Như Những Giọt Nắng

Chương 2: Chương 2




Cô ngồi xuống phía đối diện. Nhìn quanh như tìm ông Nhị, Hiệu Nghiêm lên tiếng:

- Ba cô mới vừa ra ngoài.

Thúy Văn thoáng cau mặt. Có khách mà ba vẫn bỏ đi, rõ ràng ba không hề lịch sự với Hiệu Nghiêm. Cô nhỏ nhẹ:

- Tại ba tôi bận quá nên không tiếp được, tôi xin lỗi.

Trên môi Hiệu Nghiêm lại thoáng nụ cười châm biếm. Nhưng giọng anh ta vẫn lịch sự:

- Tôi biết, và tôi không quan tâm đến chuyện đó đâu.

Ngay cả khi tỏ ra lịch sụ, anh ta cũng không giấu được vẻ mỉa mai ngấm ngầm. Có lẽ anh ta đang nghĩ cô đóng kịch, mà cũng đúgn thôi, sau khi đã nghe giọng nói chanh chua lúc nãy, cô càng nói năng mềm mỏng thì càng có vẻ giả tạo. Nhưng thanh minh thì lại càng dở, vì anh ta có nói gì đâu.

Thúy Văn thầm thở dài, rồi đẩy ly nước về phía anh ta:

- Anh uống nước.

- Cám ơn

Hiệu Nghiêm khoát tay như bảo để mặc anh ta, Thậm chí anh ta cũng không hề nhìn xuốgn ly nưóc. Anh ta nói một cách nghiêm nghị:

- Hôm đó ba cô đã yêu cầu tôi nhận cô vào làm ở trong công ty. Tôi đến để hỏi, có thật cô cần đi làm không và cô đã biết những gì. Nếu vào công ty tôị liệu cô muốn ở vị trí nào?

Thúy Văn mở lớn mắt nhìn Hiệu Nghiêm, im lặng. Anh ta cũng nhìn lại cô vớ imot chút ác cảm lẫn mai mỉa:

- Hình như cô không biết chuyện này? Không cần phải làm như thế với tôi đâu, cứ thẳng thắng nói ra đi, cô cần cái gì?

Thúy Văn liếm môi, buông thõng:

- Ba tôi đã nói thế, anh muốn tôi làm ở khâu nào cũng được, tôi không có ý kiến gì cả/.

- Tuỳ cô, vậy sáng mai tám giờ cô đến công ty trực tiếp gặp tôi, tôi sẽ phỏng vấn xem năng lực của cô đến đâu.

Nói xong, anh đứng dậy ngay:

- Xin chào, mong là cô đến đúng giờ.

Không đợi Thúy Văn có ý kiến, anh ta đi nhanh ra cửa. Cử chỉ đột ngột của anh ta làm cô không biết phải phản ứng ra sao, chỉ biết đứng ở cửa nhìn vị khách không mời mà đến kia đang lái xe ra đường.

Hôm sau Thúy Văn chuẩn bị rất thận trọng. Cô mặc bộ vest nghiêm chỉnh và mang theo tất cả giấy tờ, bằng cấp của mình. Cô đến rất đúng hẹn. Khi cô lên phòng thì Hiệu Nghiêm đã có mặt ở đó. Anh ta đang ngồi phía sau bàn như chơ` cô, dáng vẻ xa cách cố ý. Hình như anh ta muốn nhấn mạnh vị trí của cô, rằng ở đây cô chỉ là người đến xin việc chứ không phải cô gái mà anh đã đến coi mắt cách đây mấy ngày.

Anh ta hất đầu về phía chiếc ghế truớc mặt:

- Cô ngồi đi.

Thúy Văn lẳng lặng đặt hồ sơ xuống bàn:

- Ðây là những bằng cấp của tôi, anh muốn xem qua không?

- Cứ để đó tôi sẽ xem sau.

- Vâng

Anh ta ngồi tựa lưng vào ghế, hai tay chống lên bàn. Anh ta quan sát cô một lát, rôi` hỏi bất ngờ:

- Tại sao cô không làm việc cho ba cô? Tôi thấy trình độ của cô đủ sức làm việc ở những công ty lớn, còn công ty của tôi thì rất nhỏ. Cô không thấy thiệt thòi sao?

Thúy Văn ngồi im. Cô thật sự không biết trả lời thế nào. Chẳng lẽ nói với anh rằng cô rất muốn làm việc cho ba cô nhưng ông không đồng ý. Và cả cô cũng không hiểu nổi tại sao ba cứ một mực bắt cô đến làm cho Hiệu Nghiêm.

Không nghe cô trả lời, Hiệu Nghiêm nhắc lại:

- Tại sao cô muốn vào đây, nói đi, đó là ý của cô hay của ba cô?

Thúy Văn buông thõng:

- Ba tôi bảo làm ở đâu thì tôi làm ở đó, còn anh nhận hay không là quyền của anh, tôi không có ý kiến gì cả.

