Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 386: Q.3 - Chương 386: Nửa ngày




Nhà ở là vấn đề lớn không thể xem nhẹ, và cũng là vấn đề phức tạp nhất ở bất luận ở triều nào đại nào, ở một quốc gia hay một thủ đô nào đó. Về mục đích, Ninh Nghị lúc này đưa người nhà lên phía bắc, đầu tiên là để tiền trạm cho tdn, mua nhà, khảo sát vị trí cửa hàng, điều tra nghiên cứu thị trường buôn bán vải, mở tửu lâu, bất luận là bên Tô gia hay là bên Vân Trúc đều cần phải an bài cơ bản, mà hết thảy phải hoàn thành trong thời gian nửa tháng, thật là có chút khó khăn.

Lúc trước những nơi mà Tô gia đặt cửa hàng chỉ là một vài môn lộ nhỏ, buôn bán vải có thể phát triển lớn mạnh, mọi nhà đều có chút bí quyết, Tô gia am hiểu nhất là hai loại vải vóc, hàng năm sẽ gửi đến một vài vùng để bán, quen biết một vài chưởng quỹ, nhưng cũng chỉ như vậy thôi. Nếu ngươi có thể đến nhiều nơi để du ngoạn, người ta đương nhiên hoan nghênh, nói không chừng còn rất đón chào nồng nhiệt, nhưng đến làm ăn buôn bán kiếm cơm ăn thì lại là chuyện khác rồi. Mua vào nguyên liệu, mở xưởng ở đâu, mời người thế nào, trong thời gian ngắn quả thật muốn làm cũng không phải là dễ dàng, nếu như không phải bởi vì ở riêng cần phải làm thế, Tô Dũ cũng không muốn cháu gái và cháu rể phải đối mặt với một cửa hàng và hai bàn tay trắng.

Lúc ra ở riêng, lợi ích nhiều nhất mà Tô gia dành cho bên Tô Đàn Nhi sợ là chỉ có bạc, về phần một vài xưởng, cửa hàng, lực lượng kỹ thuật của Tô gia thiết lập tại phía bắc Trường Giang lại cách Biện Lương rất xa, mà bạc ở vùng Biện Lương này sau này tới một trình độ nào đó sẽ không còn giá trị gì mấy.

Đây là địa phương mà từ trước tới này thương nghiệp phát triển mạnh nhất, địa vị của thương nhân được thăng cao, của cải hàng hóa của người giàu cực nhiều, chênh lệch với người nghèo tới mức độ kinh người. Nhưng dưới chế độ phong kiến, tất cả điều này cũng sẽ không mang đến chấn động quá lớn cho mọi người. Bởi vì có tài phú chưa chắc đã nắm được tài nguyên vô hạn. Quyền lực của thời đại này là thứ gì đó thật sự lớn nhất, một quan viên giá trị mấy vạn lượng sẽ không đi ao ước là một thương nhân giá trị mấy trăm vạn lượng. Bất luận từ các phương diện có thể đạt được tài nguyên, đạt được hưởng tụ, đạt được tôn trọng mà nói, đều là người trước chiếm ưu thế.

Đất đai như vậy, những thứ khác cũng như vậy, tình huống người có tiền cũng không nhận được sự tôn trọng cũng không thần kỳ. Đương nhiên, với người có bối cảnh, sự việc thì lại khác.

-...Nơi đó không quá lớn, nhưng rất lịch sự tao nhã, không tệ đâu. Viện tử cũng chỉ có bốn, mà chính sảnh thì khá rộng, chỉ cần có thời gian quét dọn, sửa sang một chút là được. Hai bên cạnh là dành cho khách ở, hậu diện là chủ ở, phòng bếp, nơi ở của hạ nhân thì ở bên kia...Cây cối ở chính sảnh được lắm, ta rất thích. Lúc vào thu lá vàng rơi, không khí mát mẻ...Trong viện tử nơi phòng ở dành cho chủ có một hồ hoa sen, hàng năm đều được khơi bùn, hoa cũng đã nở..

Đến Biện Lương, tới ngày thứ ba, Giác Minh hòa thượng đã tìm được chỗ ở cho Ninh Nghị, nơi này cách cửa hàng có nhiều hàng hóa nhất trong thành Biện Lương không quá xa, nhưng mảnh đất này nằm ở địa phương có hoàn cảnh khá yên tĩnh, rất thích hợp ở đó, tổng cộng có bốn viện tử, lại ở ven sông. Chính sảnh có vài cây lớn, mà lớn nhất là một cây hòe đã có gần trăm tuổi, tán cây xanh mướt, làm cho người ta có cảm giác thoải mái, không bị quấy rầy.

