Phán Quan

Chương 7: Chương 7




Đương nhiên, những con ‘búp bê’ khác sẽ không biết được rằng linh hồn của một đứa trong số cả bọn đang chấn động tới cỡ nào ——

Cụ già còn đang dỗ đứa cháu lạ lùng kia của mình.

Ông ta đi chậm rì đến trước tủ quầy, khuôn mặt trống trơn đó thò tới. Dù là ai đi chăng nữa, bị nhìn ở một khoảng cách gần như thế thì cũng hơi sởn tóc gáy, nhưng Văn Thời thì quen rồi.

Bản thân nhiều chủ lồng với dáng vẻ không ra người mà cũng chẳng phải quỷ này không có diện mạo như đa số người trong hồi ức. Hơn nữa, đây là khúc mắc, là nỗi lo của ông ta. Khi con người ta bị trói buộc vào một thứ gì đó, họ thường sẽ quên mất mình là ai và bộ dáng vốn có là gì.

“Ông đã kiểm tra giúp con.” Cụ già lại đi về kế mép giường, vỗ đầu bé trai, giọng điệu già nua thều thào, lúc nói lại cực kỳ thong thả, “Không có ai hết, đừng sợ con nhé.”

Không biết bé trai có sợ không, nhưng Hạ Tiều nằm trên giường đang run váy rồi.

“Đi, xuống lầu chơi với ông.” Cụ già nói.

Tròng mắt đen của bé trai vẫn vừa chuyển vừa không nhìn Văn Thời chăm chú, nửa ngày sau mới miễn cưỡng gật đầu.

“Con muốn chơi gì? Nói với ông nào.”

“Rối gỗ.” Bé trai nói, “Ông dạy con làm rối gỗ được không ông?”

Cách nói của nó rất kỳ quái, không có giọng điệu gì, dù đang hỏi chuyện hay kêu la gì cũng không hề lên xuống, tựa một đường thẳng cứng ngắc.

Nếu buộc phải miêu tả thì sẽ là ‘trống rỗng’.

Cụ già dạy nó: “Nói vậy không đúng, âm cuối phải nâng lên, được không?”

Bé trai còn nhìn chằm chằm vào anh, lặp lại gần như y hệt: “Được không?”

Cụ già: “Nói vậy là đúng rồi đấy.”

Bé trai bắt đầu lặp lại ngay: “Làm rối gỗ, được không?”

“Được không?”

“Được không?”

Giống như một câu nũng nịu đầy quỷ dị.

Nếu ai nhát gan thì chắc nước mắt cũng bị nó ép chảy ra mất.

Dường như cụ già không tình nguyện dạy điều đó với nó lắm, nhưng cuối cùng vẫn thỏa hiệp sau mấy tiếng lặp lại kia, ông ta thở dài bảo: “Được, đi thôi, chúng ta đi làm rối gỗ nào.”

Bé trai rất vui, nhưng vẻ mặt của nó bị trễ một nhịp, vài giây sau mới từ từ nhếch môi.

Nó ngoan ngoãn theo sau cụ già, mới được hai bước thì đột ngột xoay đầu lại, vẫn với dáng vẻ nhếch miệng cười đó, nó kéo Hạ Tiều trên giường đi theo luôn.

Văn Thời: “…”

Cửa phòng vừa đóng lại, Văn Thời lập tức nhúc nhích.

Anh muốn đi thử hai bước, ai dè không thể giữ thăng bằng, đạp một chân vào khoảng không rồi trực tiếp rớt khỏi tủ quầy, suýt chút nữa đã tét háng.

“Bố…”

Văn Thời nằm dưới đất, nghẹn một đống lời mắng trong bụng.

Bên trong của búp bê toàn là bông gòn, ngã xuống như thế nhưng lại không hề đau đớn, chỉ có cúc áo và mấy món trang sức linh tinh đập lên sàn gỗ, vang lên tiếng ‘cốc’ thôi.

