Nhân Tổ

Chương 369: Chương 369: Khởi nghĩa Nguyễn Đình (1)




“Xin đừng mà! Đây là đồng tiền cuối cùng của nhà chúng ta.”

“Hừ! ngươi không thể ích kỷ như vậy. Đây là tiền đóng góp bảo vệ và làm sạch môi trường, là công việc lợi ích mang tầm quốc gia, ai cũng có nghĩa vụ đóng góp.”

“Cái gì mà làm sạch môi trường? ta thấy rõ ràng là các ngươi chỉ đặt thêm thuế để làm khổ dân.”

“Ngu ngốc! đúng là cái thứ dân đen ngu ngốc! Để ta phân tích cho ngươi nghe: ngươi có thừa nhận hải quốc chúng ta có ba con sông đổ ra, nên lúc nào cũng vẩn đục bùn đất, Hải tộc chúng ta thường xuyên sống trong ô nhiễm khiến cho chúng ta mắc nhiều thứ bệnh, trẻ nhỏ sinh trưởng khó khăn, tuổi thọ bị rút ngắn… Những điều này có đúng không?”

“Ừm… ờ… thì cũng đúng…”

“Đúng quá ấy chứ! Vậy ta lại nói tiếp nếu như có thể làm sạch môi trường nước thì có phải hạnh phúc cho toàn dân, đúng không? Đóng tiền làm sạch nước là chủ trương sáng suốt và đúng đắn của quốc vương, các ngươi phải tích cực đóng góp.”

“Chuyện nước đục là chuyện đã có trăm triệu năm nay, trước nay vẫn luôn như thế, bọn ta cũng đã quen. Các ngươi nói làm sạch môi trường nước là làm sạch thế nào?”

“Rất đơn giản. Bọn ta nhận ra môi trường nước sở dĩ vẩn đục là do có quá nhiều hoạt động di chuyển quấy bùn cát phía dưới đáy lên khiến cho nước bị đục. Vậy nên chỉ cần hạn chế di chuyển là nước tự động sẽ sạch.”

“Lý lẽ gì thế này? làm sao có thể hạn chế di chuyển được.”

“Ha… ha… ha… việc này cũng rất đơn giản, Sa Trọng đại thần cũng đã nghĩ ra biện pháp đó chính là đánh thuế di chuyển. Chỉ cần đánh thuế thật nặng các ngươi sẽ tự ở nhà. Trong một gia đình, mỗi lần chỉ được một tên ra ngoài. Vào trung tâm thành phố cũng phải theo ngày: số đuôi chẵn thì đi vào ngày chẵn, số đuôi lẻ thì đi vào ngày lẻ.”

“Khốn nạn! các ngươi làm như vậy có muốn cho dân sống nữa không?”

“Hừ! luật đã ra rồi. Các ngươi đây là muốn chống đối sao?”

“Chúng ta muốn gặp đại vương hỏi chuyện, làm sao có thể ra những luật vô lý như vậy được?”

“Đại vương còn bận trăm công ngàn việc, có thời gian tiếp các ngươi sao? Ở đây ta chính là đại vương, ta nói các ngươi phải đóng thuế thì các ngươi phải đóng thuế.”

Dân chúng bị ép vào đường cùng. Không thể chịu nổi sự áp bức, dân chúng bắt đầu nổi loạn. Lúc đầu chỉ là hành động nóng giận bộc phát chém giết quan lính địa phương, nhưng sau trở thành những cuộc nổi dậy cướp chính quyền.

Tin chiến sự từ khắp nơi dồn dập báo về vương cung, phe Hồ Bang và phe Sa Trọng xử lý ngày đêm những cũng chẳng thể hết việc, ngược lại việc quân càng lúc càng nhiều.

Những cuộc nổi loạn lan rộng nhanh chóng, đã có vài nơi thành công thành lập chính quyền địa phương.

Lòng dân căm phẫn, cưa đầu cắt cổ đám quan lại treo trên cổng thành. Máu và mỡ từ bọn quan lại chảy ra làm ô nhiễm cả một vùng nước.

