Phồn Hoa Ánh Tình Không

Chương 1: Chương 1




CHƯƠNG 0

Đây là hai phần mộ mới.

Thế nhưng tại nơi bia mộ như rừng như biển này thì không thể nhận thấy được.

Chỉ thấy trước mộ có một tiểu nam hài, khoảng năm, sáu tuổi, trên mặt đã có vẻ thành thục trước tuổi.

Hắn quỳ ở nơi đó đã lâu, lâu đến mức hai chân đã cùng với bùn đất thành một thể.

Ba tháp ba tháp. (SFX: tiếng đồ vật va chạm)

Từ phía sau hắn truyền đến tiếng bước chân.

Một nam hài xấp xỉ tuổi hắn xách một cái giỏ nhỏ đan bằng tre, từng bước đi tới.

“Phiền Tế Cảnh, cha ta nói ta tới đưa cơm cho ngươi.” Sau đó tiểu nam hài đem cái giỏ đặt trước mặt hắn.

“Phiền Tế Cảnh, ngươi có nghe ta nói không vậy?” Tiểu nam hài đẩy đẩy vai Phiền Tế Cảnh.

Phiền Tế Cảnh đột nhiên vươn tay, chỉ vào phần mộ bên trái nói: “Đây là cha ta.”

Tay của tiểu nam hài dừng lại.

Phiền Tế Cảnh lại đưa tay chỉ sang bên phải, “Đây là mẹ ta.”

Tiểu nam hài sỏa hồ hồ (ngây ngốc) đứng bên cạnh.

Phiền Tế Cảnh rút tay về, kế tục trầm mặc quỳ.

Tiểu nam hài đột nhiên ngồi xuống, đưa tay ôm bờ vai hắn, nói: “Người xưa viết: nhân sinh tự cổ thùy vô tử [1]… Ôn cố nhi tri tân [2], ách, phương tri, phương tri (hiểu biết)… Tình đáo thâm xử (tình cảm sâu đậm)… Thuyền đình bạc [3]. Những lời này nói cho chúng ta, mọi người đều sẽ chết, cha mẹ cũng sẽ chết, ách, chúng ta nhớ tới họ, thế nhưng cũng phải bảo trọng bản thân. Cha ta thường nói, ‘cựu đích bất khứ tân đích bất lai’ [4], cho nên ngươi không nên quá đau buồn.”

Y nói xong, phát hiện Phiền Tế Cảnh đang trừng mắt nhìn mình, mặt không khỏi có chút đỏ, “Ta nói đều là lão sư dạy. Lão sư nói, đều là thánh nhân dạy, đều là đạo lý.”

Phiền Tế Cảnh không nói gì nhìn y.

Y bị nhìn thẹn quá hóa giận, “Ngươi không tin thì tự đi mà nhìn thư! Cha ta nói, người thông minh đều là đọc thư mà ra. Kẻ ngu ngốc mới động đao động thương.”

“Khái khái.” Phía sau y truyền đến tiếng ho khan.

Tiểu nam hài quay đầu lại nhìn, lập tức rụt đầu lại, cẩn thận trạc trạc vai Phiền Tế Cảnh nói: “Cha ta cùng sư bá ngươi tới.”

Thân thể Phiền Tế Cảnh khẽ run.

“Ngươi đang hồ ngôn loạn ngữ cái gì?” Khuôn mặt tuấn mỹ của Hoa Vân Hải nhăn lại.

Tiểu nam hài lúng túng nói: “Nhi tử hiện đang an ủi hắn.”

“Thật không?” Hoa Vân Hải đem âm cuối kéo dài.

Tiểu nam hài liều mạng gật đầu.

Hoa Vân Hải thở dài, quay sang Bộ Lâu Liêm bên cạnh nói: “Khuyển tử si ngoan [5], khiến Bộ chưởng môn chê cười.”

Bộ Lâu Liêm thản nhiên nói: “Hoa đại hiệp khách khí.”

Hoa Vân Hải đối với thái độ ôn hòa của hắn không lưu tâm, hướng về Phiền Tế Cảnh nói: “Tế Cảnh, ngươi tới.”

Phiền Tế Cảnh hơi nhắm mắt, chậm rãi đứng lên xoay người, đầu vẫn cúi thấp.

Hoa Vân Hải nói: “Ta đã cùng Bộ chưởng môn thương lượng. Ngươi tuy là nhi tử của Vân Khê, nhưng xuất giá tòng phu [6], Vân Khê đã gả nhập Phiền gia, từ đấy về sau đã là người của Phiền gia. Cho nên, ngươi nên cùng với đại sư bá ngươi hồi Cửu Hoa phái.” Hắn nói xong, liền hướng Bộ Lâu Liêm chắp tay nói, “Sau này đành phiền Bộ chưởng môn quản giáo.”

