Vân Hán Dân trên mặt lộ ra vẻ thân mật mỉm cười, nói:
- Chúc mừng năm mới. Vĩ Hồng, mời ngồi đi!
- Cảm ơn bác Vân.
Theo lời ngồi xuống ghế sô pha.
Tâm trạng nặng nề của Vũ Thường cuối cùng cũng được gỡ bỏ. Đây là lần đầu tiên Lưu Vĩ Hồng đến với tư cách là “con rể” để chúc tết Vân Hán Dân và Dương Cầm. Vân Vũ Thường lo lắng sẽ xảy ra chuyện gì không vui, nhưng thấy Vân Hán Dân tươi cười, giọng điệu ôn hòa, thì cũng thở phào nhẹ nhõm.
- Ba, mẹ, Vệ Hồng có chút quà…
Vân Vũ Thường mỉm cười cầm lên một túi lớn.
- Ồ, Vĩ Hồng, sau này đến đây không được mang quà cáp gì đến đâu đấy.
Vân Hán Dân cầm lấy túi quà nói. Ông cũng có chút tò mò, không biết Lưu Vĩ Hồng tặng “nhạc phụ nhạc mẫu” món quà gì.
Lưu Vĩ Hồng cười nói:
- Bác Vân, thực ra con chỉ nói thôi, đều là Vũ Thường chuẩn bị ở Giang Khẩu cả. Bác cũng biết, con bây giờ công tác ở cơ sở, nên cũng chẳng có quà gì…
Vân Vũ Thường liền trừng mắt nhìn hắn.
Người này, biến thành thật thà như vậy từ bao giờ thế ?
- Cho dù là ai chuẩn bị, cũng là có lòng rồi.
Vân Hán Dân cười ha hả, quan cảm của ông đối với Lưu Vĩ Hồng cũng thay đổi một chút. Bất luận thế nào, thì anh con trai nhà họ Lưu này cũng thật thà, không giả vờ giả vịt trước mặt ông. Cậu là một bí thư khu cỏn con, lại ở một huyện chó ăn đá gà ăn sỏi, thì có được món quà gì chứ?
Vân Vũ Thường mở hôp quà ra, lập tức căn phòng tràn ngập ánh sáng hồng, không ngờ đó là một viên kê huyết thạch, hình dạng giống như một con hổ đang nằm. Đương nhiên, chỉ là có chút giống mà thôi, phải nhìn kỹ và liên tưởng mới ra một con hổ đang nằm. Còn nhìn qua thì chỉ là một hòn đá màu đỏ mà thôi.
Vân Hán Dân bỗng ngạc nhiên, thốt lên:
- Đại hồng bào?
Kê huyết thạch là loại đá quý đặc biệt của TQ. Màu sắc của nó còn đỏ tươi hơn cả chu sa*, tác dụng chủ yếu là vật để ấn chương, hoặc là điêu khắc công nghệ, được xưng là một trong “ấn thạch tam bảo”, trong năm 70 của thế kỷ này, thủ tướng đã đại diện tặng hai miếng kê huyết thạch cho một vị thủ tướng đến thăm TQ. Từ đó lại có “phong trào” sưu tầm kê huyết thạch.
(Chú thích: chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ)
- Ba, cái này gọi là đại hồng bào, nghe rất êm tai.
Vân Vũ Thường cười hì hì nói.
Vân Hán Dân gật gật đầu, cẩn thận chiêm ngưỡng viên kê huyết thạch, trên mặt lộ ra vẻ rất thích món quà này.
Vân Vũ Thường liếc mắt nhìn nhau một cái, cảm thấy rất vui. Ba mình rất thích sưu tập con dấu, Vân Vũ Thường rất biết rõ, kê huyết thạch là thượng phẩm để khắc dấu, Vân Vũ Thường cũng biết rất rõ, đổ bao tâm huyết cô mới mua được miếng kê huyết thạch sáu mặt này, lấy danh nghĩa của Lưu Vĩ Hồng tặng Vân Hán Dân làm quà năm mới, quả nhiên là có hiệu quả. Trông thấy Vân Hán Dân thích món quà này như vậy, Vân Vũ Thường cũng rất vui mừng. Bởi vì kiên quyết không chịu lấy chồng, làm ba mẹ phải buồn phiền, đây coi như là “đền bù” vậy.
- Ừ! Đại hồng bào này quả là thượng phẩm.
Vân Hán Dân vừa ngắm miếng kê huyết thạch, vừa gật đầu tán thưởng nói.
- Ba, vậy ba ‘phổ cập khoa học’ cho chúng con một tí đi, để chúng con mở mang thêm kiến thức.
Vân Vũ Thường cười nói.