Mỗi một viện tử đều có khu kiến trúc lâm viên lớn nhỏ, đã được bố trí tỉ mỉ, nhưng nổi bật không phải là ngắm nghía thưởng thức mà là khí tức của cuộc sống chung quanh, bên hồ hoa sen ở hậu viện có một đình đài núi đá, một vùng lá sen xanh mướt, đang mùa hoa sen nở, mùa hè ánh nắng tràn đầy hơi thở trong lành đầy sảng khoái dễ chịu. Mà có thể suy ra vào mùa thu lá vàng rơi trong sân, khi lá vàng từ từ rơi xuống thì sẽ mang đến một bầu không khí biếng nhác như nào.

Những lâm viên này có lẽ đã được xây dựng bởi một bậc thầy, mỗi một mùa mỗi một thời tiết sẽ mang đến một cảm giác một ý nghĩa khác nhau, hơn nữa cũng không phải là vượt ra ngoài mà là sự dung nhập. Mặc dù Ninh Nghị ở phương diện này cũng không nghiên cứu gì mấy, nhưng cũng có thể nhìn ra được ưu điểm của nó.

- Đối diện là con sông, chung quanh có nước, mùa hè sẽ không quá nóng...Sát vách là Đại Lý tự, nhưng con người nghe được còn có thể...

Vị Minh Giác Hòa thượng này rất tuấn lãng, mặc y phục màu trắng tay áo rộng thùng thình, đứng ở dưới mái hiên giới thiệu với Ninh Nghị một hồi. Hơn ba ngày nay so với lần đầu nói chuyện, Ninh Nghị cũng cơ bản đã hiểu rõ bối cảnh của vốn tên là Chu Trường Phúc, tự Thiếu Cần, hậu nhân quận vương huyết thống hoàng thất, lúc còn trẻ tài danh chấn động kinh thành, kết quả lại quy y xuất gia. Y tu chính là nhập thế đích thiện, bái sư phụ nhưng không vào sơn môn, thích giao du rộng rãi, tham gia các loại thi hội giao hữu, qua lại với đủ loại người nhưng vẫn luôn duy trì giới luật rất nghiêm.

Nghe nói khi còn trẻ y từng là tài tử phong lưu nổi danh, khi làm hòa thượng, vẫn có rất nhiều nữ tử thanh lâu mến mộ, nhưng y làm hòa thượng thì không được gần nữ sắc, không uống rượu ăn thịt, chỉ tham gia tụ hội thượng tầng, giao lưu với những người ở tầng đáy xã hội, mùa đông thì phát gạo bố thí cháo, làm nghề y cứu người, nghe nói thậm chí có người còn từng gặp y đã dùng miệng hút vết thương mưng mủ của một gã hành khất sắp chết vì nhiễm trùng. Ninh Nghị nghĩ lúc còn trẻ hẳn y cũng là một kẻ mang chủ nghĩa lý tưởng, nhưng khi hơn bốn mươi tuổi, trên người vị hòa thượng này lại không thấy được sự sắc bén bao nhiêu, chỉ là giống như viên đá đã được nước sông nhiều năm gột sạch, sáng êm dịu. Người thuộc loại này dễ sống chung nhất và cũng dễ đối phó nhất, trong ngữ điệu không cao nhưng lại mang đến cảm giác hào hiệp cởi mở.

Lần theo đi theo y để xem nhà, bên này có Ninh Nghị, Tiểu Thiền, Vân Trúc, Cẩm Nhi, còn có Tô Văn Dục, Tô Yến Bình, bên kia là Giác Minh, Thành Chu Hải, Tần Thiệu Du, Văn Nhân Bất Nhị cùng với ba huynh đệ Tề gia. Trên đường đi, ba huynh đệ Tề gia tuy rằng là thủ hạ của Văn Nhân Bất Nhị nhưng ở chung với Tô Văn Dục và Tô Yến Bình cũng rất hòa hợp, bọn họ ngược lại có chút tán thưởng đi ngắm nghía chung quanh một chút. Tần Thiệu Du tuy là do Tần Tự Nguyên an bài đi theo, nhưng có Thành Chu Hải và Giác Minh hòa thượng ở đây, gã cũng không nói gì mấy, Tiểu Thiền và Cẩm Nhi thì đi ngắm nghía chung quanh, Vân Trúc thì đi theo Ninh Nghị nhưng vẫn giữ một khoảng cách, không lâu sau đó thì bị Cẩm Nhi lôi đi cùng. Nàng và Cẩm Nhi thật ra là sẽ không ở cùng một nơi.

