Quan Khí​

Chương 299: Chương 299: Phương án cải cách được đưa ra




Đoàn chuyên gia Học viện Nông nghiệp do Mâu Tường Cương dẫn theo đã đi gần hết Huyện Đại Phường. Mâu Tường Cương còn cố ý đưa bọn họ đến các thôn nghèo khó.

- Bí thư Vương, lần này chúng tôi đã được thấy rất nhiều thứ.

Viện trưởng Tiền Quốc Dân không khỏi than thở. Thấy nhiều người còn ở tình trạng thiếu đói như vậy, các giáo sư Học viện Nông nghiệp đều buồn bã.

- Bí thư Vương, chúng tôi sau khi bàn bạc đã quyết định thành lập trụ sở một trăm ngàn mẫu ở Huyện Đại Phường, hy vọng có thể truyền đạt tri thức và khiến nông dân Huyện Đại Phường giàu lên.

Tiền Quốc Dân nói.

Lời này làm các lãnh đạo Huyện Đại Phường rất vui vẻ. Vương Trạch Vinh nói với Tiền Quốc Dân:

- Cảm ơn Học viện Nông nghiệp đã ủng hộ chúng tôi.

Tiền Quốc Dân nói:

- Bí thư Vương, chúng tôi đã suy nghĩ nếu muốn làm cho nông dân giàu lên thì tiền cho thuê đất không thể giải quyết căn bản vấn đề. Tôi có đề nghị này, tôi hy vọng làm cho nông dân dùng đất chuyển thành cổ phần để tham gia kinh doanh. Chỉ có như vậy thì bọn họ mới có thể có suy nghĩ của ông chủ mà phát triển kinh tế.

Đối với suy nghĩ của đám người Tiền Quốc Dân, Vương Trạch Vinh rất vui mừng. Đây là Huyện Đại Phường vì làm lợi cho nông dân.

Cố Vân nói:

- Bí thư Vương, Học viện Nông nghiệp chúng tôi có ý như thế này, cuộc sống nông dân cũng không giàu có. Mới đầu nông dân có thể dùng đất chuyển thành cổ phần. Đương nhiên vì tránh cho nông dân tạm thời không có tiền sinh hoạt tối thiểu, cơ sở sẽ tính theo giá tiền thuê đất phát cho mọi người từng tháng. Ngoài ra mỗi một hộ gia đình tham gia vào cơ sở đều có thể có một người tham gia học tập và lao động trong cơ sở.

Vương Trạch Vinh nói:

- Vậy quá tốt rồi. Một là đảm bảo được cuộc sống của nông dân, hai là có thể làm bọn họ học tập được kỹ thuật. Có tiền và kỹ thuật, bọn họ có thể tiến hành sản xuất.

Tiền Quốc Dân nói:

- Chúng tôi làm cơ sở này với mục đích không phải là kiếm tiền mà là giúp nông dân ở đây. Các sinh viên Học viện Nông nghiệp cũng cần một cơ sở thực tế. Đến lúc đó chúng tôi sẽ thành lập một công ty tiêu thụ các nông sản của cơ sở. Khi điều kiện thành thục thì sẽ chu cấp kỹ thuật cho nông dân.

Vương Trạch Vinh nghe xong lời này tuy không nghĩ ra lợi hại trong đó, nhưng nghĩ đến Học viện Nông nghiệp có thể giúp nông dân là tốt. Vì thế Vương Trạch Vinh liền nói với Mao Hiếu Lễ:

- Chủ tịch Mao, việc này bên Ủy ban huyện hãy điều nhân viên đến tham gia.

Mao Hiếu Lễ nói:

- Tôi sẽ lập tức tiến hành.

Việc bàn bạc giữa Huyện Đại Phường và Học viện Nông nghiệp rất nhanh đã hoàn thành. Căn cứ vào hợp đồng giữ hai bên, Học viện Nông nghiệp sẽ thuê 100 ngàn mẫu đất chia đều tại các xã, thị trấn ở Huyện Đại Phường.

Cơ sở lấy tổng cộng 60 ngàn mẫu ở hai thị trấn Vân Xuất, Khê Thủy để trồng lúa Xuân Ngọc năng suất cao; lấy 5 ngàn mẫu ở hai xã Ngõa Phòng và thị trấn Đào Lâm để trồng khoai Mã Linh, thành lập cơ sở nghiên cứu 10 ngàn mẫu ở xã Ánh Hồng, thành lập cơ sở nghiên cứu lúa mạch một ngàn mẫu ở thị trấn Thạch Kiều; thành lập cơ sở thí nghiệm hạt tiêu 10 ngàn mẫu ở xã Kim Sơn, tiến hành thí điểm trồng hoa quả, rau dưa ở xã Đại Phong với diện tích 10 ngàn mẫu. Thành một cơ sở trồng trọt hoa quả 13 ngàn mẫu ở thị trấn Trà Thụ.