“Đâu có.” Bộ Lâu Liêm sắc mặt hòa hoãn, đối Phiền Tế Cảnh nói, “Ta cùng phụ thân ngươi tuy là sư huynh đệ, nhưng tình cảm còn thân hơn thân huynh đệ. Từ nay về sau, ta sẽ coi ngươi là thân sinh nhi tử dưỡng dục tài bồi, quyết không phụ linh hồn phụ mẫu ngươi trên trời. Nhưng sau này ngươi không được khóc nữa. Nam tử hán đại trượng phu, phải đỉnh thiên lập địa, quang minh lỗi lạc, mới không thẹn với trời đất [7].”

Khóe miệng Phiền Tế Cảnh khẽ nhếch, chậm rãi ngẩng đầu, hai mắt đã khô không còn nước mắt.

“Tế Cảnh cẩn tuân giáo huấn của sư bá.”

———————————————————————————————————

Vậy là tiết tử của PHATK cũng đã được tung ra. Trong tuần tới sẽ bắt đầu nhả hàng lại dần x

phần chú thích này credit cho beta nao-chan x nàng đã trở lại sau bao ngày bị bắt cóc x và đã dội bom chúng ta bằng phần chú thích vô cùng chi tiết và khổng lồ này [1] Nhân sinh tự cổ thùy vô tử: Xưa nay hỏi có ai không chết? Câu thơ này thường được sử dụng thành cặp trong:

人 生 自 古 誰 無 死

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Xưa nay hỏi có ai không chết?

留 取 丹 心 照 汗 青

Lưu thủ đan tâm (1) chiếu hãn thanh (2)

Hãy để lòng son chiếu sử xanh

(1) Đan tâm: lòng trung với vua

(2) Hãn thanh: sử sách. Thanh: xanh hãn thanh là tre xanh, hơ lửa cho chảy nước ra, đời xưa chưa có giấy dùng để viết, chỉ có viết trên thẻ tre. Bởi vậy dùng hai chữ ấy để nói sử sách. Chữ nho có chữ “thanh sử 青史“, ta dịch là “sử xanh”, cũng do chữ ấy mà ra.

Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ rất nổi tiếng Quá Linh Đinh Dương (過零丁洋) của Văn Thiên Tường. Khi ông bị quân Nguyên bắt giam, ép dụ thân thuộc ra đầu hàng. Văn Thiên Tường không chịu, làm bài thơ này, quân Nguyên đọc xong không nỡ ép, lại đối xử tử tế.

Văn Thiên Tường (文天祥, 06/06/1236 – 09/01/1283), ông xuất thân từ Cát Châu Lô Lăng (吉州廬陵), bây giờ là huyện Cát An, tỉnh Giang Tây, ông là thừa tướng thời Tống mạt (nhà Nam Tống), là một thi sĩ nổi tiếng và là anh hùng dân tộc của Trung Hoa. Ông cùng với Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt được sử Trung Quốc gọi là “Tống vong tam kiệt” (ba bậc hào kiệt lúc nhà Tống mất). Văn chương của Văn Thiên Tường có lời lẽ hùng tráng, khảng khái, hào hùng của kẻ sĩ trong thời nước nhà lâm nạn, khí tiết của Văn Thiên Tường ảnh hưởng rất nhiều đến sĩ phu đời sau.

Sau đây là bài thơ gốc Quá Linh Đinh Dương của Văn Thiên Tường:

Tiếng Trung:

過零丁洋

辛苦遭逢起一經

干戈寥落四周星

山河破碎風飄絮

身世浮沉雨打萍

惶恐灘頭說惶恐

零丁洋裏嘆零丁

人生自古誰無死

留取丹心照汗青

Hán Việt:

Quá Linh Đinh Dương

Tân khổ tao phùng khởi nhứt kinh,

Can qua liêu lạc tứ châu tinh.

Sơn hà phá toái phong phiêu nhứ,

Thân thế phù trầm vũ đả bình.

Hoàng Khủng than (1) đầu thuyết hoàng khủng,

Linh Đinh dương (2) lý thán linh đinh.

Nhân sanh tự cổ thùy vô tử,

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

(1) Hoàng Khủng than: thác Hoàng Khủng, đây là tên của một trong 18 thác nước của sông Cám (Cám Giang), nay thuộc huyện Vạn An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Hoàng Khủng than cũng được nhắc đến trong thơ của thi sĩ Tô Đông Pha (Tô Thức -苏轼) đời nhà Tống. Tô Đông Pha được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.

Tiếng Trung:

七千 里 外 二 毛 人 ,

十八 灘 頭 一 葉 身 .

