Tần Ninh lẩm bẩm: “Đây chính là một cách nâng cao đan thuật đã được ghi trong Cửu nguyên đan điển. Hai trận đấu tiếp theo, ông cứ mặc sức mà thi triển đi”.
Cửu nguyên đan điển?
Thẩm Thiên Trầm tỏ ra kinh ngạc.
Đan điển này ông ta chưa từng nghe qua.
Tần Ninh cũng biết là đương nhiên Thẩm Thiên Trầm không thể biết được Cửu nguyên đan điển.
Đây chính là một quyển đan điển mà ở đời thứ 5, khi hắn là Cửu Nguyên đan đế, ngao du trên các trời vạn giới, mỗi đại lục, mỗi thế giới mà soạn thảo cả đời.
Có thể gọi là việc làm vĩ đại trước đó hay về sau này không ai làm được.
Đan điển này phân ra làm 9 quyển, từng được người ta tôn vinh là đệ nhất đan điển các trời.
Bởi vì những gì nó ghi lại, không chỉ là sự thay đổi của đan thuật trong mấy vạn năm mà chính là khi Tần Ninh là Cửu nguyên đan đế năm đó, dung hòa tinh hoa của vô số đan sư ở thế kỷ trước, bao gồm một số ghi chép trong những thần điển, thánh tích, tập hợp thành một thể.
Có thể gọi là cái gì cũng có.
Không chỉ việc làm của hắn không ai làm được, mà cũng không có bất kỳ quyển đan điển nào có thể so với quyển Cửu nguyên đan điển mà hắn soạn thảo.
Đối với đan thuật, đừng nói là các trời vạn giới mà ngay cả thế giới các thần mênh mông kia, cũng không ai có thể so sánh với hắn.
Duy chỉ có một người, đó là cha của hắn, Vô Thượng Thần Đế.
Tần Ninh tự tin về điều này.
Thực ra, hắn không chỉ là Cửu Nguyên đan đế ở đời thứ năm.
Mà đến đời thứ sáu, thân là Luyện Thiên đại đế, cuốn sách vạn khí mà hắn biên soạn chính là điển tích mà tất cả luyện khí sư tha thiết ước mơ.
Đời thứ 7 là Phong Không Chí Thánh, Trận tích mà hắn kết hợp với người đi trước viết ra cũng được vô số trận pháp sư phong làm tác phẩm kinh điển.
Trận đấu tiếp tục diễn ra.