Tiếp theo ở trước mặt các quan văn võ giết Tào Báo, Hứa Đam, Chương Cuống. Mọi người biết Đào Thương dám làm ra chuyện đại nghịch bất đạo như thế đều do ba người này xui khiến, cho nên không mấy bất mãn trước cái chết của chúng. Tiếp theo là nên xử lý Đào Thương, Đào Ứng ra sao.
Điển Vi trước tiên mở miệng hung tợn nói:
- Hai thằng nhóc trời đánh này giữ lại không được, hãy để lão Điển một đao chém chết chúng!
Tàng Bá, Yến Minh đều biểu đạt đồng ý.
Lúc này, Triệu Vân vốn rất ít chen lời bỗng nghiêm nghị nói:
- Tuyệt đối không được. Đào công ân nặng dày, cho dù con cháu ngài có làm ra việc đại nghịch bất đạo như vậy thì chúng ta không thể tru sát. Bởi đến cùng thì vẫn là do đám Tào Báo dụ dỗ mà ra. Bây giờ mấy thủ phạm chính đã đi rồi, Đào Thương không làm ra đại sự được. Nếu như tướng quân giơ cao đánh khẽ, sẽ được dân Từ Châu khen là tướng quân ngực rộng lớn, cũng để hai người này biết tướng quân nhân hậu trung nghĩa, khiến dân chúng đồng lòng.
Trương Lãng suy tư nhiều lần, đồng ý cách nghĩ của Triệu Vân. Nhưng hắn quyết định trục xuất đám Đào Thương ra khỏi Từ Châu, không bao giờ được vào đây nữa, nếu không sẽ giết không tha.
Đợi xử lý xong vấn đề Đào Thương thì mọi người đều biết màn diễn chính tới rồi.
Đầu tiên Điền Phong thấy Trương Lãng ý bảo thì vuốt râu bước ra khỏi hàng, dõng dạc nói:
- Việc Đào Thương độc hại Đào công đã điều tra rõ ràng, phạt nặng, đầu sỏ gây chuyện đám Tào Báo, Hứa Đam đã đền tội, việc này coi như chấm dứt. Nhưng Từ Châu không thể một ngày không không có chủ. Nếu như bốn phía liệt cường nhân cơ hội xâm nhập Từ Châu ta thì tình thế nguy ngập. Nay Trương Lãng tướng quân trước phá giặc Khăn Vàng, sau đánh bại Tào Tháo, lại được đến Đào công trọng dụng, đặc biệt giao trọng trách cùng cai trị Từ Châu Mục, có thể nhận chức trách này, an trăm họ.
Vốn Điền Phong chức quan nhỏ, ở trước mặt đám đại quan cấp cao Từ Châu không có quyền lợi nói chuyện. Nhưng gã là thuộc hạ thân tín của Trương Lãng, lời gã nói đại biểu cho ý của hắn, vậy nên mọi người không ra tiếng phản bác.
Các quan văn võ nghe xong châu đầu ghé tai, không ai dám đáp lại.
Mi Trúc thấy thế, khuôn mặt tuấn mỹ lộ ra ý cười, lại thấy Trương Lãng liếc mình, biết là lúc ra tay.
Gã cười mở miệng nói:
- Ta rất đồng ý lời của Điền tiên sinh. Trương tướng quân mưu trí kiệt xuất, lại cần mẫn yêu dân, sau này có thể dâng tấu lên thánh thượng làm Từ Châu Mục.
Mi Trúc vừa thốt lời thì các quan liền biết gã đứng bên Trương Lãng, ủng hộ hắn làm châu mục.
Tình hình đang rất có lợi cho Trương Lãng.
Lúc này Trần Đăng cũng đứng ra góp lời, hiển nhiên gã đã được lão phụ chỉ điểm.
Trên mặt gã không có biểu tình nhưng rất cương quyết nói:
- Tử Trọng đại nhân nói rất đúng, Từ Châu là nơi binh gia tất nhiên tranh đoạt, liên tiếp nam bắc, có dã tâm không thể bỏ qua. Nhìn chung Từ Châu ta chỉ có Trương tướng quân là gánh được trọng trách này, bảo vệ chúng ta thái bình.
Lời vừa thốt ra, ba đại gia tộc Từ Châu có hai ủng hộ Trương Lãng, các quan văn bắt đầu phụ họa đồng ý. Còn có một số người lung lay bất định nhìn hướng Triệu Dục vài ngày trước điều về Từ Châu. Mọi người biết gã con người chính trực, không sợ cường quyền, muốn xem coi gã có biểu hiện gì không.
Triệu Dục thấy ánh mắt mọi người tập trung vào mình, biết là lúc nên tỏ thái độ.
Chỉ thấy gã chậm rãi thấp giọng nói:
- Nghĩ đến ngày hôm trước Tiểu Bái lấy sáu vạn đánh bại Tào quân ba mươi vạn, Từ Châu còn ai có thể làm ra chiến tích vĩ đại như vậy? Trương tướng quân có thể gánh được trọng trách này, tại hạ vô cùng đồng ý.
