Rời khỏi quán Bar, đột nhiên tôi cười như một đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ. Thật ra ngay từ đầu tôi đã biết trước kết cục của câu chuyện, nhưng lại hy vọng sẽ có chút kỳ tích gì đó xuất hiện. Chạy trốn đến đây cũng như mong muốn tìm được hình nộm bù nhìn để cứu vớt bản thân mình, muốn nghe chút gì đó gọi là kỳ tích trong cuộc sống. Cuối cùng thì sao, cũng là một câu chuyện thương cảm, đủ để khiến trái tim vốn dĩ đã nát tan thêm vào đó càng tuyệt vọng.
Cuối cùng Lưu Giai cũng gọi đến báo tin mừng của cô ta và là tin dữ của tôi, cô ta sắp kết hôn. Lúc đó, Tiểu Huy đã rời khỏi nhà suốt một tuần dài, lúc bấy giờ tôi đang đứng giữa đại lộ xe cộ qua lại tấp nập của Tô Châu...
Cái chết! chết là như thế nào? Chết là một trạng thái vô cảm của cơ thể, không thể khống chế ý thức của bản thân mình nữa, và cũng không thể nào cảm nhận được chính bản thân mình. Đúng vậy! khi thấy thi thể lạnh lùng vô tri vô giác của Tiểu Huy tại bệnh viện, cuối cùng tôi đã hiểu được cái chết nó ra sao. một sinh linh còn rất trẻ vậy mà đã lìa khỏi cỏi đời này, không một lời cảnh báo trước. Nhưng tôi hoàn toàn có thể thấu hiểu, một sinh linh yếu ớt như anh ta, mỗi này sống trong thành phố cổ kính đầy uẩn khúc này, cảm thụ những câu chuyện tình ai oán triền miên của Tô Châu, anh ta giường như đã chuẩn bị ra đi từ lâu rồi. Cho nên khi đèn đỏ sáng lên, không biết anh ta nhìn thấy hay cố tình không nhìn thấy, khi chiếc xe lạnh lùng hủ còi lao thẳng về phía anh ta, anh ta không hề muốn né tránh, hay là anh ta đang mong đợi trạng thái vô thức này từ lâu rồi?
Tôi không yếu đuối như anh ta, cho nên vừa nghĩ đến cái trạng thái vô tri vô giác này thì đã rùng mình, đó là sự sợ hại không thể tả, sự sợ hãi đó giống như khi cái chết bất ngờ ập đến mà không thể cưỡng lại.
Chết là như thế nào? có lẽ nó là một quá trình. Sinh mạng con người cũng ví như được bắt nguồn từ lòng trắng trứng gà, ngay từ khi bắt đầu nó đã gánh vác xứ mạng phải tiếp diễn sự sống, nhưng cái chết lại đối nghịch với xứ mạng thần thánh này. Trong quá trình ấy, tôi thử lý giải cái chết của Tiểu Huy, ngoài sự đau khổ chắc chắn vẫn còn rất nhiều cảm giác phức tạp. Hạnh phúc, hối hận, vui vẻ, xót xa, cũng có khả năng là đau thương, cho dù trước đó, trong thâm tâm anh ta đang trong một trong những trạng thái cảm xúc trên, nhưng khi khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết đang cận kề, tôi tin rằng anh ta cũng sẽ như Giả Thoại, trong miệng sẽ lẩm bẩm:
“Hãy chờ tôi lấy cái gương rồi hẳn đi!”
Cũng có thể cái chết là một điểm kết thúc. Nó giống như dấu lặng trong một bản nhạc, dù cho bản nhạc đó ai oán, sục sôi, uyển chuyển, hùng tráng, êm dịu, hay kiên cường bất khuất bao nhiêu, kết thúc bản nhạc bắt buộc phải có một dấu lặng. Ngay tại thời điểm sự sống kết thúc, tất cả những tâm tư tình cảm đều cũng sẽ kết thúc. Như vậy, đối với Tiểu Huy, tâm trạng cuối cùng của anh ta là đau thương hay hạnh phúc? Nếu là người đi trước, phải chăng tôi nên cảm thấy an ủi cho anh ta. Còn nếu là kẻ đi sau, tôi lại phải xót xa trước sự mất mát này.
Dù sao đi chăng nữa, đối với tôi, cái chết của Tiểu Huy cũng là một ký ức, ký ức này có thể nhắc nhở tôi tìm đến cái chết để buông xuôi tình yêu của chính mình. Tôi không có lý do để lựa chọn cái chết, cho nên tôi cũng không có lý do buông trôi tình cảm của tôi dành cho Trương Nhuệ, tôi cũng cần phải có “Phong Nguyệt Giám” của chính mình, ngay tại mặt trước của cái gương đó tôi có thể thấy được nụ cười nồng ấm của hắn.
Tôi nghĩ, tôi nên rời khỏi Tô Châu!
Khi mùa xuần sắp đến gần của năm đó, tôi thu dọn hành lí, trong đó có cả tâm trạng của mình, bay về Bắc Kinh.
Ngay tại đại sảnh của sân bay, tôi nhìn thấy một vị thiên sứ đang bay bỗng đang lao về phía mình, khi Bang Khánh thở hồng hộc đứng trước mặt tôi, tôi có chút thắc mắc lồng vào đó là sự ngạc nhiên. Anh ta cố điều tiết hơi thở, nói:
“Chàng trai đã từng yêu tôi, tên của anh ta la Trương Nhuệ...”