Một trăm ngàn mẫu đất dựa theo hợp đồng ban đầu thì nông dân sẽ dùng đất đóng cổ phần vào công ty “Cuộc sống nông nghiệp khoa học kỹ thuật” mà Học viện Nông nghiệp thành lập, các sản phẩm làm ra đều do công ty tiêu thụ, tiền lãi sẽ dựa theo cổ phần mà chia lợi tức. Ngoài ra công ty cũng trả cho nông dân tiền sinh hoạt với giá một mẫu đất ruộng 250 tệ, đất đồi một mẫu 65 tệ. Nông dân làm việc trong công ty cũng được công ty trả tiền lương theo quy định.

Chính sách này đối với nông dân mà nói là quá ưu đãi. Tiền thuê đất hàng năm sẽ được thay đổi theo giá thị trường, hơn nữa nông dân khi có kiến thức về kỹ thuật và đảm bảo điều kiện kinh tế sẽ thuê đất kinh doanh, các sản phẩm làm ra có thể do công ty tiêu thụ giúp.

Đương nhiên các nội dung cụ thể đều do phòng Công thương tiến hành bàn bạc. Vương Trạch Vinh chỉ yêu cầu Mao Hiếu Lễ là phải đảm bảo nông dân không bị tổn hại gì.

Mấy giáo sư về hưu như Cam Quang Huy cũng động tâm, bọn họ đều thuê một ít đất triển khai trồng trọt các loại cây trồng mà mình biết.

Cam Quang Huy thấy trà Huyện Đại Phường rất có tiền đồ liền thuê cả ngọn núi bắt đầu trồng. Ý của lão là xây dựng thương hiệu cho trà Huyện Đại Phường.

Đất Huyện Đại Phường lại có một lượng lớn được cho thuê, có nhiều nơi đã được thuê hai ba lần. Thông qua Luân chuyển đất đai, rất nhiều nông dân đã có đời sống tốt, vấn đề cơm ăn đã được giải quyết. Kinh tế Huyện Đại Phường phồn vinh còn rõ ràng hơn so với Vương Trạch Vinh suy nghĩ trước đó.

Hôm nay hội nghị thường ủy được diễn ra. Vương Trạch Vinh triệu tập hội nghị thường ủy lần này chỉ có một mục đích đó là tiến hành cải cách cơ cấu trong toàn huyện.

Nhìn các thường vụ, Vương Trạch Vinh nói:

- Huyện Đại Phường phát triển làm mọi người rất vui mừng. Nhưng từ sự phát triển này đã để lộ rất nhiều vấn đề. Có không ít phòng ban ở Huyện Đại Phường vẫn có quan niệm cũ, ý thức phục vụ còn kém, thái độ làm việc không tốt. Hiện tượng này có thể thấy ở nhiều nơi. Huyện Đại Phường nếu muốn phát triển thì không thể không giải quyết mấy vấn đề này.

Bởi vì trước đó các thường vụ đã được thông báo nên hội nghị không có tình hình gì bất ngờ, tất cả mọi người đều lẳng lặng nghe Vương Trạch Vinh nói.

Vương Trạch Vinh giơ cốc lên nhấp một ngụm rồi nói:

- Huyện Đại Phường có một vài phòng ban thấy được tình hình nên dũng cảm cải cách. Phòng Công thương biến bị động thành chủ động, đồng chí Chu Thành Nhạc đứng vững trước áp lực lớn, đi trước một bước. Bây giờ phòng Công thương đã biến hoá rất lớn so với trước đây, thành tích rất rõ ràng. Đồng chí Hà Nông Kinh phòng Than đá cũng cảm thấy mối nguy hiểm này, đứng vững trước nhiều áp lực và kiên quyết phải cải cách. Điều này nói rõ các lãnh đạo phòng ban chúng ta là đáng tin cậy, bọn họ thấy được vấn đề gây trở ngại đến sự phát triển của Huyện Đại Phường chúng ta. Thưa các đồng chí, Huyện Đại Phường nếu muốn phát triển mạnh hơn nữa thì cải cách cơ cấu đã đến lúc bắt buộc phải tiến hành. Thông qua rất nhiều công việc, ban Tổ chức cán bộ đã đưa ra một phương án đề xuất trong huyện, xin mời mọi người lắng nghe và bàn bạc.

Ôn Hòa Lâm liền đưa nội dung đến tay các thường vụ.

