Phong Vân Tế Hội

Chương 165: Chương 165: Lạc Tử Vô Hối




Yên Lẫm trước nay đều thiện như nước, lúc này lại bỗng trở nên ngang ngược độc đoán, những trọng thần này, trong nhất thời thật sự đều có phần không thể thích ứng.

Người ngày thường cốt khí càng cứng, gan càng lớn, lần này trong lòng càng nén giận.

Có người sau khi trở về đã viết một hơi hơn chục tấu chương, hoặc đau đớn phân tích lợi hại, hoặc khéo léo khuyên bảo, hoặc giận dữ mà trách. Cũng có người kiên trì thủ trong cung không chịu đi, bình quân một canh giờ sẽ cầu kiến Hoàng đế ba lần để khuyên giải y thay đổi tâm ý. Còn có người, về nhà là trực tiếp ngã bệnh, buông tay phát cáu, từ đây chẳng thèm quản chuyện.

Yên Lẫm không phải quân chủ sẽ vì nguyên do như vậy mà cãi cọ với thần tử, y nhịn bất bình trong lòng, kiên trì một mặt tự mình tiếp kiến từng thần tử, một mặt lại phái Sử Tịnh Viên và Phong Trường Thanh nhất nhất đến nhà, thay mặt Hoàng đế thăm hỏi tặng lễ khuyên bảo.

Từ thể diện, tôn nghiêm của Hoàng đế, nói thẳng đến sự ổn định của triều cục, đại thế quốc gia, bày hết đủ loại lý do đường hoàng, lại biểu thị Hoàng đế đủ thành ý, dùng để mềm hóa những thần tử kiên cường này.

Tư thái của Hoàng đế cũng đã làm đến bước này, những thần tử này không thể tiếp tục truy cứu nữa. Chiếu chỉ cũng phát công khai rồi, cho dù họ cảm thấy Hoàng đế hơi quá nao núng khiếp đảm, nhưng chẳng lẽ còn có thể cố bức Hoàng đế sáng lệnh chiều sửa, để uy nghiêm của Hoàng đế mất sạch hay sao. Hoàng đế nhẫn nại, khoan dung rộng lượng như thế nữa, nhưng cũng phải có hạn độ, những người có thể đi đến địa vị cao như vậy trong triều, lại có mấy kẻ sẽ là trâu bò chưa đụng tường thì không quay đầu.

Cuối cùng mọi người vẫn không thể nề hà mà tiếp nhận sự thật, mấy vị đại tướng lao tới biên quan, chuẩn bị sẵn sàng, tùy thời đều có thể tác chiến. Các bộ quan viên hậu phương, dưới sự thống nhất và phối hợp của chính sự đường, cũng dốc toàn lực điều phối hết thảy tư nguyên, để cung ứng cho công tác của quân đội.

Yên Lẫm cũng xem như đã nhịn vô số ủy khuất, gánh vô số áp lực, mới coi như miễn miễn cưỡng cưỡng làm cho sự tình cứ thế đạt tới một kết quả lưỡng toàn tạm thời.

Nhưng mà hết thảy nỗi khổ này, y chưa từng đề cập một chữ với Dung Khiêm.

Phong Trường Thanh vì phải tránh hiềm nghi, không dám đến phủ quốc công nhiều, An Vô Kỵ lại bị Dung Khiêm hạ mệnh lệnh chết, không thăm dò quốc sự báo riêng cho y nữa. Cho nên, Yên Lẫm phải ép dạ cầu toàn như thế nào, mới gian nan áp chế được rất nhiều những ý kiến phản đối trong triều đình kia, Dung Khiêm mặc dù có thể tưởng tượng, cũng không thể hoàn toàn hiểu được rõ ràng.

Áp lực Yên Lẫm phải chịu, lại vẫn đang không ngừng gia tăng.

Nghe quân báo tiền phương truyền đến liên tục không ngừng, nhìn động tĩnh của các quốc càng lúc càng lớn, các trọng thần tự nhiên càng ngày càng không ngồi nổi, đến cả toàn quốc trên dưới, tiếng hô thỉnh nguyện yêu cầu Yên quân mau chóng lên đường, cũng ngày một cao hơn.

Yên Lẫm lại cố tình quyết giữ ý mình.

Y một mặt án binh bất động, tận lực ứng phó áp lực trong triều, một mặt không ngừng tăng phái hàng loạt thám tử đến Sở quốc, cố gắng lấy tốc độ nhanh nhất, thăm dò động tĩnh của Tần Húc Phi và Phương Khinh Trần.

Chỉ tiếc, cơ cấu mật thám của Yên quốc cho tới nay, đều không hề chú ý Sở quốc xa xôi, nhân thủ lâm thời ôm chân phật vận hành, thật sự khó mà thám thính được đầy đủ tình báo cơ mật trong khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, Yên Lẫm hiện tại thường xuyên nửa xuất cung công khai, đây cũng thành một tâm bệnh của các đại thần.

