Cả cái làng này, dám thách thức bà e rằng chỉ có mình Trâm. Con gái con
lứa gì mà cứ sồn sồn phát ghê, láo nháo thật. Cũng may khi xưa bà cương
quyết đòi lại trăm quan tiền của cậu Hưng chứ không rước con này về làm
dâu để mà thờ nó hả?
Bực nỗi kẻ hầu người hạ trong nhà theo ông
lên núi hết nên bà đành phải đích thân dạy dỗ. Bà lệnh con Bưởi con
Thuận buông cô Trâm ra, đoạn nhàn nhạt bảo.
-”Bà đây...có giỏi vào đây băm, mày thử động vào một sợi lông của bà xem tối nay ông có sang lột da bu con nhà mày không?”
Giọng bà đầy thách thức, vẻ mặt bà cũng kiêu hãnh chẳng kém. Ấy vậy mà lại
chọc đúng điểm yếu của đối phương, ban nãy nghe bà hai kêu khóc Trâm lộn hết cả tiết, chọn con dao sắc nhất rồi phi ngay sang chứ nào đã kịp
nghĩ gì.
-”Tự vả miệng ba cái rồi biến cho khuất mắt bà.”
Bà quát, Trâm quỳ xuống ngoan ngoãn làm theo lệnh rồi gạt nước mắt lặng lẽ ra ngoài. Bà hai đứng đợi Trâm ở bụi trúc đầu đình, hồ hởi hỏi Trâm đã
trả thù cho cậu hai chưa? Trâm buồn buồn lắc đầu, bà bĩu môi dè bỉu
tưởng Trâm thương cậu như nào, hoá ra chỉ là chót lưỡi đầu môi, đoạn bà
bực bội bỏ về, để lại Trâm ở lại oà khóc nức nở.
Trâm có thể liều với bà cả, nhưng cu Trí thì sao? Cu Trí còn nhỏ quá, lại là cháu đích
tôn của cả gia tộc. Cái Trang thì đang mang bầu, nhất là bu Trâm, bu
Trâm cả đời lam lũ vất vả đã đủ tội nghiệp rồi, Trâm đâu còn lựa chọn
nào khác?
Cậu cả rình rập ở phía xa xa thấy Trâm tủi thân mà xót
hết cả ruột cả gan. Cậu chạy qua chợ mua năm mươi đồng bánh đúc cho Trâm mà Trâm cũng chẳng thèm ăn, Trâm lạnh nhạt làm cậu buồn thỉu buồn thiu
à.
-”Trâm thương thằng hai rồi à? Tui trắng trẻo đẹp trai thế này sao Trâm không thương mà lại đi thương cái thằng cao to đen hôi như
thế?”
-”Cậu hai không hôi. Cậu hai rất thơm. Cậu hai cũng không đen, da cậu ấy màu đồng rất khoẻ mạnh.”
Trâm gào ầm cả lên, cậu cả nhún nhường vỗ vai Trâm an ủi. Cậu ngồi với Trâm
mãi đến lúc thằng Quất đi núi với thầy cậu về, nó báo cáo tình hình rằng vẫn chưa tìm được cậu hai. Trâm chán đời quá, nhảy bùm xuống ao, cậu
ngồi ngẩn ngơ nhìn Trâm quăng từng cụm bèo lên bờ tự dưng rầu rĩ dễ sợ,
cậu rủ thằng hai lên núi song đấu hồi nào chứ? Cái thằng, hay nó mộng
du? Lại còn có thư của bu Yến viết, buồn cười thật đấy!
Mà từ
đã...thư của bu cậu...song đấu...hình như cậu nhớ ra cái gì đó thì phải? A đúng rồi, đúng chuyện đó rồi, sao cậu có thể quên? Mắt cậu sáng rực,
ba chân bốn cẳng cậu lao về nhà, về tới cổng đã nghe thầy bu cãi nhau
chí choé.
-”Thôi thôi bu nó đừng ngang nữa, bu nó đẩy cậu Lâm ở
núi nào thì bu nó nói ra giùm tôi với, chứ rừng núi mênh mông tìm cả
ngày vẫn không thấy tung tích cậu.”
-”Em đã bảo em không đẩy cậu mà, thầy nó không tin thì thầy nó giải em lên quan huyện luôn đi, khỏi nhiều lời.”
