Lúc này Trương Lãng thấy sau lưng Triệu Vân đứng một cô gái xinh đẹp, hoa dung nguyệt mạo, xinh xắn đáng yêu. Đôi mắt đen láy nhìn chằm chằm vào hắn đánh giá, liền chỉ vào nàng thắc mắc hỏi.
- Tử Long, vị này chính Phàn muội muội, Phàn Quyên?
Mọi người ngây ra, đặc biệt là Triệu Vân, ngược lại Điền Phong không thấy có gì lạ, trước kia mình thường nghe Trương Lãng thốt ra lời kinh người, giống như tiên tri.
Không chờ Triệu Vân đáp lời, cô gái đáng yêu thò đầu ra từ sau lưng Triệu Vân, giành trước giới thiệu, thánh thót nói:
- Không phải, tẩu tử ta nghỉ ngơi trong nội đường. Ta tên Triệu Vũ, Triệu Vân là nhị ca của ta.
Lời vừa thốt ra, Trương Lãng nhìn khuôn mặt yêu kiều của Triệu Vũ, càng xem càng thấy gióng Triệu Vân. Hai người giống nhau đến bảy, tám phần.
Trương Lãng mặt lộ vui mừng, hôm nay có thật nhiều điều ngoài ý muốn. Hì hì hì hì…
Triệu Vân lúng túng nói:
- Xin tướng quân đừng trách, muội muội của thuộc hạ ngang ngược vô lý, tính tình bốc đồng, Tử Long dạy mãi không sửa, thật là hết cách với con bé.
Giọng điệu của y tràn đầy yêu thương và bất đắc dĩ.
Tiếp theo y xoay người trầm giọng quát Triệu Vũ:
- Vũ nhi đừng bướng bỉnh, sao không mau tới chào tướng quân!?
Triệu Vũ làm mặt quỷ hướng Triệu Vân, lại thè lưỡi phấn hồng đáng yêu, thế mới cười hì hì đứng thẳng nhún người chào, sau đó đứng sang bên.
Trương Lãng làm sao trách móc được, vui còn không kịp nữa là. Lại thấy Triệu Vũ thỉnh thoảng liếc trộm mình, nháy mắt với nàng. Khuôn mặt đáng yêu của Triệu Vũ hây hây hồng.
Cao Thuận thấy thế vỗ tay cười to nói:
- Việc lạ việc lạ đây. Triệu tiểu muội bình thường không sợ trời không sợ đất, thế mà hôm nay đỏ mặt kìa.
Mọi người cùng la hét, chọc Triệu Vũ mặt đỏ bừng.
Chỉ thấy nàng mạnh giẫm chân, hai tay chống hông giống cọp mẹ, hung dữ nói:
- Cao Thuận, ngươi nói cái gì đó?
Cao Thuận thấy thế mắt láo liên ngó xung quanh, không dám nói lung tung nữa, chắc là gã đã bị Triệu Vũ chỉnh cho một trận, ký ức khắc sâu.
Thì ra ba huynh muội Triệu thị trước kia gặp loạn Hắc Sơn, trong nhà phụ mẫu đều mất. Vài ngày trước đó đại ca Triệu Tuấn mắc bệnh, Triệu Vân không yên tâm Triệu Vũ, cho nên mang theo nàng đi quy thuận.
Mọi người cười đùa, cảm thấy vui vẻ.
Lúc này Điền Phong kéo một người khác, giới thiệu nói:
- Chúa công, vị này là Trần Dục, Trình Trọng Đức.
Trương Lãng thất thanh kêu lên:
- Trần Dục?
Hắn vội vàng đánh giá một trong mưu thần nổi tiếng của Tào Tháo. Thấy gã cao thước tám, mặt mày tuấn tú, đôi mắt như sao, khí chất bất phàm. Trương Lãng đột nhiên rất muốn ôm Điền Phong hôn hai cái, không ngờ gã có tài như vậy, mời được cả Trần Dục.
Hắn cười đến mắt híp lại, nói:
- Hay quá. Trình tiên sinh không phải người thường, chắc là bụng đầy kinh luân, anh tài đương thời.
Điền Phong gật đầu, cười nói:
- Khi Phong ra Đông quận thì vừa lúc gặp Trọng Đức muốn đầu Tào Tháo. Lúc trước Phong và Trọng Đức có giao tình, nghĩ tới đại nghiệp của chúa công nên thuyết phục Trọng Đức cùng đi Từ Châu.
Trần Dục chắp tay nói:
- Đã sớm nghe danh tiếng tướng quân, hôm nay tiến đến quy thuận, trợ giúp ngài một tay.
Trương Lãng kiềm không được nỗi hưng phấn trong lòng, ngửa đầu cười dài:
- Ha ha ha!!!