Ý đồ mua tòa nhà này lập tức được quyết định, mọi thứ đều tốt, tiền đương nhiên không là vấn đề. Từ câu nói của Thành Chu Hải, Ninh Nghị cũng hiểu, tòa nhà này trước đây là sản nghiệp của Quận vương phủ. Giác Minh hòa thượng là sau khi cha mẹ qua đời thì xuất gia, sản nghiệp trong nhà một phần đã phân chia cho thân tộc, một phần thì triều đình thu hồi lại, một phần thì được y dùng để giúp người nghèo, một vài viện tử còn lại thì hoặc là bán hoặc là tặng, nhưng cũng lại vì thân phận và quan hệ tượng trưng mà chiếm được chút tiện nghi này, sau đó có thể bớt không ít phiền phức.

Mấy người đối với chút tiện nghi ấy đều không thèm để ý, lúc đàm phán ổn thỏa xong, đi xem một chút. Thành Chu Hải mặc dù cũng hỏi một vài vấn đề khác, nhưng Ninh Nghị cũng không phải là người có tính cách thích chiếm tiện nghi của người khác, buôn vải, mở xưởng, tìm người làm việc, không đến mức phải làm phiền đến những đầu mục của Mật Trinh Ti, chỉ lát sau, trọng tâm câu chuyện lại nói đến thi văn, phong hoa tuyết nguyệt, ví dụ như là các loại thi hội gần đây, "Vương Đạo phú" của Vu Thiếu Nguyên nổi danh nhất...

- Lập Hằng dù gì cũng đã tới đây, sao không đi tham gia thử một lần? Thiệu Du sẽ an bài cho.

Dù sao Tần gia là đông gia, mấy người nói chuyện thì cũng không nên gạt bỏ Tần Thiệu Du sang một bên, không thể làm gì khác hơn là kéo gã vào. Tính cách của Tần Thiệu Du cũng coi như đơn thuần, có chút ngượng ngùng:

- Thật ra...Ta không giỏi thi văn lăm, nhưng nếu muốn tham gia thi hội sắp tới, ta có thể hỏi thăm được, bá phụ từng bảo ta mời Ninh công tử...

Đối với người thanh niên vừa mới tiếp xúc với thế giới phức tap, Ninh Nghị cũng không có ác cảm, cười biểu thị cảm ơn:

- Nhưng...thật ra ta không có hứng thú lắm đối với thi hội gì đó, ngược lại thích đến ngắm vài tòa lâu nổi danh nhất tại Biện Lương.

- Ồ?

Thành Chu Hải cười nói:

- Lập Hằng chỉ là muốn xem thôi ư?

- Đúng vậy, à...Thành huynh biết đấy, chủ yếu là vì chuyện mở tửu lâu, Vân Trúc muốn mở Trúc Ký ở kinh thành, mà cũng không biết nơi tốt nhất tại kinh thành có hình dáng như nào, chỉ mong muốn được tận mắt nhìn thấy, có chút mở mang kiến thức, đương nhiên, tương lai không phải là đi đoạt việc làm ăn của bọn họ...Ngoài ra ta cũng có một vị bằng hữu ở Phàn lâu, muốn đến đó chào hỏi một chút.

Nghe Ninh Nghị nói tới Phàn lâu, Giác Minh hòa thượng cười nói:

- Là vị Sư Sư cô nương đúng không, nghe người ta nói, cô ấy từng quen biết với Lập Hằng, sợ là không chỉ gặp một lần.

Ninh Nghị cười gật đầu, những chuyện như đi gặp mặt bằng hữu cũ, đương nhiên là không nên gióng trống khua chiêng, nhiều lắm là lúc Lý Sư Sư rảnh rỗi, gọi vài người tới trò chuyện thôi. Ninh Nghị đã đồng ý với đối phương, đồng thời cũng muốn đến xem Phàn lâu như nào. Về phần chuyện "là bạn lúc nhỏ" có tình cảm sâu đậm với hắn gì đó, hắn cũng không ôm mộng hão huyền.

Nói chuyện phiếm một hồi, buổi trưa dùng cơm ở bên ngoài xong, Thành Chu Hải cùng với Văn Nhân Bất Nhị phải về Tướng phủ, Giác Minh cũng cáo từ. Buổi chiều, Tần Thiệu Du dẫn đám người Ninh Nghị đi chọn các loại dụng cụ gia đình, vật dụng hằng ngày, chọn cho đến tận lúc hoàng hôn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.