Vân Hán Dân rất hứng thú, giải thích cho mọi người hiểu về viên kê huyết thạch này. Kê huyết thạch trong nước có sản lượng hữu hạn, nổi danh nhất là kê huyết thạch xương hóa, phẩm chất của kê huyết thạch xương hóa là máu và đất. Màu huyết gồm màu đỏ tươi, chính hồng, đỏ thẫm, màu tím…hình dạng kê huyết có khối hồng, hình mảnh, tinh hồng, hà hồng. Loại tốt là có màu đỏ tươi, dày…nếu phần màu đỏ ít hơn một phần thì là loại bình thường, ít hơn ba phần thì là loại trung bình, lớn hơn ba phần là loại cao cấp, lớn hơn năm phần là trân phẩm, lớn hơn bảy phần là loại cực kỳ quý. Loại toàn màu đỏ hoặc sáu mặt đỏ là cực phẩm. Kê huyết thạch mặt đỏ thông linh thì được gọi là “Đại hồng bào”, vô cùng khó gặp.
Viên kê huyết thạch này là loại sáu mặt màu đỏ, chính là cực phẩm “đại hồng bào” trong các loại kê huyết thạch. Vân Hán Dân đam mê khắc dấu, thấy vật quý như vậy, trong lòng đương nhiên là rất vui mừng.
Những kiến thức này, lúc mua việc kê huyết thạch này cũng có đọc lướt qua. Tuy nhiên lúc này cô không nói ra vì sợ làm cho ba mình mất hứng. Cũng làm ra vẻ hứng thú, tán thưởng như mọi người.
Vân Hán Dân ngắm viên kê huyết thạch một lúc, rồi quay sang Lưu Vĩ Hồng mỉm cười nói:
- Vĩ Hồng, cảm ơn con đã có lòng.
Biết rõ viên kê huyết thạch này rất mắc tiền, con gái mình phải vất vả lắm mới tìm được. Nhưng Vân Vũ Thường nói đó là quà năm mới mà Lưu Vĩ Hồng tặng, cho nên Vân Hán Dân coi đó là tâm ý của Lưu Vĩ Hồng. Vân Hán Dân trước kia chỉ là không vui vẻ để Vân Vũ Thường và Lưu Vĩ Hồng qua lại với nhau, vì vậy mới lạnh nhạt với Lưu Vĩ Hồng, nhưng không có nghĩa là Vân Hán Dân không thông đạo lý đối nhân xử thế.
Viên kê huyết thạch này không phải chỉ là vật mà ông rất thích, năm mới mùng một, tặng một viên “đại hồng bào”như vậy, dụ ý rất tốt. Tâm trạng của Vân Hán Dân cũng rất vui.
Lưu Vĩ Hồng vội vàng khiêm tốn vài câu.
- Mẹ, Vệ Hồng biết mẹ là giáo sư, nên dặn con là phải kiếm bằng được thứ này, mẹ xem, có được không ạ?
Lấy lòng Vân Hán Dân xong, Vân Vũ Thường lại tiếp tục xum xoe với mẹ mình, đem ra một hộp quà được đóng gói rất đẹp tặng cho mẹ.
- Cái gì mà trông như bảo bối vậy?
Dương Cầm thản nhiên cười nhận lấy, rồi lập tức mở hộp quà ra, hai hàng lông mày bà lập tức dựng lên.
- Hàn bản thư? “Chu lễ chú sơ”?
- Đúng vậy, nghe nói Tống bản thư rất quý, Vệ Hồng nói mẹ nhất định sẽ thích.
Vân Vũ Thường cười cười nói nói, câu nào cũng thêm chữ “Vệ Hồng” vào, như muốn lấy thể diện cho bạn trai mình vậy.
- Tống bản thư đương nhiên là rất quý.
Dương Cầm là giáo sư, tính tình khá lạnh nhạt, những vật bình thường sẽ không làm bà hứng thú được. Tuy nhiên, Vân Vũ Thường tặng quyển “Chu lễ chú sơ” này, quả thực là hợp với ‘khẩu vị’ của bà. Nhẹ nhàng cầm quyển sách lên, cẩn thận lật lật từng trang.
Vân Vũ Thường liền nói:
- Mẹ, về phương diện này mẹ là chuyên gia, ‘phổ cập khoa học’ cho tui con đi.
Mạnh Phu Tử nói: Nhân chi họan, tại hảo vi nhân sư.*
(chú thích: câu này nghĩa là Cái tai họa của con người là ở chỗ thích làm thầy người khác)
Câu này thật là đúng. Mỗi người trong lòng đều có dục vọng thích khoe khoang. Vân Vũ Thường là giáo sư, nên càng “dạy ko biết chán”…Vân Vũ Thường coi như “gãi đúng chỗ ngứa” rồi.
Hôm nay đến chúc tết, không phải đơn giản chỉ để mọi người vui vẻ một chút rồi về. Mà có liên quan đến việc Lưu Vĩ Hồng sau này có thể đứng vững trong lòng của Vân Hán Dân và Dương Cầm hay không? Chỉ cần bóng dáng của Hạ Cạnh Cường còn tồn tại trong lòng Vân Hán Dân và Dương Cầm thì Lưu Vĩ Hồng không thể hoàn toàn giành được tình cảm của “nhạc phụ nhạc mẫu” được.