山憶 喜 歡 勞 遠 夢 ,

地名 惶 恐 泣 孤 臣 .

長風 送 客 添 帆 腹 ,

積水 浮 舟 減 石 鱗 .

便恰 與 官 充 水 手 ,

此生 何 止 略 知 津 .

Hán Việt:

Thất thiên lý ngoại nhị mao nhân,

Thập bát than đầu nhất diệp thân.

Sơn ức Hỉ Hoan lao viễn mộng,

Địa danh Hoàng Khủng khấp cô thần.

Trường phong tống khách thiêm phàm phúc,

Tích vũ phù chu giảm thạch lân.

Tiện hiệp dữ quan sung thủy thủ,

Thử sinh hà chỉ lược tri tân .

Dịch thơ:

Hai thứ tóc, người đi ngoài bảy nghìn dặm

Một thân côi, thác đổ xuống mười tám ghềnh.

Núi nhớ Hỉ Hoan đọa đày viễn mộng

Đất tên Hoàng Khủng lệ khóc cô thần.

Gió ruỗi khách cánh buồm mở rộng,

Mưa đầy sông thuyền nhẹ lênh đênh.

Góp sức quan thử làm thủy thủ,

Đời trôi xuôi bờ bến là đâu?

Trên đường bị đi đày xuống Hải Nam, ngang qua Cống châu sông Cống chảy qua 18 ghềnh thác đổ. Tô Đông Pha đã thốt lên:

八月七日初入赣过惶恐滩 : Bát nguyệt thất nhật sơ nhập Cống quá Hoàng Khủng than.

(2)Linh Đinh dương ( 零丁洋 : 在今广东珠江口外 ): nay thuộc nhánh sông phía bắc, ở ngoài cửa sông Châu, tỉnh Quảng Đông.

Dịch thơ:

Qua biển Lênh Đênh

Cay đắng do từ một sách kinh,

Bốn năm quạnh quẽ cảnh đao binh.

Bỗng tung gió: vỡ tan sông núi,

Gió đập bèo: chìm nổi kiếp mình .

Ghềnh Sợ Hãi kể niềm sợ hãi,

Biển Lênh Đênh than nỗi lênh đênh .

Xưa nay hỏi có ai không chết ?

Hãy để lòng son chiếu sử xanh !

(Trần Trọng San dịch)

Dịch nghĩa:

Qua Biển Lênh Đênh

Đắng cay trải một lần đâu,

Gươm đao, lạc lõng đã hầu bốn năm.

Nước tan, lụa rách đâu bằng,

Thân bèo chìm nổi dưới lằn mưa tuôn.

Ghềnh Kinh-Sợ, nhắc sợ luôn,

Biển Lênh-Đênh, mãi than buồn lênh đênh.

Đời người ai thoát tử sinh,

Giữ lòng son để sử xanh sáng ngời.

Ngoài ra, bài “Chính khí ca” – 正氣歌 cũng là một tác phẩm hết sức nổi tiếng của Văn Thiên Tường, được Văn Thiên Tường làm khi đang ở trong nhà tù của quân Nguyên.

Bản dịch thơ của bài Quá Linh Đinh Dương có nhiều bản của nhiều tác giả khác nhau như: mailang, Đông A, Vũ Mộng Hùng, Nguyễn Tôn Nhan, Hòa Thượng Thích Tâm Châu. Ở đây chúng tớ chọn bản dịch thơ của Trần Trọng San.

Hai câu thơ “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.” cũng đã được Nguyễn Công Trứ dùng trong bài hát nói Chí làm trai nổi tiếng của mình.

Chí Làm Trai

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.

Nợ tang bồng (1) vay trả, trả vay.

Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. (2)

Đã chắc rằng ai nhục ai vinh, (3)

Mấy kẻ biết anh hùng khi (4) vị ngộ (5).

Cũng có lúc mưa dồn (6) sóng vỗ,

Quyết ra tay buồm lái với (7) cuồng phong (8).

Chí những toan xẻ núi lấp sông,

Làm nên tiếng anh hùng (9) đâu đấy tỏ.

Đường mây (10) rộng thênh thênh cử bộ (11),

Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo

Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.

(1) Tang bồng: lấy từ “tang bồng hồ thỉ nam nhi trái” – tang hồ: cung bằng gỗ dâu, bồng thỉ: tên bằng cỏ bồng. Theo Lễ Kinh: cha mẹ mới sinh con trai, lấy cung tên bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng treo ở ngoài cửa, có ý mong cho con mình sau này lấy cung tên làm nên sự nghiệp vang thiên hạ. Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái là câu thơ đầu tiên trong bài hát nói nổi tiếng Nợ Nam Nhi cũng của Nguyễn Công Trứ.

