Tin tức khách nhân người Đông Bắc đến khu Giáp Sơn thăm dò, không có khả năng sẽ qua nổi mắt của nhóm lãnh đạo ở huyện. Đặng Trọng Hòa đã biết, những lãnh đạo khác trong huyện cũng biết, nhưng không ai hé răng nửa lời, đều coi như không biết tin tức này.
Từ ngày Mễ Khắc Lương và Trần Văn Đông rơi đài, khu Giáp Sơn đã lập tức biến trở thành “một vương quốc độc lập”....Lãnh đạo Huyện, đều phi thường cẩn thận, ở dưới tình huống bình thường, ai cũng không muốn chỉ thị cho khu Giáp Sơn làm cái gì. Vạn nhất chỉ thị này sai lầm chỗ nào, hoặc là không hợp ý của Lưu bí thư, nói không chừng cũng sẽ rập khuôn theo Mễ Khắc Lương, bị Lưu bí thư đá văng xuống đài.
Mất mặt vui vẻ lắm sao?
Chỉ riêng Chu Kiến Quốc là ngoại lệ duy nhất. Nhưng trong khoảng thời gian này, Chu Kiến Quốc không có mặt ở huyện, mà ông ta đã đi tỉnh lẻ rồi.
“Kinh nghiệm Lâm Khánh” đã chính thức được coi là hình thức điển hình để xây dựng công tác cơ sở Đảng, Ban tổ chức Tỉnh ủy cho gọi Chu Kiến Quốc, mời ông ta lên tỉnh tường trình lại chuyện xây dựng hình thức ở Lâm Khánh, cùng chương trình quảng bá mở rộng.
Người sáng suốt vừa nhìn là biết, đây chính là đem kinh nghiệm Lâm Khánh áp dụng cho toàn bộ tỉnh. Nếu trở thành điển hình thì sẽ mở rộng. Bằng không thì ý nghĩa điển hình này sẽ bị suy giảm. Về phần sau khi trở thành điển hình có thể có tác dụng hay không thì không phải là vấn đề mà mọi người quan tâm.
Vốn Chu Kiến Quốc bình thường đi tỉnh sẽ mang theo Lưu Vĩ Hồng cùng đi. Tuy nhiên lần này Lưu Vĩ Hồng lại không có đi theo. Hắn ở lại Bắc Kinh hơn hai mươi ngày qua, tất cả đều là vì chuyện này. Hiện tại đã đại cáo công thành, Chu Kiến Quốc vinh dự đi lĩnh trước một bước.
Lưu Vĩ Hồng thực sự còn có chuyện gì cần làm cho khu Giáp Sơn.
Sự kiện của Mễ Khắc Lương, Trần Văn Đông chẳng những đã cải biến vận mệnh chính trị của huyện Lâm Khánh, mà cũng đã cho Đặng Trọng Hòa một gậy vào đầu. Kết quả là từ đầu đến cuối, Chu Kiến Quốc không hề cho gặp mặt Đặng Trọng Hòa, càng không giao bất cứ một nhiệm vụ nào. Bởi vậy, có thể thấy Đặng Trọng Hòa cũng vẫn chưa được Chủ tịch địa khu Tào xem là tâm phúc. Trong thời khắc mấu chốt thì Chủ tịch địa khu Tào lại không tín nhiệm hắn.
Phương diện này, đương nhiên là do Đặng Trọng Hòa là cán bộ bản địa ở đây. Mễ Khắc Lương, Trần Văn Đông cũng đều là cán bộ sinh trưởng ở đây. Tào Chấn Khởi cũng không rõ lắm Đặng Trọng Hòa và hai người kia có qua lại gì không nên cũng không dám tùy tiện đề bạt Đặng Trọng Hòa. Nếu chẳng may Đặng Trọng Hòa cũng một giuộc với hai người kia thì chẳng phải là không xong rồi không.
Hiện tại, Chu Kiến Quốc đã hoàn toàn xác lập địa vị “bá chủ” của mình ở huyện Lâm Khánh. Còn Đặng Trọng Hòa thì hoàn toàn suy yếu.
