6: Tôi thành thợ may từ khi nào thế?
Cả hai chúng tôi cùng hướng mắt về phía giọng nói kia. Tôi nhận ra ai rồi! Là người tôi quen, mà cũng không phải, chỉ là biết sơ sơ thôi. Tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn Nhật Nam, còn anh chẳng có biểu hiện gì là vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi.
-Anh đợi lâu chưa?
-Anh cũng mới đến!
Cứ thế hai người nói chuyện rất vui vẻ, tôi giống như oxi xung quanh họ vậy, không màu, không hình,không tồn tại!
Phải chăng tôi nên rút lui khỏi mặt trận này, khi một con kì đà cản mũi vừa xuất hiện?
Tôi toan quay đi, tính là tẩu thoát êm đẹp, ai dè còn bị anh ta gọi lại:
-Này! Cô kia!
Tôi dừng chân, trong lòng thét gào khổ sở . Tha cho tôi đi chàng cảnh sát!
-Sao đi vội thế? Gặp tôi mà không nói gì là sao?- Nhật Nam nói, cái giọng nửa đùa nửa thật làm tôi tức không chịu nổi.
Tôi cũng cười đáp trả:
- Có gì đâu mà nói! Nói gì là nói gì?
Thần tượng khi ấy cũng chẳng có biểu cảm gì, cứ như mọi ngày tôi thấy trên xe bus, vẫn cái vẻ mặt ấy. Tôi còn tưởng anh không quan tâm, hóa ra vẫn tò mò hỏi:
-Em quen cô ấy à?
Nhật Nam cười, lại nháy mắt nói nhỏ gì đấy, thàn tượng cũng “ mỉm cười một cái”!
Chao ôi! Lần đầu trong đời tôi bắt gặp cái nụ cười hút hồn đến vậy! Thật không uổng phí 10 năm nay luôn ngưỡng mộ anh. Giờ mới có cơ hội mở mang tầm mắt. Có thể trong mắt mọi người anh rất bình thường, nhưng tôi lại khác, vì tôi là fan trung thành của anh mà.
Kệ tên kia nói gì với anh, tôi chỉ cần biết rằng lòng đang thầm cảm ơn hắn bởi hắn đã làm cho thần tượng của tôi cười, ngay trước mặt tôi. Thật sự, tôi đã có thể nhớ kĩ khuôn mặt của anh rồi!
- Này! Sao ngẩn người ra thế?
Tôi giật mình, lại là Nhật Nam, anh ta đúng là.....trung tâm gây rối. Nhật Nam như sực nhớ ra, tỏ vẻ rất tò mò hỏi tôi:
-À! Mà cô tên gì nhỉ!
Tôi làm nhúm mặt lại nhìn anh ta, lại cũng tỏ cái vẻ đầy thách thức:
-Tên gì anh hỏi làm gì?
Cứ thế tôi bỏ đi, thay vì không ai để ý lại khiến cả hai người kia nhìn theo, từ cố giảm sự chú ý lại gây chú ý. Hết cách mà!
Không phủ nhận việc tôi yêu xanh lá cây hơn màu vàng, dù là màu sắc hay cảnh phục đi chăng nữa. Nhưng sao nhìn Nhật Nam mặc xanh lá cây lại không đẹp bằng thần tượng mặc màu vàng nhỉ? Hình như tôi chưa kể về lần đầu gặp thần tượng thì phải.
Ngày đó, vào đúng dịp tết nguyên đán, năm tôi lên 18.
Tôi không thể quên cái hôm mùng 2 tết, tiết trời lạnh, có cả mưa lăn phăn nữa.
Một xe máy rải ba, một xe máy tải 2 đi ngược chiều nhau với vận tốc rợn người đã tông vào ngau. Cái tiếng động nghe đến rợn người. Tôi bỏ cả mâm cơm chạy ra xem.
Xung quanh lưa thưa vài người dân, họ cũng ra xem, nhưng không ai dám lại gần, tôi cũng thế! Thú thật đó không phải là do thấy chết không cứu mà không có một chút kiến thức y khoa nào để sơ cứu cả. Có lần đọc báo, họ nói rằng không nên tự tiện di chuyển người bị tai nạn, rất dễ xảy ra hiện tượng gãy xương hay gì đó, tôi không nhớ rõ. Vậy nên chỉ dám đứng nhìn.
