra, không miêu tả được đó là lòng thù hận hay là những cảm xúc khác.

Ông ta liếc mắt nhìn người phụ nữ với cánh tay thâm tím từng chỗ đang nắm lấy tay đứa bé con, rồi thở dài một cái nói: - Giặc Oa hung hãn, tộc ác tày trời, đương nhiên là không thể thoát khỏi tội chết. Nhưng nghe nàng ta thuật lại tình hình thì xem chừng phải có đên vài vạn người Oa đang lưu lạc trên những vùng đất ven biển này.

Dù gì thì người Hán chúng ta cũng không phải là Thát Tử, không phải là giặc Oa, không thể có những thủ đoạn diệt bỏ chủng tộc tàn khốc. Nhưng cũng không thể để cho những người chân yếu tay mềm như thế này tự do lưu lạc ở nơi đây được, lỡ không may bách tính của chúng ta sát hại người nào thì sẽ khiến cho danh tiếng của dân tộc chúng ta trở nên không tốt, trở thành dân tộc dã man.

Tiếng vó ngựa "cộc cộc" gõ nhẹ xuống đất, Dương Lăng trầm tư suy nghĩ một hồi lâu rồi lại nhìn hai mẹ con bọn họ. Dường như hai người đó cũng biết rằng Dương Lăng có quyền quyết định sinh tử của họ nên khi ánh nhìn của ông ta hướng về phía mình, người phụ nữ đó bèn đột nhiên kép coi trai quỳ gối xuống, dập đầu lạy.

Người phụ nữ đó không nói được tiếng Hán, nhưng ánh mắt nàng ta chan chứa sự khẩn cầu đáng thương cũng đủ khiến cho người nhìn hiểu được ý mà mình muốn biểu đạt. Dương Lăng lắc đầu nói:

- Thư ký quan, lấy danh nghĩa của Tổng Đốc Phủ ra lệnh cho Bộ Chính Sử Ti lục tỉnh rằng nhanh chóng thông báo cho Huyện phủ các châu cùng với Bảo Giáp Địa Chính các thôn bắt đầu từ ngày hôm nay nếu như phát hiện ra gia quyến của giặc Oa thì đều phải ngay lập tức áp giải đến phủ quan.

Quan phủ cần phải cho bọn họ đăng ký để trực tiếp quản lý, không được cho tự do lưu lạc. Những người này.... cho đăng ký Nọa Tịch, suốt kiếp không được học chữ. Phụ nữ, trẻ em được bán cho gia đình phú hộ làm kẻ hầu, tiền bán được xung vào quân khố; nam tử trưởng thành thì đều phái đi Tây Bắc chăn ngựa nuôi cừu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.