Mỹ chiếm tới 67,41% số kẻ giết người hàng loạt trong lịch sử thế giới, với hơn 2.700 sát thủ được ghi nhận. Nhưng phần lớn trong số đó chẳng thể so được với Javed Iqbal – sát nhân hàng loạt của Pakistan, ở cả số lượng nạn nhân lẫn cách thức giết người tàn độc.
Javed Iqbal, hầu như không thu hút được bất kỳ sự chú ý nào trên các phương tiện truyền thông hay Internet. Vì văn hóa Pakistan không “tôn sùng” những kẻ giết người như những nơi khác hoặc giả hắn ở quá xa so với “văn minh” phương Tây? Dù lý do là gì đi nữa, gã đặc biệt tàn bạo, vượt xa so với đa số kẻ giết người hàng loạt được ghi nhận trong Hồ sơ hình sự của Mỹ. Dưới đây là câu chuyện khủng khiếp của Javed Iqbal.
Giết CHÍNH XÁC 100 nạn nhân
Người ta biết rất ít về cuộc sống ban đầu của Javed Iqbal, kẻ giết người hàng loạt tàn bạo ở Pakistan. Đa số cho rằng Iqbal sinh năm 1956, nhưng một số nguồn khác lại nói năm 1961. Iqbal là đứa con thứ sáu trong gia đình có 7 người con. Cha của Iqbal, ông Mohammed Ali Mughal, là một thương nhân giàu có.
Năm 1978, Iqbal ghi danh theo học trường Cao đẳng Hồi giáo và bắt đầu kinh doanh riêng sau khi liên thông lên đại học. Người cha giàu có của Iqbal đã tặng gã một biệt thự, nơi Iqbal sở hữu và vận hành doanh nghiệp thép của mình. Ngoài điều này, rất ít thông tin về thuở thiếu thời của Iqbal, cái tên sẽ trở thành một trong những kẻ giết người khủng khiếp nhất lịch sử Thế giới thời hiện đại.
Điều khiến Javed Iqbal nổi bật trong số những kẻ giết người hàng loạt khác không chỉ là việc hắn phạm tội ở Pakistan, một quốc gia hầu như không có ghi chép nào về “sát nhân hàng loạt” trước đó, mà còn có số lượng nạn nhân của hắn rất lớn.
Javed Iqbal đã giết tổng cộng 100 trẻ em nam, không phải ít hơn hay nhiều hơn mà là CHÍNH XÁC 100 nạn nhân. Iqbal sau đó khoe khoang trong các phiên tòa xét xử, trong các cuộc phỏng vấn rằng hắn có thể dễ dàng giết tới 500 đứa trẻ hoặc hơn, nhưng hắn “thích” dừng lại ở con số 100.
Tại sao lại là 100? Vì đó là những gì Iqbal đã tự hứa với chính mình như thế. Sau nạn nhân thứ 100, hắn hoàn toàn từ bỏ việc giết chóc. Điều này có ý nghĩa như thế nào, ngoài việc chúng ta có thể nhận ra 1 sự thật rằng: Iqbal không phải là kẻ tâm thần, hắn thực hiện tội ác của mình với sự tính toán chính xác và hoàn toàn vô cảm.
Ra tù sau án hiếp dâm & tội ác hàng loạt bắt đầu
Những dấu hiệu cảnh báo về một tội phạm hàng loại ở Iqbal đã xuất hiện từ rất sớm, chỉ là không ai để ý chúng mà thôi. Khi sự nghiệp kinh doanh của Iqbal cất cánh, gã chịu nhiều cáo buộc về các tội ác liên quan đến tình dục, như hãm hiếp, lạm dụng… nhưng rốt cuộc hắn chỉ bị tù giam 3 năm sau khi bị kết án hiếp dâm một nhân viên nữ của công ty.
Javed Iqbal sau này kể rằng hắn đã mơ về những vụ giết người trong một thời gian dài, từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, thôi thúc về chuyện trở thành sát nhân hàng loạt chỉ thực sự mạnh mẽ sau khi hắn ra tù vì án hiếp dâm nêu trên. Với Iqbal, 3 năm trong tù, hắn coi như đã “chết”. Hay đúng hơn chút lương tri cuối cùng trong phần Người của hắn đã chết. Ra tù, Iqbal sẽ phải là là một “người” hoàn toàn khác.