Một vài người gọi cấp cứu, một vài người gọi cảnh sát. Vậy đấy, giữa cái lúc tất cả đang quây quần đón tết bên gia đình, vẫn có những người ngày đêm túc trực, sẵn sàng có mặt mọi lúc mọi nơi chỉ qua một cú điện thoại. Nghề nào cũng cao quý như nhau, nhưng xem ra họ tôn trọng bác sĩ hơn cảnh sát. Người dân ở vùng tôi sống khi ấy còn suy nghĩ lệch lạc nhiều lắm. Họ ra đường không chấp hành đúng luật giao thông, khi bị thổi còi lại đi đổ lỗi cho cảnh sát, nói bọn họ thế này, bọn họ thế kia. Thật sự bất công cho những người đang bảo vệ của dân, thầm lặng, đâu dám kêu ca gì.
Chưa đầy nửa tiếng sau, xe cảnh sát đến, và dĩ nhiên tôi của năm đó chỉ chờ đợi có vậy.
Mưa vẫn lất phất rơi, anh bước xuống từ chiếc xe quân dụng cùng hai người khác, khi ấy tôi còn chưa biết đến anh. Chỉ biết rằng ba người ấy đã đội cả mưa cả rét, đo đạc, dọn dẹp hai chiếc xe đang quấn nhau không rời và hỏi những người ở đó về vụ việc vừa xảy ra. Trong cái ánh sáng lờ mờ của đèn pin, tôi đã thấy anh. Anh say sưa làm việc, say sưa, rất say sưa. Trong khoảnh khắc ấy, tôi bỗng nhận ra rằng nghề nào cũng vậy, ai cũng thế, chỉ khi làm việc, họ trở nên đẹp hơn bất kì ai khác, họ nổi bật trong tất cả. Quan trọng hơn hết, ba người kia đang hi sinh, họ đang thầm lặng hi sinh cho những người chỉ mới vừa đấy thôi còn mắng nhiếc, chửi rủa họ.
Cái giây phút ấy, tôi thấy các anh, và đặc biệt là anh đẹp hơn cả.
Lần thứ hai thấy anh là khi tôi tham gia sơ tuyển vào ngành, khi ấy tâm trạng còn vui sướng vô cùng, nhưng cũng chẳng kém phần lo lắng. Thấy anh trong sắc phục vàng trang nghiêm, tôi lại càng tự tin, có thêm động lực để vượt qua sự run sợ.
Cũng bắt đầu từ hôm ấy, anh trở thành thần tượng của tôi.
Thế đấy, thần tượng của tôi, tôi chưa bao giờ nghe anh hát, đàn hay xem anh nhảy, thậm chí tôi còn chẳng biết tên anh, nhanh chóng quên đi khuôn mặt anh ngay sau khi gặp, nhưng trong tiềm thức lại luôn có sự tồn tại của anh.
Tôi chẳng hề hi vọng, và cái cô gái ngu ngơ năm 18 tuổi cũng chẳng hi vọng sẽ gặp lại anh giữa biển người này. Nhưng hôm nay đã gặp anh, lại có thể nói chuyện với anh, dù không thân thiết nhưng đối với tôi nó thực sự là may mắn. Nghĩ mà xem, bạn yêu quý một ngôi sao nào đó cũng sẽ tìm thấy đầy ảnh của anh ta trên bất cứ trang web nào, độc cũng có, đẹp cũng có, đời thường cũng có. Còn tôi.....thậm chí không một thông tin. Tự nghĩ rằng mình có phải là quá ngốc khi trông theo một người mà tia hi vọng là 0,1%? Nhưng dù là một chút ít tôi vẫn có quyền được hy vọng chứ nhỉ? Chẳng ai đánh thuế đâu? Cái cốt lõi của cuộc sống là bạn dám tin vào bản thân được bao nhiêu phần, thời gian và công sức không thành vấn đề. Cô giáo dạy văn năm cấp 3 đã nói với tôi như vậy đấy.
Nhất định tôi sẽ làm được! Không biết bản thân đang yêu, quý thích hay cuồng anh, tôi vẫn sẽ ngày ngày đi chuyến xe bus đó để....gặp anh!
Mẹ tôi lại vừa nấu ăn vừa càu nhàu:
-Này ! Thế bao giờ mới tìm rể cho mẹ?
-Dư dả vài hôm đi! Độ này con bận lắm!
Tôi tăm tia mấy món mẹ nấu, bốc ăn thử lại bị mẹ cốc đầu.
-Con gái con nứa! Ăn uống thế này ai thèm lấy?
-Ứ! Xếp hàng cả dãy mà con không thèm lấy đấy chứ!
-Vâng! Đợi khi chị thèm nữa tôi chắc không còn răng!
Tôi cười hì hì, ôm lấy eo mẹ. Cũng có thể nói đó là nhõng nhẽo chứ! Tôi thích thế! Ở bên mẹ hạnh phúc là thế, sướng là thế, tội gì phải đi đâu! Có khi lấy chồng rồi lại chẳng được gặp mẹ thường xuyên.
