Nhưng nội giám xử cũng không tuyệt đối nghe theo hoàng đế bởi vì chỉ có mấy người tả tướng,
hữu tướng cùng lại bộ và hộ bộ thượng thư phụ trách mà thôi.
Mấy
ngày nay, tả tướng bệnh không xử lý được chính sự nên công việc tồn đọng lại khá nhiều cộng thêm lại bộ và hộ bộ thượng thư cũng nghe theo tả
tướng làm nên công việc tồn đọng là không ít.
Trong một ngày,sự vụ lớn nhỏ có khi lên tới vạn chuyện.
Cho dù hoàng đế cùng các thần tử tận hết sức mình giải quyết cũng phải gần
tối mới xong. Nếu lỡ ngày nào đó không tranh thủ kịp thời gian, vậy
những công vụ kia sẽ phải ứ đọng lại chờ ngày mai giải quyết.
Đó
là nói trường hợp mọi người dốc sức làm việc chứ còn hiện nay một bộ
phận lớn có đi làm nhưng lại cố ý bê trễ làm công việc ì ạch dậm chân
tại chỗ ngày này qua ngày khác.
Công vụ dồn một hai ngày có thể giải quyết nhưng nếu dồn quá lâu sẽ sinh lớn chuyện.
Giờ hoàng đế làm vậy xem như gián tiếp giải tán bớt quyền hành trong tay tả tướn. Nếu ông ta vẫn tiếp tục giả bệnh không đi thì Tô Nhân Vũ sẽ hoàn
toàn tiếp nhận những công việc mà ông ta đang đẩm nhiệm, nói cách khác
là nắm lấy quyền lực vốn thuộc về ông ta.
“Nếu tả tướng bệnh , Tô ái khanh hãy cùng những ái khanh khác đồng tâm hiệp lực thay trẫm giải
quyết mọi việc để tả tướng yên tâm dưỡng bệnh.”
Tô Nhân Vũ lập tức tạ ơn, sau đó cáo lui, nói là đi nha môn lâm thời nhìn xem thuận tiện trao đổi cùng các vị thượng thư.
Hoàng đế đồng ý, còn sai Tống Kinh lịch viết ý chỉ, để Tô Nhân Vũ danh chính ngôn thuận tiếp nhận chức vị.
Nếu có người không phục, căn cứ theo luật mà xử phạt.
Hoàng Phủ Giác tiến lên cười nói:“Chúc mừng phụ hoàng, chẳng những có thể
giải quyết tai họa ngầm do thích khách đem tới mà còn đem mọi công việc
tồn đọng từ trước đên nay giả quyết gọn ghẽ. Mấy ngày nay, tấu chương đã chất cao như núi rồi.”
Hoàng đế nhìn hắn:“Con cũng nên giúp phụ hoàng một tay chứ đừng suốt ngày làm chuyện linh tinh.”
Hoàng Phủ Giác vội thỉnh tội:“Phụ hoàng, không phải nhi thần đang chuẩn bị
nhờ Mạt nhi hỗ trợ hay sao? Hải ngoại rất thích tơ lụa, lá trà, đồ sứ,
rượu của chúng ta, rất hy vọng có thể cùng chúng ta hợp tác buôn bán,
nhi thần đang muốn xin chỉ thị của phụ hoàng nữa mà chưa có dịp. Nếu
thành công, ngân không Đại Chu ta sẽ càng thêm dồi dào. Phụ hoàng muốn
thực hiện việc gì cũng có đẻ bạc để tiến hành.”
Hoàng đế gật đầu:“Không phải trẫm đã bỏ bớt một số chính sách rồi sao?”
Trọng nông ức thương, là do hắn đề xuất . Tả tướng cực kì ủng hộ. Thậm chí,
ông ta còn tận dụng hết mọi khả năng ngăn chặn những đại thương gia
khác, thương nhân tuy có nhưng Tống gia lớn nhất.
Tống gia lũng đoạn phần lớn kinh thành, thậm chí là phương bắc.
Giang Nam có Trầm gia. Trầm gia là đại thương nhân của tiền triều, mỗi lần
xuất hiện thiên tai, địch họa, bọn họ đều không ngần ngại mà chi ra
những món bạc khổng lồ cho đất nước.