Mỗi lần Yên Lẫm đều mặc thường phục rời cung, nhưng mà y chính thức bảo trong cung ghi hồ sơ, cầm ấn tín Hoàng đế, trực tiếp ra vào cửa cung, nói cách khác, trừ lão bách tính bình thường, tất cả quan viên kinh thành trung đẳng trở lên, chỉ cần có tâm, là ngày hôm sau khi y xuất cung, đều có thể biết được tin tức Hoàng đế lại chạy loạn khắp nơi.

Đương nhiên, Yên Lẫm kỳ thật chưa từng chạy loạn lần nào, mỗi một lần y đều đi phủ quốc công.

Hoặc là cùng Dung Khiêm tán gẫu dạo bước, hoặc là mời Dung Khiêm ra phủ, tản bộ, du ngoạn, gặp lúc thời tiết tốt, *** thần Dung Khiêm cũng tốt, họ thậm chí sẽ cùng cưỡi ngựa ra khỏi thành, giục ngựa giải sầu.

Dung Khiêm trùng hiện thân phận, đến bây giờ còn chưa đầy một tháng, vẫn đang là mục tiêu chú ý của rất nhiều người. Để tránh rước lấy phiền toái, y đành phải mỗi ngày đóng cửa không ra.

Nhưng Yên Lẫm tuyệt đối không chịu để Dung Khiêm bởi vì việc mình chỉ tùy hứng muốn giữ y lại mà trở thành tù đồ trong phủ quốc công. Y đã không thể dùng quyền uy của Hoàng đế đi xua tan đám người hùa theo nhìn chằm chằm Dung Khiêm không tha, thì chỉ có dùng bản thân làm chìa khóa giải phóng Dung Khiêm.

Bởi vì y là nửa công khai đến thăm viếng Dung Khiêm, các đại thần có thân phận cho dù phái tai mắt trong phủ quốc công này, thấy y và Dung Khiêm cùng nhau dạo chơi, cũng chẳng dám đến dây dưa kết giao. Yên Lẫm an bài như vậy, tự nhiên là xuất phát từ một phen khổ tâm. Y lấy bản thân làm lá chắn cho Dung Khiêm, mượn uy thế của mình, khiến tất cả các quan viên lòng ôm suy nghĩ bám víu lôi kéo phải nhượng bộ lui binh, để Dung Khiêm có thể có một khoảng thiên địa tự do, mà áp lực bản thân y bởi vậy phải đối mặt lại là không gì sánh bằng.

Quân chủ anh minh dĩ vãng mọi việc đều biết tiến thoái, hiểu được chừng mực, mọi thời điểm đều không quên thân phận Hoàng đế của mình, đột nhiên trở nên tùy hứng như vậy, ba ngày hai đầu chạy ra ngoài cung, thật sự khiến tất cả các thần tử đau đầu hết sức.

Các trọng thần mới đầu khéo léo khuyên bảo, khuyên không nghe, liền có Ngự sử gan lớn kia trực tiếp viết tấu, chỉ trích hành vi của Hoàng đế là vô trách nhiệm, là tùy ý làm bậy, thậm chí có mấy đại nho danh thần lúc lén tấu đối nói đến cảm xúc kích động, giận đến mức nước bọt cũng phun lên mặt Hoàng đế.

Song trong triều có người khuyên can, Yên Lẫm một mực mỉm cười nghe, Ngự sử lớn mật buộc tội, Yên Lẫm mặt không đổi sắc giữ đó không đáp, các đại thần quan hệ khá gần lén vô lễ chỉ trích, y kiên nhẫn nghe đối phương nói đến khô miệng, tự mình bưng một chén trà qua, khách khách khí khí chờ đối phương dưỡng đủ *** thần lại răn tiếp.

Sau đó, y nên ra cung thì vẫn ra cung, nên tư du vẫn tư du.

Quan tâm chi sách sử sẽ ghi lại thế nào, quan tâm chi người đời sau liệu có nói y quá hoang đường. Y chỉ muốn trả Dung Khiêm một chút tự do còm cõi.

Y chỉ muốn cho Dung Khiêm có thể tự tại đi trên mảnh đất phồn hoa nhất Đại Yên quốc này, nhìn phân tốt đẹp và an bình hai người cùng nhau bảo vệ này. Y chỉ hy vọng, có thể cho Dung Khiêm đủ thiên địa mà phóng ngựa băng băng, cười mặc sức, tìm về những tự tại và hào tình năm đó.

Nguyện vọng của y, chỉ thế mà thôi.

Vì thế, tất cả chỉ trích chê trách làm khó khuyên can đều có thể xem như gió mát qua tai, không lưu lại dấu vết.