Chu Kiến Quốc kiên cường, giữ chặt chiếc mũ trong tay, cán bộ phía dưới ai mà không sợ? Ai nắm trong tay tiền đồ của mình thì mình sẽ về phe người đó.
Chủ tịch huyện Đặng khơi mào hai hổ tranh chấp, trai cò tranh nhau nhưng cái ngư ông đắc lợi lại chẳng rơi xuống tay mình.
Cũng may Đặng Trọng Hòa dù sao không giống như bình thường, mắt thấy tình thế bất lợi thì liền ngồi im bất động, đối với Chu Kiến Quốc cứ như thiên lôi sai đâu đánh đó. Bất luận một phương diện nào cũng đều tôn trọng ý kiến của Chu Kiến Quốc. Nếu không thể đối địch thì tự nhiên phải chọn phương hướng hợp tác. Bằng không, chẳng lẽ ngồi chờ Chu Kiến Quốc đến thu thập mình sao?
Khách ở đông bắc đi Giáp Sơn gặp Lưu Vĩ Hồng khẳng định là muốn làm một động tác nào đó. Vậy thì tùy hắn muốn làm gì thì làm, không cần để ý tới. Sự thật chứng minh, Lưu Vĩ Hồng ở Giáp Sơn đã làm một số hoạt động và nó đã có hiệu quả. Gieo trồng bông đã thu hoạch được rất nhiều. Nhà máy thức ăn gia súc sau khi khởi công thì cung không đủ cầu.
Tuy nhiên, Đặng Trọng Hòa không cần đến khu Giáp Sơn tìm Lưu Vĩ Hồng thì Lưu Vĩ Hồng đã đến tìm y. Chủ tịch huyện Đặng dĩ nhiên là phải nhiệt tình tiếp đãi rồi.
Gặp nhau không phải là ở phòng làm việc của Chủ tịch huyện mà là trong một phòng họp nhỏ của nhà khách Lâm Khánh. Đặng Trọng Hòa rất nhiệt tình tiếp đãi Trần Bác Vũ. Nghe qua Lưu Vĩ Hồng giới thiệu thì người này không ngờ là Giám đốc mỏ than Ti Châu cấp huyện Đoàn. Đặng Trọng Hòa không khỏi vô cùng ngạc nhiên.
Hắn ba mươi mấy tuổi đã là Chủ tịch huyện, đã là một kỳ tích chính trị ở địa khu Hạo Dương rồi. Còn vị này chưa đến ba mươi tuổi không ngờ đã là nhân vật số một cấp huyện Đoàn, không thua gì một Chủ tịch huyện.
Hai bên khách chủ ngồi vào vị trí của mình.
- Hoan ngênh Giám đốc Trần không ngại đường xá xa xôi đến huyện Lâm Khánh chúng tôi. Haha, chỗ này hẻo lánh, phương tiện giao thông không thuận lợi, khiến Giám đốc Trần và các vị đây phải chê cười.
Đặng Trọng Hòa cười ha hả nói, vẻ mặt rất thân thiết.
Mục đích của Trần Bác Vũ lần này đến đây, Lưu Vĩ Hồng vừa rồi ở phòng làm việc của Chủ tịch huyện đã báo cáo một cách tỉ mỉ. Trước kia, Lưu Vĩ Hồng đã từng nói qua một lần chủ ý này nên Đặng Trọng Hòa cũng không ngạc nhiên cho lắm. Hắn chỉ có điều không nghĩ đến Lưu Vĩ Hồng thật sẽ làm như vậy. Hơn nữa còn mời khách từ Liêu Đông xa xôi đến đây.