Cô im lặng một lúc rồi nói thêm:

- Anh là giám đốc, anh có quyền không nhận. Còn tôi có thể tìm nơi khác.

- Phải không? - Giọng Hiệu Nghiêm đầy vẻ châm biếm.

- Tôi chỉ nói những gì tôi nghĩ, tin hay không là tuỳ anh

Hiệu Nghiêm chợt đổi giọng:

- Cô nói tiếng Anh rành chứ?

- Tôi có người bạn người Úc, chúng tôi chỉ nói chưyện vơi nhau bằng tiếng Anh.

- Nói chuyện với bạn dễ hơn giao tiếp với khách quốc tế rất nhiều. Còn công ty tôi thì chủ yếu là mua bán với nước ngoài.

- Tôi không ngại chuyện đó.

- Tôi cần một người làm tiếp thị, mà phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm, cô nghĩ sao?

Biết anh ta muốn dồn mình vào chân tuờng, Thúy Văn không thể không phản khán:

- Bất cứ công ty nào cũng muốn tuyển nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, nhưng những người có kinh nghiệm chỉ muốn làm ở những công ty lớn. Còn công ty anh thì nhỏ, anh nghĩ sao về sự đòi hỏi đó? Có cao quá không?

Hiệu Nghiêm có vẻ bất ngờ vì phản ứng của cô. Nhưng anh ta không hề lúng túng, và quật lại ngay.

- Bất cứ ai khi tuyển nhân viên cũng đòi hỏi năng lực của họ, còn nếu cô cảm thấy như vậy là không xứng với mình, cô có thể không la`m ở đây, tôi không ép.

Anh ta đẩy hồ sơ về phía cô:

- Cô có thể ra về, tôi không dám ép uổng tiểu thư nhà bác Nhị đâu.

Thúy Văn mím môi ngồi im, rồi cô cầm xấp hồ sơ đứng lên:

- Cám ơn về cuộc phỏng vấn dễ chịu của anh.

Cô quay người đi ra, tim đập mạnh vì tức. Cô mang tâm lý bất chấp tất cả. Nhưng cô vừa ra đến cửa thì ông Thịnh cũng vừa vào. Thấy cô, ông niềm nở:

- Cháu đến nhận việc đó hả, thế nào, cháu có vừa ý công việc không?

- Dạ …

Cô còn đang ấp úng thi Hiệu Nghiêm lên tiếng:

- Cô ấy chê công ty chúng ta nhỏ, con không dám làm phật ý cô ta. Hãy để cô ta về làm việc cho gia đình bên đó, như thế hay hơn.

Ông Thịnh có vẻ giật minh:

- Con không nhận à, tại sao lại như thế?

Ông quay lại, thân mật choàng qua vai Thúy Văn:

- Khoan về đã cháu, chắc cháu phật lòng phải không? Thật ra bất đồn gý kiến trong công việc là chuyện thường, cái đó nhỏ thôi. Ngồi xuống đi cháu, mình bàn lại vấn đề xem nào.

Thúy Văn miễn cưỡng làm theo lời ông. Hiệu Nghiêm hơi cau mặt vì sự vồn vã của ông Thịnh nhưng không nói gì, chỉ nhìn chỗ khác một cách chán nản. ông Thịnh thấy hết cử chỉ của anh nhưng vẫn lờ đi và quay qua Thúy Văn:

- Ba cháu muốn cháu tập cho quen việc ở đây, như thế là tốt vì trước sau hai công ty cũng phải hợp tác với nhau. VẢ lại mai mốt cháu cũng phải điều hành công việc vơi Hiệu Nghiêm, cho nên cháuhãy bỏ qua những xích mích nhỏ.

- Vâng

Hiệu Nghiêm liéc qua Thúy Văn, nghi ngờ. Anh hơi ngạc nhiên khi thấy cô thuần phục như vậy. Với anh, đó là một sự tính toán thâm hiểm. Anh không hiểu rằng Thúy Văn cố gắng lắm mới tự chủ đưuợc mình vì trên đầu cô là quyền lực của ba cô. Trong hai cái chịu đựng, cô chọn cách đối phó với Hiệu Nghiêm. Vì dù có khó khăn đến mấy, anh ta cũng không đáng sợ bằng ba.

Ông Thịnh cũng không hiểu tâm trạng của Thúy Văn. Nhưng thấy vẻ ngoan ngoãn của cô, ông có cảm tình hơn. Dù sao cũng không dám để mất lòng cô vì ông cần sự hợp tác của ông Nhị.

Ông ngồi xuống đối diện với Thúy Văn, thân thiện:

- Công ty bác đang thiếu người tiếp thị, nhưng cháu không phải làm công việc đó mà sẽ làm trợ lý cho Hiệu Nghiêm. Bất cứ lúc nào muốn đi làm, cháu cứ đến đây tập việc, Hữu Tri sẽ bàn giao công việc cho cháu.