Phong Trường Thanh và Sử Tịnh Viên quan hệ thân cận y nhất, đều hiểu được tâm ý của y, trước nay chưa từng khuyên, bất kể bởi vì hành vi hở chút là xuất cung của Hoàng đế, đã mang đến bao nhiêu áp lực trầm trọng, bao nhiêu công tác nặng nhọc cho họ, họ cũng chưa từng có một câu dị nghị, chỉ vừa cẩn thận làm tốt nhất tất cả công tác bảo vệ, vừa phát động hết thảy lực lượng quản tới quản lui, thuận tới thuận lui trong ngoài kinh thành.

Lấy kinh thành làm trung tâm, trong vòng năm trăm dặm, tất cả các thế lực hào cường, môn phái giang hồ, nhân vật võ lâm, đều rơi vào trong khống chế nghiêm khắc của quan phủ, những lưu manh du thủ, thế lực hắc bang đó, phần nhiều bị cường lực tan rã.

Vì thế trong ngoài kinh thành, trị an bỗng tốt đến lạ thường, đến cả châm ngôn truyền thuyết không nhặt của rơi trên đường, đêm không cần đóng cửa kia, cũng đều đã thành hiện thực. Lão bách tính phát hiện sự biến hóa của kinh thành, người người tán tụng công đức của Kinh triệu doãn, lại không một ai biết, cuộc sống của mọi người tốt như vậy, kỳ thật chẳng qua là bởi vì Hoàng đế tư tâm yêu quý cá nhân nào đó thôi.

Những ngày áp lực trầm trọng, nhưng lại tương đối an ổn bình yên như vậy, cũng không thể kiên trì quá lâu.

Trần quốc, công Tần.

Quân tình tiền tuyến nháy mắt vạn biến. Tần quốc nhanh chóng tập kết trọng binh trên biên quan, cứ thành thủ vững, đóng quân không ra.

Trần quốc dân phong luôn hào sảng, cái danh trọng võ yêu chiến vang khắp thiên hạ, lần này đế quân thân chinh, càng khí thế rào rạt, che phủ trời đất. Mạo hiểm dầu nóng mưa tên, gạch đá cây cối từ đầu thành nện xuống, Trần quân nửa bước không lùi, dũng mãnh không sợ chết, chỉ lo xung phong.

Đây là một cuộc ác chiến.

Lúc Yên Lẫm nhận được quân báo, Trần quốc vẫn còn đang công thành.

Tần quân đóng vững đánh chắc, cậy sông sâu thành chắc, chỉ không chịu ra khỏi thành nghênh chiến. Quân tiên phong Trần quân tuy nhuệ, nhất thời lại không tìm được cơ hội để nhân. Song phương tạm thời lâm vào triền chiến.

Song người sáng suốt đều nhìn ra được, Tần quốc chỉ đang hấp hối giãy giụa mà thôi. Trước mắt tuy là cục diện giằng co, nhưng một khi mấy quốc gia khác đều gia nhập chiến cuộc, quân lực Tần quốc tất nhiên không đủ ứng phó, đợi đến khi quân tâm nhân tâm tan rã, cũng chính là ngày tàn của Tần quốc.

Cho dù là trước mắt, Trần quốc chỉ cần có đủ thời gian, là nhất định có thể công phá thành trì, mà Tần quân thiếu danh tướng cường binh, một khi bị Trần quân phá biên quan, đánh vào trong nước, sẽ như một quả hạch đào bị đập bung lớp vỏ cứng, chỉ có thể chờ mặc người xâu xé.

Đã đến lúc này, Yên quân vẫn chưa đi đánh gió thu, chia thành quả thì còn chờ gì?!

Tấu chương liên danh của mấy vị tướng quân biên thành bay tới như thể tuyết rơi, các đại trọng thần trong kinh nhao nhao cầu kiến, khiến thái giám bên cạnh Yên Lẫm cơ hồ phải chạy rụng chân.

Xuất binh, hay là không xuất binh?

Yên Lẫm tiến thoái lưỡng nan.

Còn không xuất binh nữa, một khi tiên cơ mất hết, người Yên sẽ rất khó có thể tranh trước nước khác, công chiếm Tần đô, ủng lập Tần vương họ lựa chọn nữa.

Nhưng vạn nhất xuất binh, mà lời Dung Khiêm nói thành thật, lại sẽ có bao nhiêu hảo nam nhi Yên quốc, táng thân trong tay quân đội hổ lang của Tần Húc Phi?

Yên Lẫm trong lòng giày vò, như có lửa đốt, chỉ nhìn lên trời cao, trông hướng Sở quốc phương xa.

Tần Húc Phi, ngươi rốt cuộc có về Tần không?

Tần Húc Phi… Ngươi rốt cuộc… Mạnh chừng nào?!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.