Đơn vị mỏ than cấp huyện Đoàn thì huyện Lâm Khánh cũng có. Nó là mỏ than Hồng gia thuộc quyền quản lý của Cục khai thác mỏ Thanh Phong. Nhưng nghe Lưu Vĩ Hồng giới thiệu thì mỏ than Hồng gia quy mô không thể bằng mỏ than Ti Châu. Địa khu đông bắc là căn cứ ngành công nghiệp nặng lớn nhất của nước. Các mỏ than khai thác từ rất sớm, chứ không như các mỏ than nhỏ bát nháo của tỉnh Sở Nam. Mỏ than Ti Châu có hơn mười lăm, mười sáu ngàn công nhân. Mặt khác còn có hơn mười ngàn công nhân tập thể. Còn công nhân viên chức của mỏ than Hồng gia, toàn bộ đếm hết cũng chưa đến mười ngàn người.
Sản lượng khai thác của đôi bên cũng kém khá xa.
Có thể khiến mỏ than ở Liêu Đông đến Sở Nam nhận thầu, có thể nói Lưu Vĩ Hồng dám nghĩ dám làm.
Trần Bác Vũ cũng là người đã từng lăn lộn qua chốn quan trường nhiều năm.
Sau khi nói vài câu chuyện phiếm, mọi người vào đề tài chính.
Lưu Vĩ Hồng nói:
- Chủ tịch huyện, Giám đốc Trần muốn nhận thầu một mỏ than ở khu Giáp Sơn chúng ta, xây dựng một mỏ than hoàn toàn mới. Ngày hôm qua Giám đốc Trần đã đến khu Giáp Sơn khảo sát thực địa. Trên cơ bản thì tài nguyên than đá khu Giáp Sơn là phù hợp với yêu cầu khai thác quặng. Cho nên hôm nay, mọi người đến đây xin chỉ thị Chủ tịch huyện, chuyện này rốt cuộc ngài có ý kiến gì không.
Đặng Trọng Hòa khẽ mỉm cười nói:
- Bí thư Lưu đã định trước, vậy xin mời Bí thư Lưu giới thiệu qua một chút phương án cụ thể đi.
Chuyện này, cả nước đều chưa có tiền lệ. Đặng Trọng Hòa khẳng định sẽ không dễ dàng tỏ thái độ. Nhưng xét thấy uy phong của Bí thư Lưu, nếu phủ quyết thì lại không thỏa đáng. Vậy thì xem các người nói như thế nào.
Lưu Vĩ Hồng cười nói:
- Chủ tịch huyện đã quá khen, định liệu trước thì không dám. Giám đốc Trần và tôi cũng chỉ là đơn giản bàn bạc qua một chút mà thôi. Còn ý đồ và phương án cụ thể tự nhiên sẽ cần lãnh đạo huyện đánh nhịp.
Đặng Trọng Hòa cười nhưng không nói.
Lưu Vĩ Hồng cũng thuộc loại người gian xảo nên Chủ tịch huyện Đặng muốn làm khó hắn cũng không dễ.
Tuy nhiên, lần này Lưu Vĩ Hồng cũng không muốn đấu với Đặng Trọng Hòa, một lòng một dạ muốn phát triển nền kinh tế Giáp Sơn, nên lập tức kềm chế, chậm rãi nói:
- Phương án lúc đầu của chúng tôi như sau. Mỏ than Ti Châu sẽ nhận thầu khai thác trong phạm vị xã Trúc Lâm, khu Giáp Sơn. Mỏ than Ti Châu sẽ được quyền khai thác nhưng đồng thời phải xây dựng ba mươi cây số đường cái cho xã Trúc Lâm, từ Ủy ban nhân dân đến xã Trúc Lâm, dựa theo tiêu chuẩn xây dựng đường ở tỉnh. Đường cái xung quanh mỏ và thôn trang sẽ xây dựng theo tiêu chuẩn cải tạo lại. Tài chính bỏ ra toàn bộ là của mỏ than Ti Châu. Ngoài ra, sau khi mỏ than mới được đầu tư xây dựng xong, mỏ than Ti Châu ít nhất phải có chỉ tiêu 10% công nhân cho khu Giáp Sơn. Bước đầu phỏng chừng có thể giải quyết cho ba trăm người vào nghề. Và sau khi mỏ than đầu tư toàn bộ xong thì có thể giải quyết được sáu, bảy trăm người vào nghề.