Trung ương gửi quân xuống, với ưu thế tuyệt đối về vũ khí, thực lực, chiến thuật… những cuộc nổi dậy của dân chúng nhanh chóng bị đàn áp.

Quân đội đào các hố chôn tập thể khổng lồ, vùi xác hàng vạn dân chúng.

Trong nước không chỉ lẫn bùn đất mà còn thoang thoảng máu đỏ.

Lúc đó Bạch Dã ở đâu? Hắn vẫn đang trong cung ăn chơi trác táng, đuổi bắt cùng các mỹ nữ, chơi bời quên cả sáng tối.

Trong cung nổi lên hai tập đoàn thế lực nắm giữa toàn bộ triều chính và quân đội: phe Hồ Bang và phe Sa Trọng.

Bọn chúng lẫn nhau đấu đá tranh giành quyền lực, mâu thuẫn càng ngày càng gay gắt. Thế nhưng có một điểm bọn chúng luôn thống nhất đó là phải đàn áp các cuộc nổi dậy, không được để chiến loạn lan rộng và bùng nổ.

Dân chúng nhỏ bé trước lực lượng vũ trang hùng mạnh, các cuộc nổi dậy bị dập tắt trong máu và nước mắt.

Để tránh các cuộc nổi dậy trong tương lai, chính quyền trung ương đặt thêm nhiều thứ luật hà khắc, đồng thời tăng cường thu thuế và tăng thuế, đặt thêm thuế mới để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh.

Hai tập đoàn thế lực cũng ra sức xây dựng lực lượng quân đội riêng nên càng tích cực móc cổ dân chúng.

Dân chúng bị ép vào cùng đường mạt lộ, một số chọn quyên sinh, một số chọn nhẫn nhục, một số chọn làm cướp.

Lợi dụng tình hình Phù Quốc không ổn, giặc phương bắc tăng cường lấn chiếm, bọn chúng giả làm tặc cướp phá, chiếm đất làm vương sau đó lại dâng đất xin hàng phương bắc.

Phù Quốc muốn đòi lại đất nhưng hải quốc phương bắc là Hoa Quốc tự nhận đất đấy đã thuộc về mình từ ngàn năm rồi đem quân đội trấn giữ.

Tập đoàn Hồ Bang và Sa Trọng đều ngại xung đột với Hoa Quốc, sợ hao binh tổn tướng sẽ khiến đối thủ thừa cơ tiêu diệt.

Bọn chúng chỉ biết khư khư giữ mình, liền ký rất nhiều văn kiện bán nước cầu giặc không xâm phạm.

Hoa Quốc ỷ thế lấn tới, chiếm luôn một dải đất phía bắc rộng lớn của Phù Quốc.

Trước sự đàn áp khủng bố của chính quyền trung ương, các cuộc nổi dậy bị dập tắt. Nhưng với sự bạo ngược của chính quyền, các cuộc nổi dậy tiếp theo là điều khó tránh khỏi.

Bấy giờ tại đất Gia Định, có tên thanh niên tên Nguyễn Đình thuộc Mạch Trạch tộc thông minh tài trí, thực lực phi phàm, ánh mắt sáng ngời như hai viên minh châu.

Nguyễn Đình bức xúc trước cảnh quốc gia tan hoang, giặc cướp khắp nơi cấu kết cùng quan lại hà hiếp dân lành, quan quân thì mặc sức vơ vét đặt ra đủ mọi thứ thuế trên trời dưới đất.

Hắn lập trí đem thân mình giúp nước cứu dân diệt giặc phương bắc.

Nguyễn Đình tập hợp huynh đệ, hàng xóm láng giềng. Tại núi Hối Trai đọc tuyên ngôn nghĩa quân:

Luật tự nhiên:

“Tượng mảng:

Lẽ trời sinh vật;

Vật ấy nhiều loài.

Lấy câu thuận tính làm lành;

Thấy chữ nghịch thường mà ngán.

Nhỏ là loài ong kiến, còn biết nghĩa quân thần;

Lớn là loài hổ lang, cũng niệm tình phụ tử.

