Cùng lúc đó, Trương Lãng viết thư sai đi Từ Châu, muốn Trương Liêu rút về binh mã Đông quận, phối hợp đại quân mình hành động, tây tiến Dự Châu.
Trương Lãng ở tại thành Thọ Xuân mấy ngày, đợi ba quân toàn bộ xuất động mới tự lĩnh hai vạn binh sĩ chậm rãi đuổi theo.
Hai vạn quân Thọ Xuân của Từ Thứ vẫn trấn giữ ở vùng Hoài Nam chiến lược quan trọng, hơn nữa tùy thời chi viện các đường quân mã.
Vài đường quân mã từ xa liên kết, như mở ra cái lưới to, thanh thế cực kỳ kinh khủng, nhanh chóng ập đến địa giới Dự Châu.
Tại phòng tuyến Dự Châu, đứng mũi chịu sào chính là Bái quận. Bên ngoài phòng tuyến của nó, quân đội Trương Liêu không cần tốn bao nhiêu sức lực, một đường thế như chẻ tre thẳng tiến. Rất nhanh đại quân ập đến trạm trung chuyển giữa Bái quận và Nhữ Nam quận, Tế Dương trọng trấn.
Nếu như có thể lấy được Tế Dương vậy Bái quận gần như bị cô lập, mất đi liên hệ trực tiếp với Nhữ Nam quận. Kẹp chặt Tế Dương, đội quân đội Trương Liêu Từ Châu tây tiến Dự Châu thì có thể không tốn chút sức nào đã đánh hạ Bái quận.
Kỳ thực điều này không thể trách móc Tôn Sách. Không phải gã không biết tầm quan trọng của Tế Dương mà là binh lực, tài lực thật sự hữu hạn. Chu Du, Trương Hoành, Lỗ Túc tuy lợi hại, nhưng phải cho họ ít nhất thời gian ba, năm năm mới có khả năng đem Dự Châu có khuông có dạng. Trong hai năm ngắn ngủi có muốn có tăng vọt thực chất thì gần như là không khả năng.
Tuy Tế Dương huyện thành nhỏ nhưng thủ binh có ít nhất bảy, tám ngàn, đại tướng thủ thành còn là đệ đệ ruột của Tôn Sách, Tôn Dực. Từ đó có thể thấy Tôn Sách cực kỳ xem trọng vị trí chiến lược của Tế Dương huyện.
Tôn Dực, là con trai thứ ba của Tôn Kiên, đứng sau Tôn Sách, Tôn Quyền, hành động dũng mãnh quyết đoán, rất có phong cách của huynh trưởng Tôn Sách. Trong sách sử ghi chép lúc Tôn Sách chết thì Tôn Dực từng bị đại thần đề cử làm người thừa kế. Lúc này gã lĩnh binh sĩ chưa đến tám ngàn, vài đồng môn kiện tướng Phó Anh, Biên Hồng, chặn ba ngàn kỵ binh của Hoàng Tự ở dưới thành.
Bởi vì Hoàng Tự lĩnh đội kỵ binh cho nên không sốt ruột tấn công ngay, đợi đại đội Trương Lãng tiến lên rồi mới tính tiếp.
Ba ngày sau, chủ lực quân đội của Trương Lãng tới gần vùng Tế Dương huyện, bao vây bốn phía.
Đến đây thì hai quân chính thức bắt đầu giao chiến.
Đợi quân chủ lực tác chiến tới, ngày thứ hai Trương Lãng bắt đầu phái người xuất chiến. Nhưng Tôn Dực không hành động mà treo bài miễn chiến.
Cứ thế mấy ngày, Trương Lãng không ngừng sai người khiêu khích, nhục mạ họ, Tôn Dực vẫn vững vàng không đấu.
Quân đội của Trương Lãng trừ khiêu chiến ra cũng không rảnh rỗi, lợi dụng mấy ngày nay, vũ khí công thành liên miên bất tận chuyển đến. Quân đội rầm rộ hoàn thành chiến lược vây thành.
Ban đêm ngày thứ năm, Trương Lãng rốt cuộc phát động mệnh lệnh công thành, xuất ra năm ngàn trọng bộ binh, bắt đầu mạnh mẽ leo thành tấn công.
Dưới bóng đêm, ba trăm trọng bộ binh mặc áo giáp, đỉnh đầu đội mũ sắt, lưng giắt đơn đao, vác cầu thang thông dụng, bắt đầu mau lẹ tới gần thành Tế Dương.
Quân thủ bị của Tôn Dực rất nhanh phát hiện tình trạng khác thường, binh sĩ lập tức thổi tù và, trong đêm yên tĩnh vang vọng khắp thành.
Trận chiến công phòng trong tiếng kèn vang kéo màn.
Trên thành lập tức xôn xao, tiếp theo bay ra mưa tên, từ bắt đầu thưa thớt đến dày đặc.