Chúng ta bên này, hẳn là cần phải cung cấp dịch vụ hậu cần và chính sách ủng hộ cho mỏ than Ti Châu. Kỳ hạn nhận thầu mỏ than sẽ tạm là hai mươi năm. Trong thời gian nhận thầu, mỏ than phải giao phí nhận thầu cho khu Giáp Sơn, còn lợi nhuận và thuế thì cũng do mỏ than gánh vác. Sau hai mươi năm, quyền quản lý kinh doanh mỏ than sẽ trao lại cho địa phương quản lý. Tiếp tục nhận thầu nữa hay không thì đến lúc đó sẽ thương lượng lại. Phương án đại khái là như thế, còn chi tiết thì cần phải thương lượng lại với Chủ tịch huyện.
Chủ tịch huyện làm sao mà không đồng ý chứ?
- Giám đốc Trần, nghe nói phương án này được xây dựng có thể trợ giúp được cho khu Giáp Sơn rất nhiều?
Đặng Trọng Hòa khẽ cười nói, dường như có chút không hiểu. Nếu anh có tài chính, tại sao không đi kinh doanh ở nơi khác? Lý do gì mà lại chạy đến tỉnh Sở Nam ngàn dặm xa xôi này để khai thác quặng?
Trần Bác Vũ mỉm cười đáp:
- Chủ tịch huyện Đặng, mỏ than Ti Châu của chúng tôi trước mắt đã tiếp cận trạng thái bão hòa, không còn nhiều tài nguyên than đá để khai thác. Sau ba mươi năm kinh doanh, thanh niên chờ sắp xếp vào mỏ than làm việc ngày càng nhiều hơn, trên cơ bản không thể nào sắp xếp hết. Nói thật, chúng tôi tính toán đến Giáp Sơn nhận thầu mỏ than, chủ yếu là để giải quyết vấn đề con cháu thợ mỏ vào nghề. Hiện nay mỏ than đang thua lỗ, không kinh doanh có lời nên đời sống công nhân có chút khó khăn. Cho nên chúng tôi mới nghĩ ra biện pháp khắc phục khó khăn này. Chúng tôi và khu Giáp Sơn hợp tác, xem như đôi bên cùng có lợi. Trong thời điểm này, nhất định lãnh đạo của mỏ than cũng sẽ ủng hộ.
- Quan trọng nhất chính là mỏ than Ti Châu là mỏ than quốc doanh. Khu Giáp Sơn chúng tôi hiện nay không có năng lực khai thác mỏ. Cho nên mỏ than Ti Châu nhận thầu khai thác thì tài nguyên sẽ không bị xói mòn. Nếu có sinh ra lợi nhuận thì cũng thuộc về quốc gia mà thôi.
Lưu Vĩ Hồng bổ sung vài câu.
Đặng Trọng Hòa hai hàng lông mày hơi nhíu lại. Đồng chí Tiểu Lưu lúc nào cũng không quên cường điệu “tài sản quốc hữu không bị xói mòn”, tự nhiên là có ý nhắc Chủ tịch huyện Đặng. Tuy nhiên, Chủ tịch huyện Đặng cũng không tỏ ra thái độ gì, chỉ tươi cười nói:
- Hợp tác như vậy trong nước vẫn chưa có tiền lệ. Tôi cho rằng mọi người cần phải suy xét lại một chút, xâm nhập một cách toàn diện hơn. Đem những vấn đề có thể phát sinh để tận khả năng suy xét thì mới là ổn thỏa.
Đặng Trọng Hòa trả lời theo kiểu hàng hai, vừa không ủng hộ nhưng cũng không phản đối. Lưu Vĩ Hồng cũng đã dự đoán trước nên gật đầu nói:
- Chủ tịch huyện chỉ thị thật anh minh. Chúng tôi nhất định sẽ xâm nhập toàn diện để suy xét.
Đặng Trọng Hòa mỉm cười nói:
- Được, hiện tại Bí thư Chu không có ở đây. Đợi khi nào Bí thư Chu trở về thì Bí thư Lưu sẽ thuật lại chi tiết cho Bí thư Chu và mời ông ấy quyết định.