(2) Hai câu thơ trong bài Quá Linh Đinh Dương của Văn Thiên Tường đời Tống. Người ở đời chẳng ai mà không chết, phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh.

(3) Có bản đề câu này là “Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh”.

(4) (6) (7) (9) Tương tự, cũng có bản đề là: khi vị ngộ = thời vị ngộ, mưa dồn sóng vỗ = mây tuôn song vỗ, với cuồng phong = trận cuồng phong, anh hùng đâu đấy tỏ = phi thường đâu đấy tỏ.

(5) Vị ngộ 未遇: chưa gặp vận, chưa làm nên.

(8) Cuồng phong 狂風: (cuồng: điên phong: gió) gió thổi mạnh trong khi có bão táp.

(10) Đường mây: dịch chữ “vân trình 雲程” đường lên mây, lên chỗ cao nghĩa bóng là đường khoa cử, công danh.

(11) Cử bộ: cất bước đi.

[2] Ôn cố nhi tri tân: nguyên văn là lời dạy của Đức Khổng Tử trong sách Luận Ngữ, thiên Vi Chính, chương 2/11: Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ (溫 故 而 知 新, 可 以 爲 師 矣) nghĩa là: ôn lại việc cũ để biết được việc mới thì mới có thể làm thầy người ta được vậy. Ý nói: Xem xét nghiền ngẫm các việc đời xưa, thì có thể suy đoán biết rõ việc ngày nay, và như thế là có thể làm thầy dạy kẻ khác. Ôn cố là ôn điều cũ. Tri tân là biết điều mới, việc mới. Ôn cố tri tân là ôn lại việc cũ thì biết được việc mới, ý nói suy ngẫm việc đã xảy ra, có thể biết được việc mới xảy ra. Bởi vì tuy chia ra việc cũ việc mới, song mọi việc ở đời đều liên quan với nhau, nhân việc này mà xẩy ra việc khác. Vì việc nọ mà sinh ra việc kia, việc trước là nguyên nhân việc sau, việc mới bắt nguồn từ việc cũ. Ôn lại việc cũ, hiểu rõ nguyên do gốc ngọn và mối liên quan giữa việc này với việc khác, thì có thể biết trước việc sẽ xảy ra.

Ôn cố nhi tri tân, trong sách Trung Dung (1), chương thứ 27 có viết rằng:

故 君 子 尊 德 性, 而 道 問 學.

致 廣 大, 而 盡 精 微:

極 高 明, 而 道 中庸.

溫 故, 而 知 新 敦 厚 以 崇 禮.

是 故 居 上, 不驕 為 下, 不 倍.

國 有 道, 其 言 足 以 興

國 無道, 其 默 足 以 容.

Hán Việt:

Cố quân tử tôn đức tính, nhi đạo vấn học,

Trí quảng đại, nhi tận tinh vi,

Cực cao minh, nhi đạo Trung Dung,

Ôn cố nhi tri tân, đôn hậu dĩ sùng lễ.

Thị cố cư thượng bất kiêu, vi hạ bất bội,

Quốc hữu đạo, kỳ ngôn túc dĩ hưng

Quốc vô đạo, kỳ mặc túc dĩ dung.

Nghĩa là:

Cho nên người quân tử tôn đức tánh mà lo học vấn,

Tìm đến chỗ rộng lớn mà xét hết những cái tinh vi,

Rất cao minh mà vẫn noi theo đạo Trung Dung,

Ôn lại việc đời xưa mà biết việc đời nay, đắp dày nền nhân mà sùng kính lễ.

Vậy cho nên ở địa vị cao thì không kiêu, ở địa vị thấp thì không trái,

Lúc nước trị (có đạo) thì lời nói đủ làm hưng thịnh,

Lúc nước loạn (vô đạo) thì sự yên lặng đủ giữ lấy mình.

(1) Trung Dung – 中庸 : Trung Dung vốn là tên một thiên, thiên thứ 31 trong 49 thiên của sách Lễ kí, sau được tách ra thành một trong bốn cuốn của bộ “Tứ thư” trở thành kinh điển của Nho gia. Tương truyền là tác phẩm của Tử Tư 子思 sống đầu thời Chiến Quốc. Tử Tư (483-402 tr CN), họ Khổng, tên Cấp 伋, là cháu đích tôn của Khổng Tử. Tử Tư là học trò của Tăng Tử. Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, là học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. Trung Dung dạy người ta cách sống dung hòa, không thiên lệch. Trung : ý muốn nói cái Tâm không lệch bên này hay bên kia, Dung : có nghĩa dung dưỡng, giữ mãi ở mức như vậy.