- Vâng

- Thế cháu định chừng nào bắt đầu công việc?

- Dạ, chừng nào cũng được ạ, cháu không bận gì cả.

- Vậy thì mai nhé, để bác nói trước với Hữu Tri

Thúy Văn đặt hô` sơ lên bàn:

- Bác có cần xem qua những hồ sơ của cháu không ạ, cháu để đây cho bác nghiên cưú.

Ông Thịnh xua tay:

- Bác nghĩ văn bằng chỉ là hình thức, chủ yêú là năng lực. Nhưng bác tin con gái một người tầm cỡ như anh Nhị chắc chắn phải khá rồi.

Thúy Văn cúi đầu nhìn xuốgn gạch:

- Dạ, cháu không nghĩ vậy đâu, cháu chỉ muốn học việc thôi.

Cô ngước lên, bắt gặp cặp mắt dò xét của Hiệu Nghiêm. Anh ta hình như muo6’n nghiên cứu vẻ khiêm tốn của cô là thật hay giả. Cuối cùng anh ta cười nhếch môi như không tin:

- Chúng tôi cũng mong cô không coi công ty này là nơi cô thực tập làm tình báo.

Thúy Văn ngơ ngác nhìn anh ta. Nhưng chưa kịp nói thì ông Thịnh đã khoát tay:

- Hiệu Nghiêm chỉ nói đùa thôi, đừng để ý nhé cháu.

- Vâng

Cô kéo ghế đứng dậy:

- Xin phép bác cháu về.

Cô quay qua Hiệu Nghiêm:

- Chào anh

- Chào.

Thấy ông Thịnh định đi theo, Thúy Văn vội ngăn lại:

- Dạ, bác đừng tiễn như thế, cháu không dám đâu. Thưa bác cháu về.

Rồi cô đi nhanh ra ngoài. Cô khép cánh cửa phía sau lựng. Khi cô định đi thì ben trong có tiếng Hiệu Nghiêm vọng ra:

- Tại sao bác dễ dãi với cô ta như vậy? Thật con không hiểu được, chẳng lẽ bác không biét làm như vậy là trúng kế của ông ta?

- Con đừng nóng nảy quá, mình cần hợp tác với người ta thi phải chìu ý người ta con ạ.

- Con nhận cô ta vào đây là nhân nhượng lắm rồi, con không thể nhân nhượng hơn được nữa đâu. Con không muốn cô ta thọc sâu vào chuyện làm ăn của con.

- Thế con định để con bé làm gi?

- Cô ta chỉ được làm những việc vặt vãnh trong thời gian chưa cưới. Ngoài ra cô ta cũng sẽ không biết được hoạt động của công ty. Con không tin cô ta có thiện ý.

- Nếu đồng ý hợp tác mà con găng như thế, liệu bên kia có tin được mình không? Cô ấy là con gái ông ta, con cư xử như vậy không sợ mất lòng họ sao?

- Nhưng nếu mình quá nhu nhược, con sợ họ sẽ lấn tới. Thực tế là miình đã lệ thuộc họ rồi, nếu từ đầu mình nhường họ, cuối cùng mình sẽ mất hẳn quyền hành, bác có nghĩ đến chuyện đó không?

- Bác có nghĩ, nhưng Thúy Văn không đủ sức làm gián điệp cho ba nó như con nghĩ đâu. Con bé mới ra trường, làm sao nó có khả năng đó được. Bác thấy nó rất hiền.

Tiếng Hiệu Nghiêm cười khan:

- Cô ta không hiền như bề ngoài đâu. Nếu bác nghe cô ta quát mắng người làm, bác sẽ thấy cô ta ghê gớm hơn nhiều.

Im lặng một lát, anh ta nói tiéep:

- Cô ta phải có bản lĩnh thế nào đó họ mới đưa cô ta vào gia đinh mình. Họ có hai cô con gái, chắc chắn là lựa chọn lắm mới gả cô ta cho con, cô ta còn người chị nữa mà.

- Bác biết con đề phòng họ là đúng. Nhưng con không nên căng thẳng với họ quá, bất lợi cho mình lắm.

- Con biết, con sẽ có cách đối phó với họ.

- Nhưng dù sao con cũng không nên găng với Thúy Văn quá. Sự sống còn của công ty này phụ thuộc vào cách hợp tác của họ, đừngđể mất cơ hội này.

- Con biết, bác đừng lo. Con cũng muốn biết xem bản lĩnh của cô ta ghê gớm đến đâu.

Thúy Văn thở dài, bỏ đi xuốgn cầu thang. Giá đừng nghe được câu chuyện của họ, có lẽ cô sẽ đỡ bị áp lực. Thật buồn cười khi một người từng trải như Hiệu Nghiêm lại đề phòng cô, một con bé mớ ra trường không có lấy chút kinh nghiệm. Trong khi cô cũng chỉ là một công cụ trogn nước cờ của người lớn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.