Quan Lộ Thương Đồ

Chương 878: Chương 878: Đê đất giữa thành.




Chu Cẩn Du giật mình, nhưng ánh mắt vẫn còn hoang mang, Triệu Hữu Luân hiểu ra ngay, thấy Chu Cẩn Du luống ca luống cuống, ông ta đành phải nhận lấy trách nhiệm này, lớn tiếng chỉ thị điều động xe tuyên truyền, xe quân dụng đi cứu người dân đang ở phía chính diện cơn lũ, mời chuyên gia thủy lợi lên đê, mở cuộc hợp khẩn cấp, đưa ra phương án ngăn lũ.

Triệu Hữu Luân tuy thấy đề nghị của Trương Khác là chính xác, nhưng ông ta không thể lỗ mãng, cần chuyên gia đưa ra phương án tốt nhất, thành phố Kim Sơn có 300 vạn nhân khẩu, có chút sơ xuất thôi chặt bao nhiêu cái đầu cũng không bù được vào đó.

Cửu Giang Hà là một con sông bao quanh mép đông nam thành phố Kim Sơn, phía sông kề với thành phố là một đoạn đê đất, có thể dùng lòng sông của nó giảm bớt sức lũ, hơn nữa giữa Cửu Giang Hà và đê vỡ còn có một khoảng cách, có thể trì hoãn được một thời gian nhất định.

Phương án ngăn nước mau chóng đưa ra, trước tiên điều động tất cả xe động cơ đưa dân quân kháng lũ hai bên bờ điều tới phía tây Cửu Giang, còn phương án tỉ mỉ có thể tận dụng thời gian hoàn thiện.

- Chúng tôi tới bờ tây Cửu Giang Hà ngay, trung tâm chỉ huy khẩn cấp lập ở đây.

Triệu Hữu Luân thấy Chu Cẩn Du đã hơi hoàn hoàn, nói:

- Bí thư Chu, mời bí thư tới trung tâm chỉ huy kháng lũ chủ trì đại cục, tôi tới tiền tuyến chống cự, trừ khi nước lũ cuốn đi, nếu không tôi sẽ không lùi một bước ...

Dân quân kiên thủ ở bên đê dọc hồ Kim Sơn, Ẩm Mã Hà đã mệt mỏi vô cùng, lại lập tức điều đi tới bờ tây Cửu Giang Hà, xe không đủ, đại đa số co chân chạy hết tốc lực đi cứu nạn...

Ở bờ tây sông Cửu Giang, mấy vạn người hình thành một đội ngũ dài mấy kilomet, dũng cảm ra trận, đắp từng tảng đất moi lên được trước mắt, mau chóng tạo nên một con đê đất như con rồng rài màu vàng.

Trương Khác cùng Thượng Học Nghĩa, Lương Vĩ Pháp cùng với thiếu tướng Khâu Khải tư lệnh phân quân khu tỉnh đứng tên tòa nhà tám tầng, sắc mặt nghiêm trọng nhìn nước lũ ngợp tời bờ đông Cửu Giang Hà.

Đây là đêm trời tạnh hiếm hói từ đầu tháng 7 tới giờ, trăng sao đầy trời, ánh trăng rải khắp núi sông, đêm đẹp như thế không ngờ lại để người ta nhìn thấy cảnh thế này.

Đằng xa sóng cồn ầm ầm cuộn tới, như cuồng phong đang rít gào, nhà cửa phía bờ đông bị sóng xô đổ từng cái một.

Đã hai tiếng từ khi đê bên hồ bị vỡ, sau khi biết tin, Thượng Học nghĩa đang thị sát tình hình ở Chương Châu và Lương Vĩ Pháp thị sát ở Thận Nghĩa đã dùng tốc độ nhanh nhất ngồi xe quân đội về Kim Sơn, chỉ huy công tác.

Đây là lần đầu tiên Trương Khác và Thượng Học Nghĩa gặp nhau, ở trường hợp thế này chẳng có gì để hàn huyên, tất cả lấy vậy cứu hộ làm trọng, chỉ mong xây được đê đất kiên cố trước khi sóng lớn cuốn qua Cửu Giang, mới giúp thành phố phía sau tránh được thảm họa.

Nằm giữa hồ Kim Sơn, Cửu Giang Hà và Ẩm Mã Hà là khu thành phố mới, trừ trung tâm triển lãm quốc tế, có khu công nghiệp phần mềm, khu công nghiệp điện tử và chi nhanh Vườn Sồi đều xây dưng ở đây.

Trương Khác không biết công nhân chi nhánh Vườn Sồi có kịp rút lui hay không, lúc này nước lũ đã tràn tới công trường xây dựng chi nhanh Vườn Sồi, tòa nhà nghiên cứu phát triển kế hoạch xây 16 tầng đã làm tới thầng 9, còn có một đoạn lớn lộ trên mặt nước, đứng ở bên này chỉ nhìn thấy bóng đen mơ hồ, chẳng biết có đúng là nó không.

Kim Sơn khởi động xây dựng thành phố mới làm nơi này đồng thời di dời quy mô lớn, làm cư dân ở đây sụt giảm mạnh, còn công nhân kịp thời tổ chức leo lên chỗ cao.

- Phía Tẩm Viên đã tổ chức sơ tán toàn bộ rồi .... Còn bên phía công trường lượng xe có hạn, nước lũ cuốn đên, còn đại bộ phận công nhân bị vây khốn ở đó, qua thông kê khẩn cấp, có 7 công nhân mất tích.

Phóa Tuấn đi tới báo cáo với Trương Khác:

- Thầy Hứa đã được an bài ở thành phố, Trương Dịch vừa đưa quản đốc Hình tới, đang ở dưới lầu cùng trợ lý Địch.