[3] Thuyền đình bạc 船停泊: thuyền đi rồi cũng tới lúc cập bến. Đình bạc ý là đỗ thuyền lại.

[4] Cựu đích bất khứ, tân đích bất lai 旧的不去新的不来: cái cũ không đi qua thì cái mới sẽ không tới.

[5] Khuyển tử si ngoan 犬子痴顽: khuyển tử: cách nói khiêm nhường sử dụng cho con của người dưới đối với người trên. Ý cả cụm từ là đứa trẻ ngốc nghếch bường bỉnh. Chữ “ngoan” ở đây là ương bướng, ngoan cố, đã không biết gì mà còn nói càn gọi là “ngoan”.

[6] Xuất giá tòng phu 出嫁从夫: Đi lấy chồng theo chồng. Đây là một trong tam tòng 三從 . Giáo lý phong kiến Trung Hoa có tam tòng, tứ đức ( 四德 ) là những quy định mang tính nghĩa vụ đối với phụ nữ phương Đông xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo.

Xuất xứ:

– Tam tòng (三從) có nguồn gốc từ Nghi Lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện: Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử (婦人有三從之義,無專用之道,故未嫁從父,既嫁從夫,夫死從子).

1. Tại gia tòng phụ (在家從父) (1): người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.

2. Xuất giá tòng phu (出嫁從夫) (2): lúc lấy chồng phải theo chồng.

3. Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai.

Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng, chứ không nương nhờ ai được nữa .

(1) Có tài liệu ghi “vị giá tòng phụ” 未嫁從父 (chưa lấy chồng thì theo cha)

(2) Có tài liệu ghi “kí giá tòng phu” 既嫁从夫 (đã xuất giá thì theo chồng)

– Tứ đức (四德) có nguồn gốc từ Chu Lễ, Thiên quan trủng tể: Cửu tần chưởng phụ học chi pháp, dĩ cửu giáo ngự: phụ hạnh, phụ ngôn, phụ dung, phụ công (九嬪掌婦學之法, 以九教禦:婦行, 婦言, 婦容, 婦功).

1. Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa.

2. Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân

3. Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng.

4. Hạnh (3): Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt.

(3) Có tài liệu ghi “phụ đức” 婦德 cũng với nghĩa tương tự 婦行

[7] Nam tử hán đại trượng phu, phải đỉnh thiên lập địa. quang minh lỗi lạc, mới không thẹn với trời đất 男子汉大丈夫,要顶天立地,光明磊落,才无愧于天地: Người nam nhi Hán chí khí hiên ngang, bất khuất, đội trời đạp đất, tinh thần bất khuất, không thể khuất phục ngay thẳng, minh bạch rõ ràng ngẩng cao đầu giữa đất trời.

Nguồn gốc của “Nam tử Hán đại trượng phu” xuất phát từ quan niệm Nho giáo. Nhưng nguyên nhân ngọn nguồn sâu xa của cụm từ trên là từ trước đó, từ thời nhà Chu. Cụm từ “Đại trượng phu” chính thức được định nghĩa sâu sắc và được dùng như một nhân phẩm đạo đức trong việc tu thân của kẻ sĩ là bắt nguồn từ học thuyết của Đức Khổng Tử. Sau đó các học trò xuất sắc của ông và những bậc tu nhân đạo học cao rộng khác như Mạnh Tử, Mặc Tử, Tăng Tử, Tử Tư, …… đã giảng dạy cho các học trò của mình như những khuôn mẫu về đạo đức lý tưởng của một nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất. Cả trong Phật pháp cũng có “Đại trượng phu”. Sau đây là một chút lịch sử về ngọn nguồn của “Danh xưng Nam tử Hán Đại Trượng Phu ! ”

1. Kẻ sĩ: Kẻ sĩ, thời nhà Chu, chính là mẫu người cho Quân Tử và Đại Trượng Phu sau này. Kẻ sĩ là người có chí khí, có khí tiết, dám liều chết để lập công danh sự nghiệp và để đền ơn tri ngộ.

Câu nói khảng khái thời Đông Chu:

– Kẻ sĩ vì tri kỷ dẫu chết cũng đành!

Kẻ sĩ, từ đời Hán trở đi, chỉ là kẻ theo học Nho Giáo.