-”Bu nó cấm cãi nhé, nét chữ của bu nó tôi chỉ cần liếc qua là biết. Cũng
như bu nó ấy, năm đó đi trẩy hội xuân trong hàng vạn người tôi nhìn
thoáng qua cũng biết bu nó đứng ở chỗ nào rồi.”Phú ông vừa dứt lời thì cậu Hưng lao vào ngập ngừng trình bày.
-”Đúng rồi bu Yến ơi...bức thư đó là bu viết đó...chắc bu quên rồi...hai năm
trước ý...đúng dịp Tết Nguyên Đán cậu nhờ bu viết thư rủ thằng hai lên
núi song đấu...nhưng không phải đánh nhau đâu...cậu chỉ định rủ nó thi
xem ai chặt được cây nêu cao hơn thôi...nhưng mãi không thấy nó tới...mà cậu đói bụng quá nên đợi được nửa canh giờ cậu liền chạy về nhà ăn bánh chưng...xong cậu cũng quên khuấy đi mất...”
Phú bà ngây cả
người, có chuyện đó thật hả? Sao bà chẳng có ấn tượng gì nhỉ? Căn bản cứ thỉnh thoảng cậu lại chạy tới nũng nịu nhờ bà viết cái này cái kia, bao nhiêu thứ trên đời nhớ sao nổi? Bà cẩn thận xem lại bức thư một lần
nữa, phú ông đúng, cậu cả cũng đúng, đúng là chữ bà thật. Nhưng thế thì
càng tốt chứ sao, chẳng phải mọi chuyện rõ rồi còn gì?
-”Đấy nhá, giờ thì thầy nó sáng mắt ra chưa? Thư này cậu gửi từ hai năm trước cơ
mà, liên quan gì tới việc mất tích của cậu hai?”
-”Thế đêm qua bu nó đi đâu? Nửa đêm nửa hôm đàn bà con gái dạo dạo cái gì?”
Phú ông gằn giọng, phú bà cũng hét to không kém.
-”Em đi đâu kệ em, thầy nó có người làm ấm giường rồi thì hiểu làm sao được
cảm giác của em? Vậy mà khi xưa hứa này hứa nọ, toàn hứa xuông. Biết thế lúc đó em gả xừ cho con trai quan thái phó còn hơn.”
-”Á à...tôi bắt quả tang bu nó còn thương thầm thằng cha đó nhé...không ra cái thể thống phép tắc gì cả...”
-”Ừ...thương đấy...còn thương đấy thì sao nào?”
Bà cả giận lẫy bỏ vào trong buồng, phú ông mặt đen kìn kịt bám theo, đóng
cửa đánh sầm một cái rồi ôm bà quẳng lên chiếc chõng tre, ra sức thổi
thổi vào tai. Phú bà ban đầu vẫn còn mạnh miệng đuổi chồng ra ngoài
nhưng sau dần ông càng thổi thì bà càng run, cộng thêm cái tay hư hỗn
lách trên luồn dưới hại bà cả người mềm nhũn vô lực.
-”Ghét thầy nó!”
-”Bu nó tưởng tôi quý bu nó chắc? Cái loại yêu nghiệt...ăn gì mà lúc nào cũng thơm nức luôn à...”
Có người thật lòng mắng yêu, có người bẽn lẽn thẹn thùng, khẽ thơm lên
chóp mũi ai đó. Người được thơm sướng râm ran cả lòng, hành động càng
thêm mãnh liệt, hại người bên dưới tim gan tan chảy.
Ôm nhau cả
chiều, quấn nhau cả tối, con Bưởi mời ra ăn cơm mà ông bà cũng chẳng
thèm, bỏ bữa luôn. Mãi tới rạng sáng ông mới chịu chỉnh đốn áo quần để
sai người gọi bà hai lên hỏi chuyện. Bà hai lúc tới thấy cảnh bà cả e ấp trong lòng phú ông đã sôi hết cả máu rồi, lại nghe phú ông tra khảo đến lạnh lùng.
-”Thư hẹn song đấu viết từ hai năm trước, loại giấy
này giờ cũng không còn bán nữa. Sao bu cậu Lâm lại đem ra để đổ tội cho
bu cậu Hưng? Rốt cuộc là cậu Lâm đang ở đâu?”