Kìa như thước báo tai, cưu báo hỷ, đời cũng nhờ lành dữ đem tin;

Nọ như khuyển thủ dạ, kê tư thần, người còn cậy sớm khuya an giấc.” (1)

Tạo hóa muôn loài như thế, đều có sự công bằng. Nhưng than ôi:

“Bọn tam giáo quen theo đường cũ, riêng than bất hạnh mang nghèo;

Bầy cửu lưu cứ nối nghề xưa, thầm tủi vô cô chịu cực.

Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo;

tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.

Trải mười mấy năm trầy khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đến tên;

Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông hoặc biển hoặc núi hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt.” (2)

Ta nhìn mảnh đất cha ông mà đau lòng, tự trách:

“Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió đông

Chúa xuân đâu hỡi có hay không?

Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn

Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([”6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7”,“[yo_page_url]”,“[width]”,“[height]”]);

Bờ cõi xưa đà chia đất khác

Nắng sương nay há đội trời chung

Chừng nào thánh đế ân soi thấu

Một trận mưa nhuần rửa núi sông.” (3)

Nay ta nhận ra:

“Nước Nam là một mối Xuân thu.

Chúng nó toan lòng bội nghịch.

Dân ta gặp lúc loạn lý,

Chẳng qua là trời khiến tới buổi gian nguy,

Cho nên nỗi ách nước phải nghìn cơn hoạn nạn.

Đời trị loạn sách xưa còn chép bản,

Lẽ chính tà đời trước hãy treo gương.

Hễ người khôn xem xét cho tường,

Thà đứa dại lỗi lầm cho đáng.” (4)

Vì những lẽ trên, Nguyễn Đình ta dựng cờ khởi nghĩa, cùng muôn dân chống lại ách bạo tàn.

Trời đất chứng giám.

Sử xanh còn ghi.



Khởi nghĩa Nguyễn Đình vừa bắt đầu đã nhận được vô vàn sự ủng hộ của dân chúng. Nghĩa quân nhanh chóng lớn mạnh, đánh đâu thắng đó, kẻ tài mến mộ xếp hàng dài xin gia nhập.

Trong đó nổi bật có: Trương Định, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Võ Trường Toản, Phan Tòng… toàn là những tướng tài.

Nghĩa quân Nguyễn Đình thế như chẻ tre, một hơi đánh chiếm tam kỳ lục tỉnh.

Nghĩa quân lấy của tham quan trả lại cho dân chúng. Đến đâu cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt thành.

Tượng của Bạch Dã giật sập, đầu tượng bị muôn dân phỉ nhổ.

Triều đình trung ương nhận ra mối nguy hiểm của nghĩa quân mới nổi. Bọn hắn nhanh chóng bàn bạc và ra một quyết định chung: nhất định phải trong thời gian ngắn tiêu diệt nghĩa quân này.

Phe Hồ Bang và phe Sa Trọng tổ chức hai đạo quân lớn từ hai phía đánh kẹp gọng kìm nghĩa quân Nguyễn Đình, quyết tiêu diệt cho bằng được.

Nguyễn Đình nhìn thấu âm mưu của triều đình liền cho quân phân tán thành nhiều nhóm nhỏ đánh du kích địch quân, nhằm giảm tốc độ hành quân và sĩ khí địch.

Trận chiến này dây dưa kéo dài suốt hai mươi năm.

Theo lẽ Cung A Phòng đã được xây dựng xong, nhưng vì chiến loạn mà đến bây giờ vẫn chưa hoàn thành.

Bạch Dã luôn miệng hối thúc khiến Hồ Bang và Sa Trọng chịu sức ép không nhỏ.

Ngày đầu đông, thời tiết lạnh hơn bình thường. Trong đêm giá lạnh, Nguyễn Đình bất ngờ tấn công kho lương của quân Hồ Bang tại Thanh Ba.

Hồ Bang vội cho đại quân tiếp viện. Phan Thanh Giản cầm quân cản bước địch. Cuối cùng Phan Thanh Giản anh dũng hy sinh.

Đến sáng, Hồ Bang tới nơi thì trận chiến đã kết thúc. Không còn lương thực, Hồ Bang buộc phải đem chủ quân rút về kinh thành.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.