Trong học thuyết của Đức Khổng Tử, trong sách Luận ngữ, ông đã đề ra 7 luận điểm về Kẻ sĩ. Quan điểm của Khổng tử rõ ràng là: làm điều nhân để trở thành thánh nhân là một điều trong thực tế chỉ là ảo tưởng, nhưng để trở thành người có đức nhân thì kẻ sĩ ai cũng có thể làm được, chỉ cần đạt ba điều kiện sau: Một là, mình đã lập được sự nghiệp thì cũng muốn người khác lập nên sự nghiệp. Con người ta thường mắc phải bệnh hại người để lợi mình: muốn có địa vị, chỗ đứng trong xã hội lại thường bài xích, lật đổ người khác và thông thường là “ố nhân thắng kỷ” (ghét người khác hơn mình). Hai là, mình muốn thành đạt trong cuộc đời, cũng muốn người khác thành đạt. Con người thường mắc bệnh đố kỵ, người có thì ghen ghét, người không có thì chê bai, chỉ biết vui mừng khi thấy mình hưng thịnh mà không hề vui mừng khi thấy người hưng thịnh. Do đó xảy ra tình trạng đố kỵ lẫn nhau không bao giờ dứt giữa người với người trong cùng một cộng đồng, dù chỉ có một nhúm người đi nữa. Ba là, làm bất cứ việc gì cũng biết lấy mình để đối chiếu, lấy mình làm thử để hiểu thấu ý muốn của người. Một người đối với mọi người, nhân hay bất nhân, có thể nhìn rất rõ từ bản thân mình. Cách làm điều nhân của kẻ sĩ được Khổng tử đề xuất trong cuộc đối thoại giữa ông với Tử Cống đã được Luận ngữ ghi chép lại (Luận ngữ chính văn, Ung dã/VI/28, bản chép tay xưa truyền lại)

2. Đại Trượng Phu: Đại Trượng Phu là mẫu người lý tưởng, mà Mạnh Tử 孟子 đã đề cử ra, theo những khuôn đạo đức của Kẻ Sĩ. Mạnh Tử gọi người Quân tử là Đại Trượng phu hay Đại nhân.

Mạnh Tử định nghĩa thế nào là Đại Trượng Phu :

Tiếng Trung:

居 天 下 之 廣 居 ,

立 天 下 之 正 位 ,

行 天 下 之 大 道得 志 與 民 由 之不 得 志 獨 行 其 道富 貴 不 能 淫 ,

貧 賤 不 能 移 ,

威 武 不 能 屈 ,

此 之 謂 大 丈 夫 .

Hán Việt:

Cư thiên hạ chi quảng cư

Lập thiên hạ chi chính vị

Hành thiên hạ chi đại đạo

Đắc chí dữ dân do chi

Bất đắc chí độc hành kỳ đạo

Phú quý bất năng ***

Bần tiện bất năng di

Uy vũ bất năng khuất

Thử chi vị Đại Trượng Phu

(Mạnh Tử thượng III, Đằng Văn Công hạ: câu 2 滕文公下)

Dịch nghĩa:

Sống ở chỗ rộng rãi trong thiên hạ

Đứng ở vị trí chân chính trong thiên hạ

Đi trên con đường lớn trong thiên hạ

Đạt được chí mình thì cùng người người hành đạo

Chẳng đạt được chí mình thì riêng mình hành đạo

Giàu sang chẳng mê hoặc được

Nghèo hèn chẳng đổi lòng

Cường quyền không làm khuất phục

Người như vậy là bậc Đại Trượng Phu.

Ngoài ra, Mạnh Tử cũng nói tính cách bậc Đại Trượng Phu như sau :

Tiếng Trung:

古 之 人 得 志, 澤 加 於 民不 得 志, 修 身 見 於 世 .

窮, 則 獨 善 其 身 .

達, 則 兼 善 天 下 .

Hán Việt:

Cổ chi nhân đắc chí, trạch gia ư dân

Bất đắc chí, tu thân hiện ư thế.

Cùng, tắc độc thiện kỳ thân.

Đạt, tắc kiêm thiện thiên hạ.

(Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-9], trang 222)

Dịch nghĩa:

Người xưa khi đắc chí mà làm quan thì ban bố ân trạch khắp nhân dân.

Khi ẩn dật thì bền chí tu thân cho danh tiếng rạng tỏ với đời.

Nghèo thì một mình tu dưỡng tâm tính,

Hiển đạt thì cải thiện cả thiên hạ.

Đặc biệt là hai câu:

Cùng, tắc độc thiện kỳ thân.

Đạt, tắc kiêm thiện thiên hạ. (1)

Đã trở thành phương ngôn của Trung Quốc! Người nào có tính cách theo 2 câu trên là Đại Trượng phu!

Người nữ có tư cách đó thì gọi là ‘nữ trung Trượng Phu’, cũng có người gọi họ là Nữ Trượng Phu !

(1) Kiêm thiện thiên hạ: Chủ trương ‘Kiêm thiện thiên hạ’ là chủ trương của Thánh Nhân Nhập Thế (Khổng Giáo và Mặc Giáo).