Suy nghĩ này của con gái, Dương Cầm làm sao mà không biết, vì vậy bà liếc mắt nhìn con gái mình, cười mắng:
- Vũ Thường, con muốn trêu mẹ à?
- Mẹ, xem mẹ nói kìa, hôm nay là mùng một tết, không phải là để vui vẻ hay sao? Hơn nữa, quyển Tống bản thư này là do Vệ Hồng dặn con mua, nhưng kiến thức về mặt này, đúng là tụi con không rành thật. Mẹ là giáo sư, giải thích những nghi ngờ là bản chức của mẹ mà.
Vân Vũ Thường mồm mép lanh lợi, cười hì hì nói.
- Ha ha, sở dĩ quyển Tống bản thư này quý, thực ra cũng chỉ là “ vật dĩ hi vi quý”* mà thôi. Ngành khắc, ấn thời Tống rất phồn thịnh, tạo điều kiện cho việc lưu truyền thư tịch một cách rộng rãi. Tống bản thư nằm ở vị trí “thừa tiền khởi hậu”. Bởi vì Tống bản thư được khắc ấn rất kỳ công, được lưu truyền rất ít. Rất có giá trị văn hiến độc đáo.
(chú thích: Vật dĩ hi vi quý, nghĩa là cái gì hiếm thì quý)
Dương Cầm biết rõ con gái mình muốn mượn cơ hội này để xích gần lại mối quan hệ giữa Lưu Vĩ Hồng với nhà mình. Nhìn khuôn mặt xinh đẹp của con gái, trong lòng Dương Cầm cũng rất thương. Chỉ cần con gái mình vui vẻ, thì gả cho Lưu Vĩ Hồng cũng được. Vì thế, bà cũng thuận theo yêu cầu của con gái, nên đơn giản giới thiệu một chút về Tống bản thư.
- Mẹ, mẹ nói tiếp đi, cái này con thích nghe.
Thấy Dương Cầm dừng lại, nên Vân Thế Huy không kìm được, nói. Cậu là sinh viên xuất sắc của trường đại học trên thủ đô, đối với kiến thức về các mặt thì đều rất tò mò.
Dương Cầm cực chiều chuộng con trai, thấy con mình hỏi, liền cười nói:
- Được, hôm nay sẽ giảng cho con một bài, nhưng nhớ phải trả học phí đấy nhé.
Nói xong khiến mọi người cười không ngớt, không khí lập tức thân thiết hẳn lên, đúng như người một nhà.
- Kỹ thuật làm giấy thời Tống tương đối phát triển, loại dùng giấy phẩm in ấn rất nhiều. Đại khái là có hai loại là giấy làm bằng tre trúc và giấy bìa. ‘Kiến bản’ thường dùng giấy làm bằng tre trúc, màu hơi vàng, giấy khá mỏng, để lâu sẽ chuyển thành màu đen. ‘Tích bản’ và ‘Xuyên bản’ thường dùng giấy bìa, chính là dùng vỏ cây dâu và vỏ cây nam làm nguyên liệu làm giấy, giấy có màu trắng, khá dày, hai mặt sáng. Ngoài ra không ít địa phương còn dùng Ma chỉ ấn thư. Trong bản khắc thời Tống còn dùng Công văn chỉ bối diện ấn thư, tuy nhiên loại này được lưu truyền khá ít, dễ dàng phân biệt. Quyển “Chu lễ chú sơ” này, có lẽ là thuộc thời kỳ Nam Tống, bản in vùng Tích giang.
Dương Cầm không hổ danh là một giáo sư. Đối với việc phân biệt Tống bản thư thì rất tinh thông, khẽ lật quyển “Chu lễ chú sơ” nói.
- Mẹ, làm sao mẹ biết được đây là bản in thời Nam Tống lại còn biết là vùng Tích Giang?
Vân Thế Huy ngồi lại gần bên mẹ, tò mò hỏi.
- Cái này thì từ hình thức bản và thể chữ là có thể đoán ra. Thời Băc Tống, bản in phần lớn là mép màu trắng, hai cột trái phải hoặc hai cột bốn phía, cũng có một số bản khắc thời đầu dùng cột đơn bốn phía. Từ trung kỳ Nam Tống bắt đầu lưu hành mép đen, kiến bản gặp tương đối nhiều. Loại bản thư này chữ to, thưa là điển hình của hình thức tích bản. Người Bắc Tống rất chú ý thư pháp, tôn sùng những nhà đại thư pháp như Âu Dương Tuân, Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền. Tích bản kiểu chữ Âu Dương Tuân chiếm đa số. Con nhìn chữ này, chính là phong cách của Âu Dương Tuân.
Dương Cầm chỉ vào quyển sách, giải thích.
Lần này đên Vân Vũ Thường cũng cảm thấy khâm phục, không kìm được bèn ôm lấy cổ mẹ mình , cười nói:
- Mẹ, mẹ không hổ danh là giáo sư, trình độ này thật tuyệt vời.