Mẹ Iqbal, người hắn gắn bó nhất trong đời, đã chết trong thời gian hắn bị giam giữ. Và cái chết của bà đã khiến hắn nổi cơn thịnh nộ và trở thành kẻ căm hận Thế giới. Kế hoạch và mục tiêu giết CHÍNH XÁC 100 đứa trẻ của Iqbal khởi đi từ đó. Iqbal muốn được nhìn thấy… 100 người mẹ phải chịu cảnh đau đớn trước cái chết của con mình. Như mẹ gã!
Cách thức giết người của ác nhân có IQ hơn 130
Những nạn nhân của Iqbal có các điểm chung rõ ràng: tuổi từ 6-16, giới tính nam. Iqbal là một kẻ thông minh, với chỉ số IQ khoảng 130-135, nên kế hoạch giết người hàng loạt của gã cũng công phu vô cùng.
Đầu tiên, Iqbal thiết lập một doanh nghiệp nhỏ, chuyên về cung cấp trò chơi điện tử dành cho thanh thiếu niên, nhằm thu hút các nạn nhân trong “giới hạn ưa thích” của hắn.
Sau đó hắn tạo ra một trò chơi tìm kho báu ảo, những người tham gia trò chơi chỉ sử dụng “nick”ảo và kẻ thắng cuộc sẽ được đưa tới phòng riêng của gã, theo chỉ dẫn trên trò chơi. Tại đây, nạn nhân bị hãm hiếp và giết hại. Khoảng 50 cậu bé đã bị Iqbal giết theo cách này.
Iqbal cũng thường dùng học bổng như là cách để lôi kéo những mục tiêu mà gã chọn tới biệt thự của mình, nơi hắn sẽ chuốc thuốc mê nạn nhân, hiếp và xiết cổ nạn nhân tới chết. Một số trường hợp khác, Iqbal bắt gặp trên đường phố Lahore, thường là trẻ em vô gia cư hoặc “dạt nhà”.
Lời thú tội nặc danh
Đầu tháng 12 năm 1999, Iqbal đã quyết định viết một lá thư, gửi cho cảnh sát và vài tờ báo địa phương, kể về tội ác của mình. Giống như nhiều kẻ giết người hàng loạt, Iqbal luôn lưu giữ các bản ghi chép chi tiết về tất cả những vụ giết người của hắn. Việc tự thú theo kiểu này, của Igba, không phải tự phát mà được hắn tính toán từ trước. Chính xác và lạnh lùng.
Iqbal đã giết đủ 100 nạn nhân, đúng “lời hứa” với chính mình và hắn không muốn tiếp tục nữa. Với Iqbal, cách tốt nhất để không phá bỏ lời hứa là… công bố “thành quả” của mình. Sau nạn nhân thứ 100, hắn sẵn sàng để bị bắt. Nhưng muốn bắt được hắn để xét xử, thì cảnh sát và các nhà chức trách cũng phải dụng công khám phá và điều tra, chứ không có chuyện hắn tự ra mặt đầu thú.
Thế nên, trong lá thư gửi cảnh sát và báo chí địa phương, Iqbal không để lộ danh tính. Những bản ghi chép về các nạn nhân, cách hắn thủ ác, ngày tháng và (một phần) địa điểm chính là “dấu vết” Iqbal gợi ý cho đội điều tra. Một cuộc săn lùng kẻ sát nhân hàng loạt đã diễn ra ngay sau đó. 25 ngày sau lời tự thú, Iqbal chính thức bị bắt.
Tuy nhiên đến khi bị hỏi cung, Iqbal lại khẳng định mình… vô tội. Iqbal khai rằng rằng hắn chỉ tưởng tượng ra nội dung của bức thư và đó, với gã, là một sự kết hợp giữa tuyên bố chính trị và nghệ thuật, về tình trạng mất tích liên tếp của trẻ em tại Pakistan mà thôi.
Dùng Axit Clohydric để phi tang xác chết
Dĩ nhiên, lời phản bác của Iqbal chẳng thể “cứu” được gã. Có quá nhiều bằng chứng chống lại gã đã được cảnh sát thu thập. Các bản ghi chép được Iqbal lưu giữ trong căn hộ của hắn, liệt kê chi tiết quá trình tiếp cận mục tiêu, cách thức giết người và cả phi tang thi thể.
