(1)
Thanh Hồi phản thiên lấy linh nguyên của mình cứu Vi Nguyên, Tiệm Toại phản thiên chịu tội thay Thanh Hồi?
Cho nên cuối cùng thư sinh là Vi Nguyên, tiểu đạo trưởng là Tiệm Toại, nhưng Thanh Hồi đã có thể thành tiên rồi.
Đầu tiên Tiệm Tội mang Thanh Hồi đi làm yêu quái của y. Đến cuối Thanh Hồi lại tìm đến Tiệm Toại muốn làm yêu quái của y, cho nên Thanh “hồi”…
Vẫn thích cái kết thứ hai. Điều Vi Nguyên không bỏ xuống được là ràng buộc huyết thống, điều Tiệm Toại không bỏ xuống được là yêu quái Thanh Hồi của y…
Rất thích Tiệm Toại…
(2)
Xem xong rồi, cái kết thứ hai không hiểu lắm, sau đó xem bình luận, đã hiểu đại khái cho nên lại đọc lại lần nữa.
Tiệm Toại nói với Thanh Hồi muốn đi xa một chuyến là phục bút[1]nhỉ, y cứu một Thanh Hồi đã mất đi linh nguyên có lẽ phải trả một cái giá không nhỏ, cho nên mới bị đuổi xuống phàm.
Sau đó Sơ Hàm nói kiếp trước chấp niệm phạm lỗi có lẽ là nói chuyện cứu Thanh Hồi.
Cuối cùng Thanh Hồi còn nói “vẫn giống như lúc còn là thần tiên” chính là biết Sơ Hàm chính là Tiệm Toại.
Rất thích cái kết thứ hai.
(3)
Kết thúc này tôi có thể chấp nhận được, ngay từ đầu tôi đã suy nghĩ tới Tiệm Toại. Đối với Tiệm Toại mà nói, Thanh Hồi mới chính là yêu quái của y!
(4)
Không dám đọc cái kết thứ hai.
(5)
Tôi vẫn không biết nên phải nói gì đây.
(6)
Rất thích cái kết thứ hai này, tình cảm lặng lẽ cho đi không nên bị phụ lòng. Kỳ thực đọc bình luận xong mới bừng tỉnh đại ngộ đấy.
—–
[1]Là kỹ thuật được người viết sử dụng để cung cấp manh mối cho độc giả có thể đoán trước điều có thể xảy ra trong chuyện. Hay là một công cụ được tác giả dùng để gợi ý về một tình tiết hay điều có thể xảy ra trong tương lai gần, hay chiều hướng phát triển của một tình tiết về sau trong câu chuyện.