Mạnh Tử: “Nghèo thì một mình tu dưỡng tâm tính, hiển đạt thì cải thiện cả thiên hạ. (Kiêm thiện thiên hạ)”

Mặc Tử cũng chủ trương ‘Kiêm thiện thiên hạ’. Thuyết của Mặc Tử là kiêm ái. Mặc Tử và các môn đồ vất vả ngược xuôi để cứu khổn phò nguy, giúp đỡ từ cá nhân hoạn nạn cho đến cứu trợ nhửng thành trì bị đánh phá.

Mặc Tử ‘Kiêm thiện thiên hạ’ nhiều hơn Mạnh Tử, tận tâm tận lực cứu khổn phò nguy hơn Mạnh Tử nhiều. Học thuyết của Mặc Tử cũng rõ ràng vì nhân loại : Mặc Tử mạnh dạn tuyên bố rằng những việc đánh thành chiếm đất của vua chúa chỉ là những vụ ‘ăn cắp lớn’, ‘ăn cướp lớn’ rằng ‘ăn cắp nhỏ’, ‘ăn cướp nhỏ’ thì bị trừng trị, còn ‘ăn cắp lớn’, ‘ăn cướp lớn’ thì được ca tụng là những hành vi anh hùng hào kiệt !

Mặc Giáo nêu cao Đại Tình: tình yêu lớn với quốc gia, dân tộc, nhân loại. (Người đạt đạo của Mặc Giáo, tuy thế, là Á Thánh chẳng phải là Thánh Nhân: vì chưa đạt được ‘Không’!)

3) Đại Trượng Phu trong Phật Pháp: Trong Phật Pháp , Đại Trượng Phu là Bồ Tát, còn được gọi là Đại Sĩ, Thượng Sĩ.

Ở quả vị Bồ Tát (trên quả A La Hán), thì không còn phân biệt nam nữ. Như hầu hết mọi người đều biết, Quán Thế Âm Bồ Tát là đàn ông (2), nhưng thường thị hiện là người nữ!

Trong văn chương lịch sử, Anh Hùng cao cả hơn Đại Trượng Phu (Nhắc lại ví dụ: Vua Lê Thái Tổ là bậc Anh Hùng!) nhưng trong Phật Pháp, Đại Trượng Phu là Bồ Tát, nên hơn bậc Anh Hùng và Đại Anh Hùng!

Mười danh hiệu của Phật, thường được nhắc đến trong những bài kinh, luận:

1. Như Lai là Người đã đến như thế, là nghĩa Như của các pháp.

2. Ứng Cúng, Người đáng được cúng dường.

3. Chính Biến Tri, dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà, là Người hiểu biết đúng tất cả các pháp.

4. Minh Hạnh Túc , nghĩa là Người có đủ trí huệ và đức hạnh.

5. Thiện Thệ là Người đã đi trên con đường thiện.

6. Thế Gian Giải là người đã thấu hiểu thế gian.

7. Vô Thượng Sĩ, đấng tối cao, không ai vượt qua.

8. Điều Ngự Trượng Phu, nghĩa là người đã điều chế được mình và nhân loại.

9. Thiên Nhân Sư là Bậc thầy của cõi người và cõi trời.

10. Phật Thế Tôn, Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính.

Trong mười danh hiệu này, có hai danh hiệu liên hệ với Đại Trượng Phu đó là: Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu. Trong Phật Pháp, Đại Trượng Phu là Bồ Tát, còn được gọi là Đại Sĩ, Thượng Sĩ.

Bồ Tát là Đại Sĩ, Thượng Sĩ.

Phật cao cả hơn hết nên là Vô Thượng Sĩ!

Bồ Tát là Đại Trượng Phu.

Phật vĩ đại hơn hết nên là Điều Ngự Trượng Phu!

(2) Quán Thế Âm (chữ Hán: 觀世音, tiếng Phạn: avalokiteśvara, tiếng Nhật: kanzeon tiếng Tây Tạng: spyan ras gzigs སྤྱན་རས་གཟིགས་), cũng gọi là Quán Tự Tại, Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tát (tiếng Phạn: bodhisattva) quan trọng nhất trong Đại Thừa (tiếng Phạn: mahāyāna). Có nhiều luận giải khác nhau về nguyên nghĩa tên Ngài. Có người hiểu “īśvara” là một “người nam” quán chiếu thế giới, có người hiểu “svara” là “Âm”, tức là vị Bồ Tát lắng nghe mọi tiếng thế gian.