Cũng may tiếng động không lớn, hai ông cháu quỷ quái kia không nghe thấy.

Văn Thời là một người có vóc dáng cao ráo, đó giờ chưa từng biết nỗi khổ của kẻ chân ngắn. Vả lại, cơ thể của con búp bê này quá mềm, khó thể ra sức, anh thử lâu lắm mới có thể xoay người ngồi dậy.

Làm một người trưởng thành với phạm vi hứng thú cực hẹp, đương nhiên là anh chưa từng tìm tòi hay quan tâm về loại búp bê này. Nhưng trong ấn tượng, lúc thứ này ngồi, hai chân ngắn luôn banh thẳng ra thành hình chữ V.



Bây giờ, anh đang ngồi trong tư thế ngu ngốc đó.

Điều đáng vui duy nhất là… anh không mặc váy.

Cảm động ghê trời đất ơi.

Nhưng quần yếm màu hồng nhạt vẫn kém thông minh quá chừng.

Văn Thời cúi đầu nhìn nó, biểu cảm dạt dào sự ghét bỏ, không muốn nhìn xuống lần hai.

Anh dựa lên chân giường nghỉ ngơi một lát, ngẩng đầu nhìn lên cái tủ mình vừa ngu người trên đó, lập tức khá kinh ngạc, vì đúng là có rất nhiều con rối.

Tủ quầy chiếm hơn phân nửa mặt tường, từ trên xuống dưới có tổng cộng bốn hàng, hàng nào cũng có rối.

Có kiểu Tây như anh và Hạ Tiều, cũng có vài con kiểu Trung Quốc, nhưng tất cả những con kiểu Trung Quốc đều không có mắt.

Nhìn một vòng như thế xong, Văn Thời thầm tha thứ cho Tạ Vấn chút xíu.

Hành vi của hắn cũng rất hợp lý.

Nói về rối thuật, con rối tốt nhất được tạo ra chỉ kém người một linh tướng. Nó vốn là thứ dễ bám lên nhất. Một tên gà mờ như Tạ Vấn dẫn họ lên người búp bê thì cũng không có gì đáng trách cả.

Thực ra ảnh chụp cũng dễ lắm, nhưng trong phòng này lại không có tấm nào. Có lẽ là cụ già không có thói quen trưng nhiều đồ, mọi thứ đã bị cất đi.

Điểm này lại rất giống Văn Thời. Ảnh chụp của anh kéo dài suốt quá nhiều năm, nhưng dáng vẻ lại không hề thay đổi, nếu trưng ra thì cũng chẳng có tác dụng gì ngoài hù dọa người khác.

Văn Thời ngồi nghỉ một lát rồi khởi động chân tay, dần thích ứng với cảm giác cả người toàn là bông gòn này… xong rồi mới bắt đầu đi tìm người.

Anh kêu một tiếng với tủ đựng búp bê: “Tạ Vấn?”

Nói thật, hành động nói chuyện với búp bê này thật sự thiểu năng muốn chết luôn.

Anh nhịn, lại gọi khẽ: “Tạ Vấn?”

Trong phòng im ắng, vẫn không có bất cứ hồi âm nào.

“Anh đâu rồi?”

“Bớt giả chết.”

“…”

Lòng kiên nhẫn của Văn Thời đã cạn queo. Anh đang định tăng âm lượng kêu thêm một tiếng, tiếng bước chân xoạch xoạch lại hướng về cửa phòng, kèm theo lời dặn dò của cụ già dưới lầu.

Cụ già nói: “Lấy thêm một cuộn bông con nhé!”

Giọng nói của bé trai vang lên ngoài cửa phòng: “Ò.”

Văn Thời liếc nhìn xung quanh, không có chỗ khác để trốn, vội bò xuống dưới giường.

Trong tình huống thông thường, một đứa nhỏ bảy, tám tuổi không thể làm điều gì dọa người, nhưng trong lồng thì không nhất định.

