Phong Lưu Tam Quốc

Chương 5: Q.10 - Chương 5: Mưu đồ Quan Trung




Lúc này Gia Cát Lượng đã nam chinh Mạnh Hoạch, lấy được tiến triển đột phá, Gia Cát Lượng cầm lấy Mạnh Hoạch, lại thả ra cho hắn tâm phục khẩu phục, vĩnh viễn thề không làm phản nữa.

Mà Gia Cát Lượng lúc đi nam chinh, Lưu Bị rơi vào tình cảnh khốn khó, đối mặt với tường thành cao lớn, hơn nữa phòng thủ nghiêm cẩn hắn tổn hại không ít binh mã, mấy lần không công được, cho dù kỳ binh như Quan Vũ cũng bị ngăn ở Ngọ cốc không tiến tới nửa bước.

Hai mặt chiến của Thục trung tuy không phải giật gấu vá vai nhưng cũng trở nên thiếu thốn vô cùng, từ từ đã rơi vào thế mệt mỏi.

Mà Trương Lãng lúc này lấy được tất cả khu Hoàng Hà thế như mặt trời ban trưa.

Lúc này Trương Lãng từ từ tiến bước chân ổn định trên Hoàng Hà hơn nữa bắt đầu lập trụ sở huấn luyện thủy quân ở Từ Châu liên tục không ngừng cung ứng cho Hoàng Hà, lại bắt đầu mở rộng diện tích ra bắc sông Hoài, Duyện châu, mượn chỗ này cung ứng cho tiền tuyến, đồng thời đại quân của Chu Du cũng tiến tới gần Lạc Dương, tĩnh dưỡng, chuẩn bị hành động tiếp theo.

Bởi vì chiến tuyến của Trương Lãng đã kéo dài, Mạt Lăng lúc này đã khá xa xôi, lúc này Trương Lãng tạm thời đem đô phủ dời tới Thọ Xuân, thuận tiện liên hệ với tiền tuyến.

Thủy quân của Chu Thiện đã tới Liêu Đông hơn nữa còn cùng với Công Tôn Khang đạt hiệp nghị việc này vẫn chưa xong, Chu thiện ở trên một hòn đảo nhỏ tại Bột Hải Vịnh bí mật thành lập căn cứ thủy quân, chỉ chờ Trương Lãng ra lệnh lập tức có thể xâm nhập.

Mà lúc này Trương Lãng đề bạt không ít nhân vật mới, như Lục Tốn Lữ Mông tất cả đều trấn thủ một phương, bồi dưỡng năng lực.

Lúc này Trương Lãng đã hơn bốn mươi tuổi, nhi nữ đầy đàn, Trương Diễm đã có phong thái của mỹ nhân, lung linh như ngọc bích, mà Trương Cách tinh lực hơn người, tính cách vô cùng nghịch ngợm, mỗi ngày ẩu đả đánh nhau không ngừng, khoi hỏi đến lớn lên muốn làm gì, hắn ưỡn ngực lớn tiếng đáp:

- Ta muốn như phụ thân ra chiến trường giết giặc.

Phụ thân của Văn Cơ đã qua đời trước khi qua đời Hoàng Nguyệt Anh còn khóc thương tâm hơn cả Văn Cơ, trong nhiều người ngoại trừ Trương Lãng Thái Ung chính là người đối đã với nàng tốt nhất.

Một ngày này, Trương Lãng cùng với các văn võ bá quan du lịch Thái Sơn, chợt nhìn thấy tử khí phía đông, bầu trời mang theo niềm đại cát, lại có đàn hương tứ phía, chúng văn võ bá quan nói trời ban điềm lành, lập tức có quan văn thừa cơ nói ra hiện tại đã là thời cơ diệt Thục nên thêm bào tiến thân, tực lập làm Ngô Trung Vương, lời này vừa nói ra Trương Lãng không đồng ý vì hắn muốn sự tình... tiến xa thêm nữa.

Tuy Trương Lãng không đáp ứng nhưng chuyện này đã ở trong lòng văn võ bá quan, hơn nữa đã bao hàm tình thế phát triển.

Sau đó có người du thuyết với trọng thần bên cạnh Trương Lãng muốn khích lệ hắn làm vương.

Kiến An năm thứ hai sáu, năm công nguyên 225, sau khi trải qua hai năm yên lặng, lưu vực Hoàng Hà lại bộc phát chiến tranh mạnh mẽ.

Thế lực Giang Đông sau hai năm tĩnh dưỡng ngủ đông đã bí mật trù tính, trong vòng một đêm chiến hỏa thiêu đốt phía bắc sông Hoàng Hà.