Thượng Học Nghĩa, Lương Vĩ Pháp, Triệu Hữu Luân phải gành vác trọng trách lớn, Trương Khác trước tiên muốn xác nhận tình trạng nhân viên Cẩm Hồ ở Kim Sơn, chuyện xảy ra vào lúc chập tối, 7 công nhân mất tích chưa chắc đã gặp nạn, phải khẩn cấp điều thuyền xuồng xung kích vào khu đê vỡ tiến hành cứu viện, ban đêm năng lực của trực thăng kém, phải đợi tới ngày mai mới dùng được.

Sau khi bờ tây vỡ đê, đoạn đê xã Tứ Yến tất nhiên cũng vỡ, nước lũ xé toang đoạn đê, hình thành đoạn trống dài mấy trăm mét, ầm ầm cuốn qua xã Tứ Yến, khiến cho áp lực ở phía đông giảm bớt, nhưng nước xung quanh nhà máy Thần Hi ngày càng dâng cao, có rất đông gia đình công nhân viên bị vây khốn ở đó, song bọn họ cũng đã có chuẩn bị đối phó với lũ.

Tới 7 giờ sáng, đợt sóng đầu tiên đã cuốn tới con đê xây tạm, lúc này ông trời đáng hận lại gọi mây đen tới, Trương Khác đứng trên tầng thượng nghe tiếng sóng vỗ vào đê đất, sóng trắng tới rợn người.

Điện thoại không ngừng vang lên, liên tiếp có tin nước lũ xuyên thủng đê đất, vô số cọc gỗ, cát đá, bao tải bị nước lũ cuốn trôi, đây là bức tường phòng hộ cuối cùng rồi, đằng sau chính là 300 vạn nhân khẩu không có gì che chắn.

Hàng tấn nước lũ tiết qua đê vỡ hồ Kim Sơn chảy qua gần 50 kilimet địa hình phức tạp, sức nước có giảm, cho nên tuy không ngừng có tin đê đất sụp đổ, nhưng chưa hình thành sụp đổ chí mạng.

Trời tờ mờ sáng, các lãnh đạo tỉnh ủy được mọi người tháp tùng trở về bộ chỉ huy kháng lũ khẩn cấp, Triệu Hữu Luân ở lại cố thủ, trận đánh này tạm thời coi như đã thắng, nước lũ bị đê đất chặn lại, đã hơi chuyển hướng, theo địa thế cuốn tới vùng đất rộng lớn giữa Cửu Giang Hà và Ẩm Mã Hà.

Mọi người thở phảo, ít nhất thì cũng tam giữ được thành phố Kim Sơn rồi, thời điểm nguy hiểm nhất đã qua, mặc dù nước lũ tạo thành một khu vực ngập lũ tới mấy trăm kilomet khiến vô số người bị bao vây, Trương Khác không giúp được gì, dành gửi gắm vào quân đội và chính phủ trợ giúp.

Ngoài ra mùa mưa chưa kết thúc, nước lũ sẽ còn tới, phải bịt kín đoạn đê vỡ hồ Kim Sơn trong thời gian ngắn.

Trương Khác không cần ở lại bổ chỉ huy kháng lũ khẩn cấp nữa, trước khi cáo từ đám Thượng Học Nghĩa nói:

- Cẩm Hồ sẽ khẩn cấp mua thiết bị cứu sinh dùng tốc độ nhanh nhất chuyển tới, tôi có hai chiếc xe chắc có thể phát huy chút tác dụng cứu nạn, sau này để lại cho tỉnh dùng.

Từ khi tình hình lũ trở nên nguy cấp, Cẩm Hồ đã quyên tặng cho Kim Sơn, Chương Châu, Thuận Nghĩa hàng chục triệu vật tư phòng lũ, những việc Cẩm Hồ làm chưa bao giờ để truyền thông tuyên dương.

Một tiếng sau khi đê vỡ, Trương Khác đưa ra một danh sách dụng cụ cứu sinh yêu cầu bộ chỉ huy khẩn cấp xác định xem có cần gấp không, rồi ngay trong đêm khởi động hệ thống vừa chỉnh hợp của thương vụ Cẩm Hồ đi mua, hành động thần tốc, đã thuê trực thăng đưa từ Kiến Nghiệp tới Kim Sơn.

Lúc này Trương Khác còn để lại hai chiếc hammer dùng cứu nạn.

Đê hồ Kim Sơn bị vỡ, Cẩm Hồ cũng bị thiệt hại nặng nề, công trường Vườn Sồi cách chỗ đê vỡ chưa tới 5 km, bị nước lũ phá hoại nghiêm trọng, chỉ có kiến trúc chủ thể là kháng cực được sức nước, Tẩm Viên cũng bị nước lũ cuốn qua, kéo đổ vô số kiến trúc.

Vậy mà chàng thanh niên này không đề xuất bất kỳ yêu cầu nào, Thượng Học Nghĩa ân hận trước kia vì sao không bỏ cái sĩ diện bí thư tỉnh ủy xuống để nâng chén nói chuyện, có lẽ sau này không còn cơ hội nữa rồi.

Đê hồ Kim Sơn đã vỡ, dù cứu được 300 vạn người dân tp Kim Sơn nhưng cư dân giữa Cửu Giang Hà và Cẩm Mã Hà thì sao? Thế nào cũng có người phải chịu trách nhiệm, Thượng Học Nghĩa biết rõ sĩ đồ của mình đã hết, hiện phải nhanh chóng giảm thiểu tổn thất, cứu vãn sinh mạng bù đắp lương tâm bất an.

Lúc này thư ký trưởng tỉnh ủy tới nói nhỏ với ông ta:

- Điện thoại từ văn phòng quốc vụ viện, thủ tướng muốn nói chuyện với bí thư.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.