Phần khủng khiếp nhất trong câu chuyện đẫm máu của Igba chính là công đoạn phi tang xác chết. Axit clohydric, được gã sử dụng thường xuyên với mục đích ăn mòn thi thể nạn nhân, xóa dấu vết. Ngoài ra, hai thùng lớn chứa xác người đang bị phân hủy bởi Axit đã được cảnh sát tìm thấy trong nhà kho của Iqbal – như là bằng chứng đanh thép nhất để khẳng định tội ác khủng khiếp của hắn.
Nhưng Iqbal lại khác tuyệt đại đa số những “sát nhân hàng loạt” trước và sau hắn ở một chi tiết kì dị: hắn có đồng phạm. Chúng ta từng chứng kiến không ít “cặp đôi” hay “bộ ba”, thậm chí có cả “đại gia đình” giết người hàng loạt. Nhưng đấy là những trường hợp, mà chúng có chung “sở thích” giết người, và đều là những diễn viên chính.
Iqbal là 1 trường hợp hoàn toàn khác. Hắn là chủ mưu giết người, là đạo diễn kiêm diễn viên chính cho serie những tội ác khủng khiếp của mình. Nhưng hắn cần “diễn viên phụ” để làm nổi bật vai trò của mình. Đó chính là đồng phạm của Iqbal. Không phải một mà là ba đồng phạm giúp Iqbal thực hiện những vụ giết người của mình.
Không phải tất cả những mục tiêu thiếu niên của Igba đều trở thành nạn nhân bị giết hại. Trong số những đứa trẻ vô gia cư, sống va vật trên những con đường ở Lahore, Iqbal tìm được 3 chú nhóc, mà hắn tự cảm thấy là có gì đó giống mình, khiến hắn có sự đồng cảm với họ.
Sajid Ahmed, 17 tuổi, là đồng phạm số 1 của Iqbal, chịu án tử hình. Hai thiếu niên khác, Mamah Nadeem (15 tuổi) và Mamad Sabir (13 tuổi) là những đồng phạm còn lại. Cả ba đều bị đưa ra xét xử vì tội giết 100 trẻ em nam, cùng với Iqbal. Nadeem bị kết tội ở 13 vụ giết người, nhận bản án 14 năm cho mỗi vụ, tổng cộng là 182 năm tù. Sabir nhận tổng cộng 63 năm tù.
Tự sát chết trong trại giam?
Iqbal bị kết án tử hình, giống như đồng phạm số 1 của hắn. Theo luật sharia của Đạo Hồi ở Pakistan, thẩm phán trong vụ án đã phán quyết rằng Iqbal nên bị giết theo cách hắn đã “đối xử”với nạn nhân. Phán quyết nêu rõ: Iqbal sẽ bị xiết cổ tới chết và thi thể của hắn sẽ bị cắt thành 100 mảnh, một mảnh đại diện cho mỗi cậu bé mà hắn đã giết, và sau đó chúng được nhúng vào một thùng axit clohydric trước mặt cha mẹ, gia đình nạn nhân.
Nhưng đây là định mệnh mà Iqbal không bao giờ phải đối mặt và trải qua. Không phải vì chính quyền Pakistan đã ngăn chặn cách tử hình vô cùng kinh dị theo phán quyết của tòa án, mà vì chính Iqbal đã… tự xử trước.
Ngày 8 tháng 10 năm 2001, Javed Iqbal và Sajid Ahmed, đã cùng nhau tự sát trong phòng giam. Cho đến thời điểm hiện tại, cái chết của Iqbal (và đồng phạm số 1) vẫn là chi tiết gây tranh cãi tại Pakistan. Có thực Iqbal và Ahmed tự sát hay chúng đã bị giết hại bởi những tội phạm trong nhà giam, hoặc giả bị “hành quyết” bởi các nhân viên cai ngục?
Không ai biết cả, bởi giới chức và truyền thông Pakistan không hề đưa tin Iqbal-đã-chết-như-thế-nào sau sự kiện này. Chỉ 1 điều chắc chắn: Iqbal, kẻ giết người hàng loạt gây ám ảnh nhất lịch sử Pakistan, đã chết.