Sơn Đông chiến tuyến tổng đốc Trương Liêu dưới sự đề nghị của Bàng Thống đã hạ mấy đạo kim lệnh điều đại tướng Cao Thuận mang binh năm vạn ra Thái Sơn, lao thẳng tới Nhạc An, bắt đầu bắc độ Hoàng Hà, để kiềm chế binh lực của quân Tào, mà Trương Liêu được Bàng Thống bày kế, tự thống lãnh mười vạn đại quân ra Tế Nam, tạo áp lực với phương bắc, chuẩn bị thượng du càn quét phía bắc, mà tướng thủ thành Cổ Hủ tất nhiên không dám lãnh đạm, cách doanh hạ trại, trận địa sẵn sàng đón địch.

Chiến cuộc phát động, chiến tuyến Sơn Đông một khi gió thổi cây lay với tư cách là đại quân như Trương Lãng làm sao có thể yên lặng theo dõi kỳ biến, dưới sự đề nghị của quách Gia, Ngụy Diên lãnh binh năm vạn xuất binh tới Quan Độ chuẩn bị đánh độ khẩu Duyên Tân, đả thương yếu đạo phía bắc, mà Hoàng Tự thì lãnh binh năm vạn đi Đông quận, quyết phân cao thấp với Tư Mã Ý.

Chỉ có Chu Du ở Hoằng Nông thì yên tĩnh bất động chờ xem kỳ biến.

Hai đường chiến tuyến chia ra, thanh thế to lớn, đủ để căng ra toàn cục rung chuyển Ký Châu.

Lúc này Gia Cát Lượng đã bình định nam man, thu quân trở về Ích Châu, sửa trị Ba Thục.

Lưu Bị sau khi trải qua hai năm binh lực không ngừng tiêu hao, rốt cuộc cũng đã khai mở cửa lớn Quan Trung, công chiến tán quan, bóp chặt kho lương, xâm lấn Quan Trung, Quan Trung tứ tắc đông tây nam bắc đều có hiểm yếu, mà tán quan là đại môn phía tây, Lưu Bị một khi chiếm được sẽ có thế như thác đổ,

Mà Trương Lãng lúc này đã chiếm được Quan Độ lập tức tiến binh ra Lê Dương, nhưng xâm lấn Ký Châu là một nan đề cần phải giải quyết mười vạn binh mã của Tư Mã Ý.

từ xưa đến nay một chính quyền muốn thống nhất đất nước quyết định ở việc có thể thống nhất phương bắc hay không, mà then chốt chính là ở Tịnh Châu, trong cục diện hỗn loạn ở phía bắc, Quan Trung cùng với Hà Bắc nhị địa là một trận tự lớn, mà Tịnh Châu giống như phần đệm.

Sau khi suy nghĩ kỹ, Trương Lãng quyết định trước lấy Tịnh Châu nắm lấy Quan Trung rồi mưu đồ Hà Bắc, khi kế hoạch này được bày ra mọi người đều không hiểu tại sao Trương Lãng lại vẽ rắn thêm chân như vậy, chỉ có Quách Gia là đồng ý:

- Chúa công quả nhiên suy nghĩ sâu xa từ xưa đến nay bình định Hà Bắc đều có hai cách một là từ Hà Nam hai là từ Tịnh Châu.

Trương Lãng trầm giọng nói:

- Đúng thế nếu từ Quan Độ mà tiến vào Hà Bắc thì cho dù lướt qua Hoàng Hà Chương Thủy nắm lấy Nghiệp thành, Tào Tháo y nguyên thối lui về Tín Đô U Châu, gióng cờ trống ở Hàm Đan, hình thành môn hộ.

Trình Dục hiểu ra mà nói:

- Thuộc hạ minh bạch, hóa ra chúa công cố ý noi theo nhà Tần và Tây Hán thống nhất thiên hạ.

Trương Lãng gật đầu nói:

- Tuy không hoàn toàn như thế nhưng chênh lệch cũng không nhiều.

Trình Dục nói tiếp:

- Vậy còn Quan Trung thì sao?

Quách Gia mỉm cười;

- Nếu như có thể nắm lấy Tịnh Châu toàn bộ Hà Bắc nằm trong tầm quan sát, như vậy trên đất Quan Trung có thể tranh giành, bởi vì vô luận là Tào Tháo hay là Lưu Bị chiếm được Quan Trung tứ tắc đều bị Tịnh Châu ở phía sau lưng uy hiếp lớn.

Trình Dục suy nghĩ nói:

- Nếu như cùng Lưu Bị khai chiến chỉ sợ.

Trương Lãng nở nụ cười không lo lắng mà nói:

- Chỉ cần ta có thể khống chế bình chướng Thái Nguyên, lại nắm giữ Hà Bắc, Tào Tháo một ngày không thể đoạt lại Tịnh Châu không thể yên tâm xuôi nam, cho dù ta thay đổi đối đầu với Lưu Bị tranh phạt Hán Trung Tào Tháo vẫn phải tranh giành Tịnh Châu này, huống chi Tịnh Châu địa thế cao và hiểm trở, muốn từ Hà Bắc nghịch công sang Tịnh Châu là rất khó khăn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.