Ngài Quán Thế Âm vốn là nam nhưng sau một hồi nhân gian vùng Đông Á lại dựng tượng nữ. Còn ngài Địa Tạng Vương lúc mới phát tâm là nữ nhưng sau một hồi là nam (y theo Kinh Địa Tạng của Phật Thích Ca nói tại cung Trời Đao Lợi rất có chứng cớ rõ ràng, mà lược điển một sự tích, khi Ngài làm con gái dòng Bà La Môn).

Bồ Tát vốn là nam giới tu lên, riêng Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vì thương cảm kiếp phụ nữ nặng nề nghiệp chướng trần gian nên Ngài hóa hiện làm thân nữ để cứu giúp chúng sinh, đặc biệt là phụ nữ . Ở Trung Hoa và Việt nam, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Nữ Phật do hai truyện tích: Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.

Tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật, Quán Thế Âm có tên là Quan Âm, hay được trình bày dưới dạng “Phật Bà”. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm (tiếng tây Tạng: chenresi [spzan ras gzigs]) là vị Phật nam, là “người bảo vệ xứ tuyết” và có ảnh hưởng trung tâm trong truyền thống Phật giáo tại đây.

Bậc Bồ Tát là người đã thoát ra ngoài vòng sinh tử, không còn chịu những ràng buộc của thế gian như nam nữ, sắc dục, tham sân si……….. Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát luôn lắng tai nghe nỗi khổ của chúng sinh, ngài thường đi vào thế gian lúc là nam, lúc là nữ tùy duyên mà hóa độ. Dân gian ví tình yêu thương của ngài với chúng sinh như người mẹ với đứa con nên ảnh hay tượng là nữ.

Tại Trung Quốc – đến khoảng đầu thế kỉ 10 – Quán Thế Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quán Thế Âm để râu. Đến khoảng giữa thế kỉ thứ 10 thì Quán Thế Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân . Điều này cho thấy Quán Thế Âm Bồ Tát từng được thờ như hình người nam, còn bây giờ là hình người nữ. Quan Âm Bồ Tát là 1 trong những hình tượng tiêu biểu của Phật giáo Đại thừa phát triển rất mạnh ở Đông Á đặc biệt là Trung Quốc, trong đó có nhiều nhánh nhỏ hơn nữa… Việc phân biệt nam hay nữ là không quan trọng, khi muốn cứu vớt hoặc giác ngộ cho chúng sinh, Quán Thế Âm Bồ Tát có thể hóa thành 32 sắc tướng như Phật, Bồ Tát, Càn-thát-bà, thiện nam, tín nữ v.v tùy theo đối tượng để cứu giúp chúng sanh.

Ngoài ra, Quán Thế Âm Bồ Tát là Cái Tánh Nghe sẵn có của mỗi con người , đó là hạnh ” lắng nghe để hiểu” , nên không phải đàn ông đàn bà mà cũng là đàn ông đàn bà vì ai ai cũng lắng nghe được hết cả . Khi giác ngộ các bậc: Thanh Văn, Bồ Tát, Phật ko còn có tướng nam tướng nữ, duy chỉ 1 tướng . Khi các vị này thị hiện để hóa độ chúng sanh ở tướng nam hay nữ thì được kinh điển ghi chép ở tướng đó.

4) Như vậy tóm lại: danh xưng Đại Trượng phu đã có những nguồn gốc lâu đời xuất phát từ những ý tưởng về Kẻ Sĩ thời nhà Chu. Sau đó đã được Đức Khổng Tử và những bậc hiền nhân đạo học cao rộng thời Nho giáo phồn thịnh như Mạnh Tử, Mặc Tử, Tăng Tử…… lý giải sâu sắc và đem đó làm quy tắc sống cao đẹp đối nhân xử thế ở đời cho những trang nam tử hay những sĩ phu yêu nước. “Đại Trượng phu” sau này đã xuất hiện rất nhiều trong văn chương lịch sử, trong truyện kiếm hiệp, trong đời sống. Và đặc biệt, danh hào”Nam tử Hán đại trượng phu”, chữ “Hán” ở đây là chỉ nam nhân Hán, đã trở thành kinh điển trong việc chỉ những nam nhân Trung Quốc khí phách hiên ngang uy vũ, đầu đội trời chân đạp đất. Sau thời nhà Chu suy vong, Trung Quốc Cổ đại đã trải qua một thời gian dài phân chia chiến loạn thời “Xuân Thu – Chiến quốc”, đây là thời điểm mà “Đại Trượng phu” của Kẻ Sĩ xuất hiện rộng rãi, thành tiền lệ cho “Nam tử Hán đại trượng phu” cực thịnh trong thời Trung đại khi đất nước Trung Quốc chính thức kết thúc thời kỳ chư hầu, chuyển qua chế độ trung ương tập quyền, khởi đầu là sự thống nhất Trung Quốc của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.