Nói trắng ra, lồng là nỗi tiếc nuối, ghét hận, đố kỵ, dục vọng, sợ hãi, vân vân… sâu tận đáy lòng của một người nào đó… Sự xâm nhập của bất cứ ai cũng là một hành động xúc phạm tới chủ lồng, cho dù người đó có là Phán Quan đi chăng nữa.

Bởi vậy kẻ xâm nhập ở trong lồng như thế đồng nghĩa với việc đang dấn thân vào nguy hiểm, bất cứ thứ gì bị quấy rầy cũng sẽ mang tính công kích.

Giống như lúc nãy khi Văn Thời gặp phải ‘Hạ Tiều’ giả, đó chính là mối đe dọa đối với kẻ xâm nhập, đại diện cho sự bài xích trong tiềm thức của chủ lồng.

Trước khi hiểu rõ tình huống, Văn Thời không muốn tự tìm rắc rối cho bản thân.

Giường này là giường kiểu cũ, bốn chân rất cao, ga trải bằng vải nhung đậm màu rủ xuống bốn phía, che kín đít giường như một tấm màn.

Văn Thời ngồi trong đó, muốn chờ bé trai đó lấy bông gòn xong rồi đi ra ngoài.

Nhưng trong phòng lại yên ắng, không hề vang lên tiếng dép lê ‘xoạch xoạch’.

Văn Thời đợi một lúc, chợt cảm thấy sai sai.

Anh chống tay xuống sàn quay đầu lại và thấy ngay đôi mắt to rỗng của bé trai. Không biết từ khi nào nó đã chui xuống đít giường, ngồi xổm ngay sau lưng Văn Thời, nhìn chằm chằm anh không hề chớp mắt, nó nói: “Mình thấy cậu rồi.”

“…”

Văn Thời đã chưa sống suốt 25 năm thở dài trong lòng, xoay đầu nhảy ra khỏi đít giường.

Đúng là anh nhanh nhẹn thật, nhưng con mẹ nó khổ cái là tay đã ngắn, chân càng ngắn hơn, té một cú khi vẫn còn ở dưới đít giường! Thấy bé trai giơ tay ra, anh vội vói tới chân giường, mượn lực từ đó mà trượt mình tới dưới tủ quầy.

Chỗ này lại đủ thấp, bé trai không chui vô được.

Anh nhìn bé trai nằm lên sàn nhà, ngón tay trắng men theo khe hở vói vô, từ từ mò bắt, càng chụp càng nhanh.

Móng tay của bé trai cũng không dài, lại gãi vang két két trên sàn, vụn gỗ bắn toé khắp nơi. Vài mảnh vụn đâm vào tay, nhưng coi bộ nó không biết đau, vẫn bám tay lên sàn muốn bắt lấy đứa nhóc Văn Thời này.

Cho đến khi một trận rùm beng ồn ào đột ngột vang lên dưới lầu, không biết là có vụ gì.

Cụ già gọi một tiếng, bé trai mới bỗng ngừng lại.

Như vừa nãy chưa từng có chuyện gì xảy ra, nó đứng dậy khỏi tủ quầy, tới cửa mang dép lê vào, song xoạch xoạch chạy vô lại, bắt đầu mở ngăn kéo tìm bông gòn, sau đó gọi “ông ơi” và hối hả chạy xuống lầu.

Văn Thời đã bị quên mất dưới tủ quầy.

Anh đợi trong chốc lát, từ từ trượt khỏi bên dưới cái tủ.

Bé trai đi quá vội, quên đóng cả cửa phòng. Văn Thời thừa cơ đi ra, ló đầu nhìn xuống từ lan can của cầu thang.

Cách trang trí trong nhà rất truyền thống, giữa phòng khách dưới lầu có một bộ bàn ghế bát tiên, trên bàn để đầy một đống tay chân rời rạc của rối gỗ, dùi đục lỗ và bông gòn rải rác.

