Những Ngày Tháng Yêu Thầm

Chương 53: Chương 53: Chương 1




Đây là lần thứ 2 đến Tô Châu, lần trước đến vào mùa hè, bây giờ trời đang vào đông. Lần trước có anh bên cạnh, lần này thì chỉ còn một mình! Có lẽ ngoại trừ Bắc Kinh thì Tô Châu là thành phố mà tôi ở lại trong thời gian dài nhất. Tại nơi này tôi cũng đã quen biết được nhiều bạn tốt, họ cũng như thành phố này, để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng tôi.

Lúc này thời tiết đang vào đông, ngoài trời đang mưa phùn, những hạt mưa dày đặc nặng trĩu, không khoa trương tựa mưa giông mà lại êm dịu bình lặng tựa phong cách của thành phố này. Lịch sử 2500 năm đã khiến thành phố nhỏ này thản nhiên đối mặt với sự thay đổi của thời gian, “vinh nhục bất kinh“. Theo tôi nghĩ, Tô Châu chính là thành phố mang đậm tính Trung Quốc nhất: cổ kính, thâm túy, tĩnh mịch.

Đường xá ở Tô Châu không rộng nhưng dông dài bất tận. Từ đầu đường nhìn theo hướng cuối đường chỉ thấy bóng râm bất tận của cây xanh, không biết đâu mới là điểm cuối của con đường. Cánh cổng hư ám không thể che giấu những tang thương của dĩ vãng từ bên trong lẫn bên ngoài. Suy cho cùng, thời gian không thể thay thế lại càng không thể ngụy trang tất cả. “Nước nào sánh bằng nước biển khơi, mây nào sánh bằng mây Núi Vu!“. Thời gian có thể làm đổi thay rất nhiều thứ, rất nhiều thứ có thể bị cuốn trôi đi, nhưng đồng thời cũng lắng đọng cũng không ít sự việc. Những con sông ở đây nước xanh trong vắt, khúc khuỷu như mình con rắn.

Sông nước hữu tình, êm đềm như mơ, nhất động nhất tĩnh trong sự dịch động dịch tĩnh, lung linh huyền ảo, đây chính là đặc thù sông nước của Tô Châu. Tôi thích đứng trên cầu nhìn những dòng nước chảy, cảm giác đó giống như tâm trạng con người, có lúc dâng trào dậy sóng, khi lại phẳng lặng tĩnh mịch.

Nước là linh hồn của xứ sở này, “kỳ sơn dị thủy, thiên hạ độc tuyệt, nhân gian thiên đường, danh bất hư truyền“. Có thể nói, chưa đến Tô Châu thì không thể nào biết được cái đẹp của Giang Nam. Hậu Hoa Viên nơi này không nơi nào sánh bằng, rất thích hợp cho con người đến đây thư giãn, dạo bước trong khuôn viên thu nhỏ này, có thể xoa dịu con tim bôn ba mỏi mệt của con người.

Tô Châu không chỉ là tọa lạc trong khuôn viên rừng cây mà là bị rừng cây bao phủ. Có 4 Hậu Hoa Viên cổ điển danh tiếng nhất thiên hạ, 1 mình Tô Châu độc chiếm 2 trong số đó. Đây còn là nơi duy nhất của Giang Nam ngưng tụ vẻ đẹp lung linh huyền ảo, u dật minh khiết. Năm bước một mái hiên, mười bước một mái đình. Bước di cảnh dời, phương kiến kỳ diệu.

Dạo bước quanh đình, tiếng lá tre, tiếng hoa rơi xào xạc pha lẫn vào nhau tạo thành thú vui tao nhã. Tiếp bước đến hành lang khiến tôi nhớ đến “Ái Liên thuyết” của Châu Đôn Di: “Hương viễn ích thanh, đình đình tĩnh thực”, nên mới biết được nơi này tại sao được gọi là “Viễn Hương Đình“. Tiếc thay thời tiết gió thu mưa thu, chỉ thấy cảnh tượng “còn lại sen tàn nghe tiếng mưa“. Có người lại nói Tô Châu thiếu đi khí phách bá vương. Không có “cung vệ nghiêm thâm”, mà chỉ mang đặc thù của những vườn cây. Không có chiến trường “thiếc mã kim ca”, mà để lại một “ủng thành” cho hoàng hôn. Không có đại lộ như phố Trường An, mà chỉ có những con hẻm ngoằn ngoèo giống nhau.

Hơn thế nữa, dòng nước nơi đây quá trong xanh, thức ăn nơi đây quá ngọt lịm, ngôn ngữ nơi đây quá êm dịu, tơ lụa nơi đây quá bóng loáng, thư pháp nơi đây quá phóng khoáng, ca từ nơi đây quá mượt mà, văn nhân nơi đây quá nho nhã... Nơi đây không có vẻ “hoa quí đại khí” của Hàn Châu, không có vẻ “Lục Triều Kim Phấn” của Kim Lăng, càng không có vẻ “trang nghiêm trọng hậu” của Tây An. Nơi đây chỉ có “Hồng Nhan di hận” của thời Xuân Thu, và mang tội danh vong quốc suốt hai ngàn năm nay. Tôi nghĩ, một thành phố như vậy vốn dĩ không thích hợp với “gió tanh mưa máu”, nó chỉ có thể mang sự thuần khiết vốn có là gần gũi mà không trang trọng, không màn đến hương khói trần gian. Có lẽ “thoát khỏi thế tục”, “ẩn cư đào viên” mới là phong tục tập quán của nơi đây.

Đứng tại cây cầu bên rừng lá Phong, Vận Hà năm xưa đã bị tà dương của ngày nay chen vào vẻ “một nữa nhấp nhô, một nữa ửng hồng”, “trầm tư năm xưa lập tàn dương“. Bên tai vẫn văng vẳng tiếng chuông không biết mỏi mệt của Hàn Sơn Tự, vang vọng hàng ngàn năm nay. Vận Hà trước mắt vẫn giữ được phong thái hùng vĩ uy nghiêm của năm xưa, từng đợt sóng cuồn cuộn đã cuốn trôi dĩ vãng tan theo mây khói, cửa khẩu Thiết Linh vẫn cổ kính nghiêm trang trước bao sự đổi thay, “tiêu tiêu lạc mộc” đem lại cảm giác “Phong lạc Ngô Giang lạnh” năm xưa.

“Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự,

nửa đêm tiếng chuông vọng thuyền ai!“.

Tô Châu, thích nhất vẫn là cái phong thái ngàn năm không đổi của Người, hãy để “bài hát thiên cổ” của Trương Kế làm bằng chứng bên Người cho đến vĩnh hằng!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.