Mặc dù mọi người đều biết sơ qua nhưng bây giờ cầm lấy nội dung chi tiết trong tay, bọn họ đều chăm chú đọc.

Đương nhiên có mấy thường vụ quan trọng đã đọc qua.

Ôn Hòa Lâm nói:

- Mọi người đã nhìn rồi, bây giờ tôi xin nói từng hạng mục.

Vương Trạch Vinh nghe Ôn Hòa Lâm nói, nhưng mắt quan sát mọi người. Kết quả làm hắn vui mừng là biểu hiện của mọi người là tán thành với hắn.

- Các phòng ban huyện chúng ta có nhiều nơi chồng chéo về chức năng vì thế thường hay đùn đẩy, tài nguyên hành chính phân tán, hiệu suất quản lý không cao. Tôi đề nghị tiến hành hợp nhất các phòng Nông nghiệp, phòng chăn nuôi, phòng máy móc nông nghiệp, phòng trồng rau thành Hội công tác nông nghiệp huyện cùng với một phòng tổng hợp phục vụ nông nghiệp. Hợp nhất phòng truyền thanh, phòng thể dục thành phòng Truyền thanh thể thao. Hợp nhất phòng Nhân sự, phòng Lao động thành phòng Bảo vệ tài nguyên lao động. Hợp nhất phòng Xí nghiệp xã thị trấn với phòng Quản lý công nghiệp huyện thành phòng Kinh tế huyện. Hợp nhất phòng Đầu tư bên ngoài và phòng Cứu trợ thành một cơ cấu. Hợp nhất ban tiếp đón huyện vào văn phòng ủy ban huyện...

Đây chính là động đến mũ của rất nhiều người, các thường vụ không khỏi giật mình. Không ngờ Vương Trạch Vinh lại làm lớn đến như vậy. Nếu việc này thật sự làm ra thì nhất định sẽ có nhiều tranh cãi.

Sau khi Ôn Hòa Lâm nói xong, nhìn hội nghị khá nặng nề, Vương Trạch Vinh nói:

- Việc này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng đến mũ của nhiều người, ảnh hưởng đến lợi ích của một bộ phận người. Vì vậy nên yêu cầu cải cách phải tiến hành công bằng, hợp lý, khách quan, phải giảm các chấn động khi cải cách. Tất cả mọi người cứ phát biểu đi, nếu như đồng ý thì bắt đầu tiến hành.

Chủ nhiệm Ủy ban kỷ luật Đặng Lực Khôn hỏi:

- Không biết các đồng chí bị điều chỉnh sẽ như thế nào?

Ôn Hòa Lâm nói:

- Chúng tôi cũng đã suy nghĩ đến chuyện sau khi các phòng ban sát nhập, vấn đề đãi ngộ với mọi người. Ví dụ như một vài người phụ trách các phòng ban trước thì có thể đảm nhiệm chức phó ở các đơn vị mới. Còn đãi ngộ thì có thể dựa theo chức trưởng phòng. Lần cải cách này chủ yếu là điều chỉnh cơ cấu mà không phải giảm biên chế. Mục đích căn bản của cải cách chính là giảm lực cản, tăng cường hiệu suất hành chính nhưng không có nghĩa nhất định phải giảm bớt biên chế. Lần cải cách này chủ yếu là thay đổi chức năng của các phòng ban. Sau khi cải cách cơ cấu, không còn dựa theo tỷ lệ hành chính nữa, bên phòng Tài chính sẽ dựa theo số nhân viên để cung cấp kinh phí. Về phần các đồng chí bị mất chức thì chúng ta sẽ tiến hành tập huấn bọn họ. Sau khi đạt yêu cầu sẽ tham gia cuộc thị và một lần nữa quay lại chức vụ. Các nhân viên giữ nguyên vị trí cũng như vậy, không đủ tư cách sẽ phải tiến hành vào tập huấn.

Ngô Nghi Tĩnh nói:

- Cải cách như vậy thì hình như không giảm người mà.

Ôn Hòa Lâm nói:

- Cải cách cũng không có nghĩa là giảm người, mục đích cải cách chính là muốn chuyển biến hữu hiệu chức năng của các phòng ban, thay đổi cách phục vụ. Đương nhiên đối với các nhân viên nhiều lần không đủ tư cách thì vẫn phải xử lý.

Nghe được Ôn Hòa Lâm giải thích như vậy, mọi người coi như rõ ràng. Vấn đề chủ yếu lần này là mũ của các lãnh đạo, còn đối với cán bộ cơ sở thì chỉ cần chú ý trong công việc là không bị ảnh hưởng nhiều.

Phương án cải cách rất nhanh được thông qua.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.