Trương Lãng thầm vui sướng, xem ra Mi Trúc đã làm rất tốt.
Thế là ba đại gia tộc đều ủng hộ Trương Lãng cả. Hắn thì tay nắm trọng binh, các quan không ai phản đối, cùng đồng ý.
Sơ bình năm thứ hai, năm một trăm chín mươi hai công nguyên, Từ Châu Đào Khiêm bị hại mà chết, nha môn tướng quân Trương Lãng có các quan văn ủng hộ tự lĩnh Từ Châu Mục, cùng lúc đó khoái mã suốt đêm tấu lên triều đình.
Trương Lãng lĩnh châu mục nhưng không lập tức điều chỉnh nhân sự ngay, nếu làm vậy sẽ khiến người làm quan nhiều năm tại Từ Châu cảm thấy lòng lạnh lẽo. Chỉ là sau khi đám Tào Báo đi, có một ít vị trí trống thì cho người vào.
Trương Liêu thay thế vị trí của hắn, làm nha môn tướng quân, chuyên môn phụ trách huấn luyện binh sĩ. Lại mệnh Thái Ung làm chủ ký sự duyện sử, chuyên môn ghi chép. Điển Vi là môn hạ đốc tặc tào, chủ binh vệ, tuần tra thị tòng. Điền Phong, Quách Gia, Trình Dục, Từ Thứ tòng sự. Trần Đăng làm Lang Gia tướng, thái thú Lang Gia. Triệu Dục nhâm mệnh thái thủ Quảng Lăng. Tàng Bá, Triệu Vân, Thái Sử Từ thăng làm Thiên tướng quân, cùng nhau trợ giúp Trương Lãng xử lý quân vụ. Hàn Cử, Yến Minh vẫn cai quản Hắc Ưng Vệ. Cao Thuận là thái thủ Tiểu Bái, chưởng quản một đống sự vụ. Mi Trúc thành bỉ tào duyện sử, chủ khống tài vật trong quận, kiểm toán sổ sách. Luyện Vinh thì bởi vì không có chiến công, chỉ có thể làm trướng tiền sử. Trừ các thân tín của Trương Lãng thăng quan ra, các quan viên khác hoặc lớn hoặc nhỏ có thăng có giảm.
Trương Lãng nắm chặt binh quyền, việc nhỏ ném cho thuộc hạ tướng lĩnh đi làm, nội chính thì giao cho quân sư của mình.
Đợi ổn định lại, Trương Lãng quyết định cải cách thủ nội chính và quân sự.
Trương Lãng bắt đầu cải tiến trang bị vũ khí, đầu tiên là bí mật sản xuất ra trang bị đặc biệt cho năm trăm bộ hạ của mình. Phát cho mỗi người một quân đao vạn năng loại nhỏ, còn có ống nhỏ liên nỗ phát xạ. Chỉ tưởng tượng thôi thì thứ này uy lực cực lớn, có thể liên tục bắn ba mươi tên nỏ. Tuy rằng tầm bắn ngắn hơn cung nỏ một nửa nhưng tuyệt đối linh hoạt thực dụng, khi đánh gần người thì có thể sử dụng như ám khí.
Dưới tình huống bình thường thì hắn sẽ không xuất ra vũ khí bí mật này, có câu nuôi binh ngàn ngay dùng trong một lúc.
Đám Yến Minh huấn luyện Hắc Ưng Vệ lại tăng một bước, bắt đầu chính thức huấn luyện dã ngoại, cố gắng đạt tới tiêu chuẩn trên chiến trường. Nhiệm vụ của Hắc Ưng Vệ sau biến cố Từ Châu thì chủ yếu là bảo vệ gia quyến của Trương Lãng. Chính Trương Lãng từ trong đó tuyển ra mười tám người nổi bật, lấy Luyện Vinh dẫn đầu, làm thiếp thân thị vệ cho mình.
Trong quân đội, Trương Lãng hao phí công sức rất nhiều. Đầu tiên là quyết định chế tạo ba ngàn trọng trang kỵ binh, khi Hán vị chiến loạn thì rất thiếu thốn ngựa giống, nhưng Trương Lãng không tiếc bỏ vốn giá cao thu mua mấy ngàn ngựa tốt, lại tuyển ra ba ngàn binh sĩ trai tráng, ai cũng mặc huyền thiết khôi giáp, cũng bọc thiết giáp lên mình ngựa. Mỗi mười một người một hàng, dây xích liền nhau, lấy tên là thiết giáp liên hoàn mã. Tiếp theo khiến Triệu Vân ngày đêm huấn luyện, nhất định phải luyện thành một đội cương thiết dũng mãnh xông pha chiến đấu.
Mà có trọng giáp thiết kỵ còn chưa đủ, bởi vì loại kỵ binh này chỉ thích hợp dã chiến, tuy lực xung kích cường, lực sát thương lớn, nhưng di động rất chậm, năng lực cơ động yếu. Phải cần hai cánh khinh kỵ đặc biệt bảo vệ. Hắn khiến Tàng Bá huấn luyện năm ngàn khinh kỵ phối hợp trọng khôi kỵ binh.