Nhật Ký Sinh Hoạt Của Đế Hậu Tại Thập Niên 60

Chương 46: Chương 46: Nghi lễ Thương Lẫm (2)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Phó Nhiễm nghe thấy liền nắm lấy áo của Nhan Đông Thanh, kết quả xe rẽ vào một khúc cua xốc nảy, Phó Nhiễm thiếu chút nữa bị rớt xuống đất, vội ôm lấy eo của Nhan Đông Thanh, bám thật chặt.

Khóe miệng của Nhan Đông Thanh cong lên thành một vòng cung, dưới chân lực đạp xe như gió thổi mây bay vượt hơn bốn mươi dặm đường mất hơn hai giờ đồng hồ đã đến được huyện Sùng Nghĩa.

Phó Nhiễm đi tới đây chỉ có mấy lần, dựa vào kí ức mơ hồ, cô chỉ có thể đoán mò, cuối cùng đã tìm thấy nhà của chú cô.

Đây là một ngôi nhà mái đỏ ba gian, hàng rào tre rộng mở, trong sân có hàng rau ở hai bên, đặt nó trong một vùng nhà tranh vách đất ở nông thôn đã trông rất hoành tráng, trước mắt cửa nhà chính đang khóa, trong sân không một bóng người.

“Bà nàng đang ở đây?” Nhan Đông Thanh đạp phanh, cảm giác không tồi, cũng không tệ như những gì Phó Nhiễm nói với anh ở trên đường.

Phó Nhiễm lắc đầu: “Bà của thiếp ở phía sau.”

Vừa nói cô vừa dẫn Nhan Đông Thanh ra phía sau nhà.

So với ngôi nhà ngói đỏ ba gian khang trang thì ngôi nhà vách đất của Bà Hạ trông có vẻ khó coi, mái lợp bằng rơm rạ có một cái lỗ thủng, Bà Hạ đang ngồi trước cửa nhà chọc những sợ dây thừng để buộc lại những bó rơm rạ, dự định lát nữa sẽ đi mượn cái thang của đội sản xuất để sửa lại cái nóc nhà.

Phó Nhiễm gọi một tiếng nhưng bà không nghe thấy nên cô đến gần và nói lớn: “Bà ơi, cha con bảo con đến đón bà vào trong thành phố.”

Bà Hạ buông bó rơm xuống, trông rất vui vẻ, nhưng ngoài miệng vẫn nói: “Đi vào thành phố làm gì, bà ở quê sống tốt lắm.”

Vừa nói bà lại vừa nhìn Nhan Đông Thanh hỏi: “cháu là con cái nhà ai?”

Nhan Đông Thanh nói: “Cháu là hàng xóm của Tiểu Nhiễm, là cháu chở cô ấy đến đây.”

Bà Hạ run rẩy bước vào nhà dọn ra chiếc ghế gấp nhỏ duy nhất trong nhà, đưa cho Nhan Đông Thanh: “Ngồi đi, ngồi xuống nghỉ một lát.” Một chàng trai đoan chính sạch sẽ như thế này thì không thể ngồi trên đống rơm được.

Phó Nhiễm không chú ý nhiều như vậy, lấy một bó rơm lót dưới mông ngồi xuống, hỏi: “Chú và Thím đâu rồi ạ?”

“Họ đang cấy mạ ngoài đồng, Đại Nha đầu xuân năm nay sẽ không đi học, cùng đi chung với mẹ cấy mạ để tính điểm công rồi.”

Đại Nha tên đầy đủ là Phó Hồng, bằng tuổi với Phó Nhiễm, còn có hai người em trai đang học tiểu học, Phó Hồng khuông mặt tròn đều, lộ ra sự thật thà chất phác, không giống với mặt nhọn tai khỉ của mẹ cô ấy chút nào, Phó Nhiễm vẫn luôn có ấn tượng tốt về cô ấy.

So với Phó Hồng, Phó Nhiễm cảm thấy mình thật may mắn, ừ lan Anh dữ thì có dữ, ít nhất còn chưa nói gì về việc để cô đi làm sau khi tan học.

Thấy trời đã trưa, Bà Hạ bỏ một nữa bó sợ dây thừng, đứng dậy ra vườn hái rau: “Buổi trưa đều ở lại ăn cơm đi.”

Qua cuối xuân, cuộc sống ở nông thôn so với thành phố liền tốt hơn, nhà nào cũng không thiếu rau, dưa, củ, quả, cà tím, đậu que, ớt xanh, dưa chuột, cà chua trĩu cành.

Bà Hạ vẫn hay ăn chung với con trai và con dâu nên không có xây bếp riêng, không phải bà không muốn tách ra ăn riêng mà là không có nồi, trong mấy năm đầu công xã vẫn động phong trào nhà nào cũng đập nồi góp sắt để luyện thép, ăn cơm chung ở công xã, tiền thì chia đều ra, sau này công xã phá sản lại nói tách ra ăn riêng.

Nói một cách đơn giản, nồi sắt của nông dân đều đã bị đập, thì lấy gì mà nấu cơm.

Muốn mua một cái nồi khác để nấu, nhưng nghe nói phải có phiếu công nghiệp, khiến những người nông dân rất khó xử, cũng may con trai cả của bà làm ở nhà máy, mỗi tháng được phát hai phiếu công nghiệp, phải vay mượn lung tung mới có thể mua được một cái nồi sắt lớn, từ đó Bà Hạ luôn ăn cùng họ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.