– Dạ gần tới rồi đó chú!
Theo lời con Quyên ông Tấn quyết định đi một chuyến về nhà gặp mẹ thằng Quân để nói cho ra lẽ mọi chuyện mới được. Không thể để cho con mình bị trù quến như vậy được? Liệu có sự nhúng tay của mẹ nó ở đằng sau lưng không nhỉ? Con Quyên đã phải gọi điện thoại hỏi thăm đường ai đó mấy chập mới về được tới cái xứ nghèo nàn, bẩn thỉu này. Tội nghiệp con nhỏ, tình cảm nó dành cho thằng con của mình thật đáng quý!
– Gần tới chưa con?- Dạ quẹo vô hẻm này chạy một chút xíu là tới rồi đó chú! Nếu mà bà ấy ngoan cố quá thì chú chịu khó năn nỉ nha chú!
Ông Tấn im lặng. Mình mà phải đi năn nỉ hai mẹ con nhà nó sao? Bức quá thì tốn một ít tiền chứ gì! Không thả con tép thì làm sao bắt được con tôm chứ!
Theo lời con Quyên thì nhà thằng Quân là cái nhà tường nhỏ xíu ở đằng kia, kế bên có cái chòi lá xập xệ, rách nát, đúng là… nhà cửa thế này làm sao mà có thể ở được nhỉ? Tồi tàn quá! Ông khẽ phủi hai bên tay áo vì sợ cát bụi và cái chất quê mùa ở đây sẽ bám vào bộ quần áo và cái đẳng cấp xì phố sang trọng của mình. Chân ông bước thật nhẹ, thật khẽ, càng chạm ít vào chốn này chừng nào thì càng tốt chừng ấy. Khi về tới nhà nhất định ông phải tắm rữa lại cho thật sạch mới được.
– Cho hỏi phải nhà thằng Quân đây không?
Ông gọi với vào, đúng là nhà dưới quê có khác, nhà cửa gì mở toang hoác, trống trơn, trống trọi từ trước ra sau dù chẳng thấy ai. Đằng sau xuất hiện bóng một người phụ nữ lấm lem, lấm lét tất tả chạy lên, bà lau khô hai bàn tay bằng cách quẹt vội ra sau đít và hỏi lớn:
– Cậu kiếm ai?- Phải nhà thằng Quân ở đây không?
Ông khinh khỉnh hỏi. Mẹ Quân lấy cái nùi giẻ, lau vội mặt ghế rồi đưa ông:
– Cậu ngồi chơi! Cậu tính tìm nó để sửa máy hả? Vậy cậu chờ chút xíu để tui gọi điện thoại hỏi nó cái đã…
Ông giơ tay ra, vẫn còn đứng đó:
– Thôi khỏi. Tôi đến để tìm chị chứ không phải nó. Tôi nghĩ người lớn chúng ta cần phải nói chuyện nghiêm túc và rõ ràng với nhau!
Mẹ thằng Quân há hốc, bà chả hiểu đầu cua tai nheo ra mần răng cả:
– Dạ? Ý cậu là sao ạh?- Tôi không có nhiều thời gian, thôi để tôi nói thẳng cho chị biết luôn: thế chị đã biết con mình bị bệnh chưa?
Mẹ Quân lúc này mới thật sự hốt hoảng:
– Sao? Cậu nói sao? Thằng Quân của tôi bị bệnh? Trời đất ơi? Nhưng mà…
Ông Tấn cướp lời:
– Phải! Nó bị bệnh, một căn bệnh của xã hội!
Bà ấp úng, mơ hồ nhận ra điều gì đó… mà không bao giờ ngờ là có ngày nó cũng tới!
– Chị có nghe trên thành phố người ta hay nói về bệnh đồng tính chưa? Thật không ngờ ở dưới cái xứ sở này cũng có đứa mắc phải…
Mặt mẹ Quân đỏ bừng lên, giống như là đang ăn trộm mà bị bắt quả tang vậy đó, con bà đã làm chuyện gì dại dột rồi chăng?
– Ý.. cậu muốn nói gì?- Chị nên quan tâm, chăm sóc tới thằng Quân nhiều hơn đi. Đừng để nó tiêm nhiễm thói hư tật xấu rồi đi lây lan cho người khác làm ảnh hưởng tới xã hội.
Giọng của mẹ thằng Quân đầy xúc động:
– Cậu… là ai?- Chị không cần biết rõ tôi là ai cả, chỉ cần chị biết tôi là ba của một trong những đứa nạn nhân của con chị đó! Nếu gia đình không đủ tiền để đưa nó đi trị bệnh thì tôi sẽ phụ một tay cho. Miển sao chị đừng để nó làm khổ con tôi, khổ gia đình tôi là được rồi. Con tôi nó muốn có vợ, có con bình thường như bao người khác chứ không phải sống theo cái thứ đại nghịch bất đạo chị hiểu không?
Ông kiềm chế không nổi nữa, thực sự ông rất nóng giận khi nhìn thấy người đàn bà có đứa con đã làm cho con ông, gia đình ông trở nên khốn đốn như thế này. Mẹ Quân bổng nhiên bật khóc, điều đó chẳng thể khiến ông hả hê chút nào cả.
– Dạ… xin lỗi cậu. Nếu con tôi có làm gì sai thì xin cậu bỏ qua. Tôi sẽ về dạy nó lại… nhưng cậu đừng nặng lời như thế!
– Nặng lời àh? Bà nghĩ tôi nói như vậy là nặng lời sao? Bà biết như thế là nặng lời sao bà không biết rằng con bà nó đã gây ra cho gia đình tôi như thế nào? Con tôi trước đây nó ngoan hiền bao nhiêu thì bây giờ nó lại trở nên ngang bướng, ngỗ nghịch bấy nhiêu. Bà có biết là…
Bao nhiêu căm hờn và tội lỗi ông muốn trút hết lên đầu người đàn bà tội lỗi kia để gia đình ông không còn phải chịu nhiều cảnh trái tai, gai mắt nữa….