Người ta nói con gái lấy chồng như đánh canh bạc quyết định vậy. Hoặc được cả, hạnh phúc lẫn vui sướng. Hoặc mất cả, suốt đời xác định làm người làm không công cho người ta vậy. Tôi cũng sợ cái thứ hai xảy ra, mà sợ hơn nữa là con trai dễ thay lòng đổi dạ. Đầy người ngoài đường, đang đi với cô này lại ngó cô kia, tôi gặp nhiều rồi, ngay cả như tôi đây cũng bị mấy gã nháy mắt đưa duyên dù đang nắm tay bạn gái. Nói chung là chậm mà chắc, vả lại cái duyên cái nợ rồi cũng tìm về nhau, cứ thong thả cũng chả sợ mất phần. Như mẹ đấy, đã bước hai lần mà vẫn hụt chân đấy thôi, dù có nức tiếng đẹp nhất làng. Với bố cũng là do tình cảm rạn nứt, vì xa nhau lâu năm mà sinh cách lòng. Bước thứ hai gặp được bố cu Khang, thằng em trai tôi, cũng vì kinh tế, nợ nần mà người kia bỏ mẹ tôi. Theo suy nghĩ của riêng tôi, người ta lấy mẹ cũng chỉ để kiếm người lo toan nhà cửa, dạy dỗ, chăm nom hai đứa con trai của người ta thôi, đâu có phải vì yêu mẹ. Đấy là tự tôi nghĩ, còn mẹ vẫn cố thủ rằng không phải vậy.
Cứ cho là tôi có ác cảm với cánh mày râu đi, nhưng sự thật bạn thấy hằng ngày ngoài đường cũng chẳng khác gì tôi thấy đâu. Vậy nên đừng nhắm mắt bước bừa, cũng đừng vội gật đầu đồng ý về với người ta. Yêu mình trước rồi mới yêu chàng sau, đó là cô gái thông minh.
Sáng chủ nhật trở chứng khó ngủ, tôi lóc cóc chui ra khỏi giường, thay đồ đi dạo. Cũng hiếm khi được ngắm bình minh, dậy sớm vào mùa này đâu phải dễ. Cũng sắp đến trung thu rồi, mấy năm nay chẳng có cơ hội cùng mẹ và em ăn tết đoàn viên, tự nhiên trong lòng lại thấy vui vẻ vô cùng, chốc chốc lại cười.
Tôi ngang qua cổng công an thủ đô. Chà! Khi nào cũng có người gác, lại thấy vài người đã chỉnh tề quân trang, bận rộn đi lại. Sáng sớm tinh mơ ngày chủ nhật xem ra cũng giống như ngày thứ hai đầu tuần. Những người ấy dường như không có ngày nghỉ.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vào bên tron đó, cái nơi đầy hoài bão và mơ ước, ai biết ở đâu chui ra một người vô duyên kinh điển vỗ vai làm tôi hết hồn:
- Âm mưu gì đấy?
Tôi bị động, lại vô cùng bất ngờ khi gặp lại Nhật Nam.
-Là anh sao?
-Thế cô nghĩ khuôn mặt này là của ai?
Không thèm nhìn anh ta nữa, tôi cúi gầm mặt xuống và đi. Nhật Nam lẽo đẽo theo sau:
-Tôi còn chưa biết tên cô đấy?
-Anh biết làm gì?
-Ơ hay! Thế cô nghĩ tôi biết làm gì? Tên tôi là.....
-Đặng Nhật Nam!- tôi cướp lời.
Anh lại cười.
-Giỏi thế! Cô điều tra tôi đấy à?
-Anh tưởng bở chắc! Mà sao anh đi làm sớm thế? Chủ nhật mà! Anh trực sao?
-Không! Việc đột xuất phải đến từ nửa đêm qua, giờ tôi về nhà !
Nghe anh nói vậy cũng thấy thương. Khi tôi còn đang ngon giấc thì anh ta đã phải lặn lội tới đây rồi.
Anh thở dài như trút mối phiền muộn trong đầu.
-Cả một công ty lớn vậy mà cũng để hao hụt tài chính! Nhiều quá!
Tôi tò mò hỏi lại.
-Công ty nào thế?
Anh im lặng, có lẽ là bí mật rồi. Tôi chẳng hỏi thêm nữa, chủ nói mấy câu:
-Hệ thống nào cũng có lỗ hổng mà!
-Quan trọng là hổng nhiều hay ít! Ai là người vá?
Tôi cười nhìn Nhật Nam:
-Anh đấy! Chính anh đang tìm lỗ hổng để vá nó lại đấy!
Thấy tôi rướn người khổ sở quá, anh khẽ cúi đầu xuống gần tôi.
-Tôi thành thợ may từ khi nào thế?