Con rối Hạ Tiều đang nằm trên bàn, thế thì hai ông cháu vừa làm rối gỗ ở chỗ này, nhưng giờ người đã mất bóng.

Văn Thời lại bước xuống mấy bậc thang, phát hiện họ đang quét miểng chai trong góc, có vẻ có thứ gì đó đã bị ngã.

Nửa buổi sau, hai ông cháu mới xử lý xong, sau đó lại ngồi vào bàn bát tiên.

Cụ già cầm cơ thể của con rối gỗ lên, chỉ vào vị trí giữa lưng và nói với bé trai: “Con phải đâm sợi bông đầu tiên vô đây, chỗ khác thì không được đâu.”

“Tại sao vậy ông?” Bé trai hỏi.

Cụ già vê sợi bông nói: “Không phải từng nói với con rồi à? Trước đây có vài người rất lợi hại, làm ra rối gỗ linh lắm, giống hệt như người thật.”

Lúc này, bé trai lại hỏi như một đứa trẻ bình thường: “Giống hệt thật hả ông? Như mấy con trong phòng con ạ?”

Khoảnh khắc ấy, dường như cụ già muốn nói điều gì đó, nhưng ổng lại không nói ra tiếng, chỉ ngồi như thế, không biết đang ngây người hay đang đắn đo.

Một lát sau, cụ già mới bảo, “Hù con thôi, phải là người cực kỳ lợi hại mới được.”

Thực ra, Văn Thời là người hiểu về mấy điều đó nhất.

Trong rối thuật, người mới nhập môn chỉ có thể tạo ra mấy thứ tấu hài như mèo, chim và thỏ nhỏ, nhưng chúng sẽ sụp đổ trong vòng nhiều lắm là một hoặc hai phút.

Còn người tinh thông, ví dụ như bọn Thẩm Kiều, có thể làm ra nhiều thứ hơn, nam nữ già trẻ và muôn thú trên đời gì cũng được cả.

Người càng lợi hại thì thời gian tồn tại của con rối càng dài.

Nhưng đa số sợi bông chỉ có thể kiên trì từ mười ngày tới nửa tháng, hơn bấy nhiêu thời gian đó thì đếm được trên đầu ngón tay mà thôi.

Văn Thời có thể được xem là một trong những người ‘có thể đếm được trên đầu ngón tay’ đó, nhưng anh lại thiếu mất linh tướng, có quá nhiều giới hạn bị đặt trên người.

Bé trai còn đang hỏi: “Ông còn chưa nói tại sao lại không thể đâm sợi bông vào chỗ khác trước.”

Cụ già hù nó: “Vì chỗ này quan trọng nhất, nếu chỗ sợi này không được may, rối gỗ sẽ dễ sống dậy lắm.”

Bé trai “ò” một tiếng.

Văn Thời không biết cụ già nghe được vụ này từ đâu, nhưng đúng thật là vậy. Con rối nào cũng có con dấu tại vị trí trái tim, đa số là rối sư tự đánh dấu, như kiểu họa sĩ khắc con dấu lên bức tranh của mình.

Nếu muốn làm suy sụp người khác bằng con rối, đâm một sợi bông thủng ngực là được.

Thực ra ám người cũng có nguyên tắc này.

Nhưng khi được lưu truyền trong dân gian, mấy lời này lại biến thành những điều kiêng cữ kỳ quái, ví dụ như lời cụ già này nói.

Văn Thời nghe xong một lát, không nghe được thứ gì đáng để tâm, thế nên lặng lẽ đi dạo một vòng trên lầu.

Đúng ra anh định đi tìm Tạ Vấn, nhưng chạy lên lầu hai cũng không phát hiện ra bất cứ tung tích gì, lại không thể gọi thẳng tên, chỉ đành tạm thời từ bỏ, trốn trong một góc của buồng chứa đồ chờ tới nửa đêm.