Từ Hoảng là tổng chỉ huy công thành, gã thấy bên phòng thủ bắt đầu phản kích thì lập tức vung cờ hét to:
- Toàn quân nghe lệnh, bộ binh rút về, xe bắn đá, đội hỏa tiễn xông lên!
Bộ binh nhanh chóng lùi ra sau.
Mặt sau vài chục xe bắn đá tiến tới tham gia trạng thái công kích, có vài chục binh sĩ phối hợp, từng tảng đá to xé gió ném tới thành Tế Dương. Xe bắn đá này không giống thời mạt Hán sử dụng, đã trải qua Trương Lãng đặc biệt xử lý, dùng nguyên lý đòn bẩy và tác dụng lực ly tâm, mọi người cùng kéo ném tảng đá ra xa. Tuy không sánh được với bom hay đại pháo, nhưng trong xã hội này thì coi như là loại vũ khí công thành cực kỳ mạnh mẽ.
Quả nhiên trên thành vang lên từng tiếng ầm ầm, cùng với tiếng hét thảm, cung tên bỗng biến thiếu nhiều.
Đội xe bắn đá một phen oanh tạch, đội hỏa tiễn không ngừng, mưa tên lấp lánh ánh lửa tập trung bay hướng tường thành Tế Dương, muốn mượn nó áp chế hỏa lực của đối phương, yểm hộ cho đội thang.
Từ Hoảng thấy mũi tên của đối phương thiếu rất nhiều, trong tiếng hét chém giết rung trời của hai bên, gã ra lệnh nói:
- Xuất động xe đụng!
Lập tức có hai chiếc xe công thành đặc biệt kỳ lạ xuất hiện trong tầm mắt đám binh sĩ.
Xe đụng này bên dưới có bốn bánh, trên xe có một giá gỗ hình nóc nhà, mặt trên dùng da trâu trùm, trét bùn lầy đề phòng kẻ địch bắn tên đạn và hỏa công. Đằng trước đặc biệt nhô ra trang trí va đụng dùng để đụng cửa. Trong xe có thể chứa mười người, đẩy xe tới dưới tường thành.
Từ Hoảng thấy xe đụng chậm rãi tiến tới, trên đất không có cái hố nào, liên tục không ngừng rống lên:
- Đội thang lên, trọng bộ binh bảo vệ, đội cung tiễn yểm hộ!
Từ Hoảng vừa dứt lời, đội cũng tiễn lập tức tăng một vòng bắn phá, cùng lúc đó, có mười xe chiến hình dạng khá kỳ lạ từ trong quân đội đi ra.
Thang, là công cụ leo thành thường thấy nhất trong trận chiến công thành thời mạt Hán. Nó dùng trục xoay đem hai cái thang dài hai thước liên tiếp một chỗ, cố định trên xe giá chế tạo thành. Xe giá có một tấm bằng gỗ, bên ngoài dùng da trâu non ràng, người ở trong xe đẩy hướng tới gần tường thành, để chống đỡ cung tiễn của kẻ địch tổn thương.
Thang đi theo sau xe đụng tiến tới, cuối cùng năm trăm trọng bộ binh không khiến Từ Hoảng thất vọng, nhân dịp đối phương trốn tránh, dập lửa thì dũng mãnh xung phong, chới mắt đã lao tới chân thành Tế Dương. Lúc này xe bắn đá và đội hỏa tiễn cực kỳ có ăn ý ngừng lại, nếu không thì sẽ ngộ thương người phe mình.
Trong chốc lát thang dán vào tường, năm trăm binh sĩ khôi giáp trong tiếng giết điếc tai bắt đầu hùng hổ leo thành.
Từ Hoảng chỉ huy ở đằng sau bình tĩnh ra lệnh. Lập tức có đội khác chừng ba trăm bộ binh nâng thang thông dụng xông lên, chuẩn bị tiếp ứng đoạt thành.
Đầy trời ánh lửa chiếu rọi, trên chiến trường sáng như ban ngày. Trên trời tên lửa bay tới bay lui, như từng vệt sáng sao băng xinh đẹp xẹt qua trời đêm. Chưa từng tưởng tượng chiến tranh cũng sẽ đẹp đến vậy.
Từ Hoảng ở hậu phương chỉ huy tác chiến yên ổn ngồi trên tuấn mã đen như mực, toàn thân mặc huyền thiết giáp Trương Lãng ban cho, bao phủ tất cả chỗ yếu hại trên người. Chân mày rậm như dính vào nhau tựa lưỡi kiếm trên khuôn mặt âm trầm, không chút biểu tình. Đôi mắt như ưng sắc bén nhìn chằm chằm đằng trước.
Mắt thấy trọng giáp bộ binh không ngừng xung phong, gã ngoái đầu trầm giọng nói với tướng sĩ rằng:
- Gióng trống lên, thổi kèn, trợ uy cho quân ta!