Mọi người thấy hắn bỗng dưng phát cuồng, lấy làm lạ.
Qua nửa ngày Trương Lãng mới cảm thấy mình thất lễ, hơi ngượng ngùng cười nói:
- Xin lỗi, hôm nay gặp Tử Long và Trọng Đức, Chi Thanh thật tình quá vui mừng, mọi người đừng để trong lòng.
Thế là cả đám mới hiểu ra, cùng nảy sinh cảm giác gặp phải minh chủ.
Sau đó Trương Lãng giới thiệu Trương Liêu cho mọi người, tiếp theo cả đám ngồi quanh đại đường.
Nhìn dưới đường ngồi đều là nhân vật danh chấn thiên cổ, từng người ở trước mặt mình bàn về quốc thế, đạo dùng binh, tâm tình Trương Lãng cực kỳ kích động, nỗi lòng thật khó dùng bút mực hình dung.
Lúc này Yến Minh đã trở về.
Điển Vi vừa thấy Yến Minh thì cười sang sảng nói:
- Không ngờ có người so với lão Điển còn khó xem.
Trương Lãng cũng mỉm cười. Điển Vi quân Tào Tháo được xưng là xấu nhất từ xưa, có thể thấy gã lớn lên không được đẹp lắm.
Yến Minh làm thuộc hạ của Trương Lãng vài tháng, người trở nên sáng sủa nhiều. Thấy ngồi trên đại đường ai cũng tướng mạo bất phàm, bất giác nảy ý kính trọng nói:
- Yến Minh mặt xấu, được tướng quân yêu quý thu làm thuộc hạ. Tuy tại hạ lớn lên xấu xí nhưng sẽ vì chúa công vượt lửa qua sông, quyết không chối từ.
Mọi người nghe vậy liên tục khen ngợi.
Từ đó Trương Lãng văn có Điền Phong, Trần Dục, võ có Điển Vi, Cao Thuận, Triệu Vân, Trương Liêu. Các vị tướng ngày đêm tại Từ Châu luyện binh mã, lấy làm hoãn đồ.
Thu sơ bình năm hai, công nguyên một trăm chín mươi mốt, tháng chín, Công Tôn Toản thanh thế to lớn phá binh Khăn Vàng, uy chấn Yến, Tô. Cùng lúc đó Ích Châu Lưu Yên cát cứ đại chiến, Tứ Xuyên bình định.
Cùng lúc đó Từ Châu Đào Khiêm vì hưởng ứng tình hình thiên hạ, đặc biệt ra lệnh Bình Lỗ hiệu úy Trương Lãng thống lĩnh mã binh hai vạn, dẫn dắt thuộc cấp Trương Liêu, Triệu Vân tiến bắc tới Lang Gia, chống lại giặc Khăn Vàng. Kiến trung hiệu úy Chương Cuống làm quan áp lương xuất phát sau. Biệt giá theo quân lấy Trần Đăng làm giám quân cùng đi.
Từ đó Trương Lãng rốt cuộc bắt đầu trận chiến lần đầu tiên thống lĩnh chỉ huy ba quân từ khi mình tới tam quốc.
Ba ngày sau, Đào Khiêm đăng đàn bái lễ, đại quân mới từ từ xuất phát.
Đến lúc này thì Trương Lãng mới biết Từ Châu giàu có thế nào. Về các mặt lương thực, vũ khí, xe ngựa cung ứng không chút trục trặc, mặc kệ Trương Lãng muốn bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Còn Mi Trúc, Tào Báo về mặt này thì hợp tác rất chặt chẽ. Có lẽ là Mi Trúc sớm muốn diệt trừ giặc Khăn Vàng, Tào Báo thì không cần tự thân ra trận thì có ngại gì giúp một tay chứ?
Trong hai vạn binh sĩ xuất chinh, bộ binh chiếm đa số. Trong bộ binh còn chia ra trọng trang binh và khinh trang binh. Kỵ binh thì chỉ khoảng ba ngàn, còn là khinh kỵ binh.
Trọng trang bộ binh mặc áo giáp, cầm trường mâu và trường kích. Mâu là binh khí rất nhọn để ám sát, trở thành trang bị chủ yếu trong quân đội thời mạt Đông Hán. Khuyết điểm là lưỡi dao quá dài, ám sát không linh hoạt bằng thương. Kích thì căn bản từ mâu phát triển, ưu điểm của nó là có bốn hiệu quả câu, trác, đụng, đâm. Điển Vi, Lữ Bố, Trương Liêu đều là danh tướng về kích. Còn áo giáp thì binh lính thường mặc bì giáp do da ngưu chế thành bảo vệ ngực và lưng.
Bộ binh khinh trang không mặc áo giáp, cầm vũ khí như cung, nỏ, chuyên môn giết đối phương từ xa.