Thời gian trong lồng trôi qua rất nhanh. Không bao lâu, trời đã tối thui.

Căn nhà này đứng sững bất chợt trong núi, biệt lập với đời, ban đêm lại càng tĩnh lặng, chẳng khác gì một căn nhà bị bỏ hoang nhiều năm.

Cửa phòng của bé trai được khép hờ, bên trong không có bất cứ tiếng động gì, ngay cả tiếng hít thở cũng chẳng nghe thấy.

Văn Thời lẳng lặng bước qua, dọc theo cầu thang xuống lầu một, phòng ngủ của cụ già nằm trên lầu này.

Cả buổi sáng, ngoài đi tìm Tạ Vấn ra, anh luôn quan sát hai ông cháu này. Đây là lồng của cụ già. Anh biết sơ sơ là khúc mắc của cụ già có liên quan tới cháu trai, nhưng anh vẫn chưa biết cụ thể là gì.

Thừa dịp đêm đen, anh muốn vô phòng cụ già xem thử.

Lúc đi qua phòng khách, Văn Thời nghe thấy một giọng nói run rẩy, khẽ khàng như quỷ ma: “Anh ơi… anh ơi…”

“Anh ơi, em nè, anh ngoảnh đầu nhìn em đi…”

Văn Thời: “…”

Anh đi vòng theo nguồn âm tới bên bộ bàn ghế bát tiên đó, thấy Hạ Tiều còn đang nằm liệt nửa người trên ghế.

“Anh ơi, anh đang làm gì vậy?” Hạ Tiều nhẹ giọng hỏi.

“Xem thử phòng của cụ già.” Văn Thời trả lời rồi lại hỏi cậu: “Cậu có thấy Tạ Vấn đâu không?”

“Dạ không, gã không có ở trong đống búp bê đó hả anh?”

Văn Thời nói: “Không.”

Hạ Tiều: “Vậy gã đâu rồi?”

Văn Thời: “ Có quỷ biết.”

Chắc sẽ không có vụ đưa hai người họ vào được, còn bản thân thì chưa đâu nhỉ?

Văn Thời nghĩ thầm, với trình độ gà mờ của Tạ Vấn, có lẽ là vậy thật rồi.

Thực ra, ta có thể nhìn được trình độ của một Phán Quan khi hắn tiến vào tâm lồng. Cách đơn giản là bám lên con rối hoặc ảnh chụp như họ đây, hơi phiền hơn là bám lên gương, cuối cùng là bức tranh. Còn mấy thứ khác… thứ nào càng không giống người càng khó hơn, kẻ có thể điều khiển càng nhiều thứ thì càng lợi hại.

Lúc còn trong trạng thái tốt, Văn Thời cũng từng có thể điều khiển cả tâm lồng.

Nhưng đó cũng chỉ là đã từng thôi.

Có Văn Thời ở đây, cuối cùng Hạ Tiều cũng dám nhúc nhích.

Cậu ngọ nguậy té khỏi ghế, vừa xiêu vẹo rồi đứng thẳng lên vừa thì thầm: “Cẩn thận, cẩn thận… không được gây ra tiếng động.”

Văn Thời nghe được mà cạn lời, “Cũng không cần khoa trương đến thế đâu.”

“Cần chứ.” Hạ Tiều nắm váy anh, nói một cách nghiêm trang: “Đồ vật trong nhà này dễ vỡ lắm, lỡ đụng vô một xíu thôi là bể ngay, ấm trà pha lê hồi chiều cũng bị bể bất thình lình đó anh.”

“Ấm trà?” Văn Thời hơi sửng sốt, lúc này mới nhớ ra, buổi chiều khi bé trai định bắt mình, người ông dưới lầu lại không cẩn thận đụng ngã thứ gì đó.

“Cậu nói ấm trà tự dưng bể à?”

“Vâng!” Bạn đang

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.