Liêu Triết Du cảm thấy rất phiền muộn, được một luồng gió lạnh thổi qua, ông ta dần cảm thấy bình tĩnh lại.
Ông ta cảm thấy hôm nay mình đã bị Ngũ Đại Minh trêu đùa!
Ngũ Đại Minh lấy câu cá làm mánh khóe, thật ra là một đòn tâm lý, mục đích là để Liêu Triến Du trở nên bấn loạn trước mặt ông ta, từ đó lấn áp khí thế của Liêu Triết Du.
Người trong cuộc thường mê muội, lúc đó Liêu Triết Du đang là người trong cuộc, không cảm nhận được điểm này, mà tim ông ta đập thình thịch, vô cùng căng thẳng kích động.
Đặc biệt là khoảnh khắc con cá đầu tiên cắn câu, chuông reo lên, Liêu Triết Du ngay lập tức giật chiếc cần câu, nhưng trên lưỡi câu không có gì cả, lúc đó ông ta cảm thấy như trời cũng sập xuống.
Còn Ngũ Đại Minh thì lại nói bằng một giọng hơi đùa cợt:
- Liêu tổng, câu cá không vội được đâu, phải nắm vững được thời cơ. Nếu sớm quá, thì không câu được, nếu quá muộn, thì cá lại chạy mất, đến lúc đó đều chẳng thu được gì đâu!
Liêu Triết Du cười khan một tiếng, nhớ đến những lời ba hoa vừa rồi của mình, nói hay vậy mà không câu được cá, mặt ông ta cảm thấy hơi nóng.
Sau đó, đám cá kia như đang trêu đùa Liêu Triết Du vậy, chúng cắn vào móc câu mấy lần, nhưng ông ta chẳng kéo được con nào lên cả.
Cuối cùng, ông ta chỉ đành trơ mắt nhìn Ngũ Đại Minh câu được một con cá chép hơn ba cân.
Ngũ Đại Minh đã câu được con cá đầu tiên, rất nhanh đã có được con thứ hai, thậm chí là con thứ ba, còn Liêu Triết Du đang nóng lòng sốt suột, cuối cùng chẳng được gì, không câu được ngay cả một con!
Không câu được cá chỉ là việc nhỏ, quan trọng là trong quá trình này, sự nông nổi, không trưởng thành và rất nhiều nhược điểm khác của Liêu Triết Du đều đã bộc lộ rất triệt để, khí chất của ông ta đã thụt hạng trước mặt Ngũ Đại Minh, sự tự tin ngay lập tức cũng bị đè xuống.
Cuối cùng Ngũ Đại Minh lại nói mấy lời đầy thấm thía, ông ta nói với Liêu Triết Du rằng, sự hấp dẫn lớn nhất của việc câu cá là ở môn thể thao này có thể đo được tâm lý của con người. Ông ta tin rằng, giữa cá và con người có sự ảnh hưởng qua lại. Nếu như lòng người không tĩnh lặng, thì cá sẽ không cắn câu.
Chỉ khi tâm hồn tĩnh lặng, không nóng vội, thì cá sẽ tự động đến.
Mấy câu nói đó làm cho mặt Liêu Triết Du ngay lập tức nóng bừng bừng, giờ đây nghĩ lại, thật sự ông ta đã thua Ngũ Đại Minh trong cuộc chiến tâm lý này rồi.
- Đúng là một con cáo già!
Liêu Triết Minh thần nói. Ông ta dẫn theo Thiệu Khôn, vốn dĩ đầy tự tin, nhưng khi quay về lại không có thu hoạch gì, mà lại không sử dụng được rất nhiều phương pháp xử lý cấp tốc mà ông ta nghĩ đến trước đó.
- Ông ta cẩn thận suy nghĩ về những tâm tư Ngũ Đại Minh, có thể cảm thấy rõ ràng sự kiên định trong nội tâm Ngũ Đại Minh!
Vấn đề đất đai thời gian trước xảy ra ở khu mới Tiền Hà rốt cuộc sẽ phải xử lý thế nào. Xử lý thế nào, thì phải xem Ngũ Đại Minh thích xử lý thế nào, muốn xử lý thế nào, thì sẽ xử lý như thế! Còn những người khác, thì đừng cho ý kiến hay bàn luận linh tinh ở một bên nữa.
Còn về những người muốn thông qua việc này để trục lợi, Ngũ Đại Minh phải khiến cho anh trở nên thần phục, đồng lòng với ông ta, sau đó xem tâm trạng của ông ta, và thái độ của người muốn trục lợi, nếu như thái độ của doanh nghiệp phía dưới không đứng đắn, vậy thì xin lỗi, anh không có cửa gì đâu.
Ngũ Đại Minh chưa bao giờ nhắc đến những tính cách này của mình, nhưng Liêu Triết Du có thể nhận ra rất rõ ràng những tính cách mạnh mẽ này của ông ta.
Tất cả những hành động của Ngũ Đại Minh, tất cả đều nhằm ám thị với Liêu Triết Du, trên đất Đức Cao này, Ngũ Đại Minh mới là người đứng đầu, dù là Liêu gia hay Phương gia, hay là anh em họ Hầu, đều phải thu cái đuôi của mình về, đừng để nó hiện ra trước mặt ông ta, càng không được làm những việc vượt quá phận sự trước mặt ông ta, nếu không thì, Ngũ Đại Minh sẽ ra tay không khách sáo!
Phương Khắc Ba luôn là một người rất thời thượng.
Bình thường ông ta thích ca hát, và cũng thích khiêu vũ.
Là cán bộ lãnh đạo, bản thân có sở thích này, nhất định sẽ có thành tích khi xử lý công tác mảng văn hóa.
Còn đối với những người muốn bợ đỡ, tiếp cận Phương Khắc Ba, đây cũng là hai thủ đoạn không thể thiếu.
Một ví dụ điển hình trong số đó, là Phó cục trưởng cục Văn hóa thành phố Hà Tổ Huy, ngày trước khi Hà Tổ Huy quen Phương Khắc Ba, ông ta chỉ là một nhân viên bình thường của đoàn kịch khu Ngũ Tinh.
Lúc đó, Hà Tổ Huy biết hát, đặc biệt là hát những bài hát Hồng Kong Đài Loan nổi tiếng, Tứ Đại Thiên Vương nổi tiếng lúc đó, Hà Tổ Huy đều có thể bắt chước rất giống, ông ta có tài cán như vậy, nên khu trưởng khu Ngũ Tinh đều rất coi trọng ông ta.
Bắt đầu từ lúc đó, Hà Tổ Huy bắt đầu bước vào con đường làm quan, đến tận bây giờ, đã trở thành một Phó cục trưởng nắm thực quyền ở cục Văn hóa thành phố.
Rất nhiều người đều nói rằng sĩ đồ của Hà Tổ Huy do hát mà thành, điều này không thể tách rời với sự yêu thích của Phương Khắc Ba với ông ta.
Đương nhiên, bản thân Hà Tổ Huy cũng thật sự có tài, và ông ta còn là một người rất tỉ mỉ. Từ trước đến nay, ông ta vận hành đoàn kịch Ngũ Tinh rất tốt, những nhân tài ca hát và khiêu vũ trong các giới xã hội Đức Cao, đều được đoàn ca hát bồi dưỡng ra.
Sau khi ông ta nhậm chức Phó cục trưởng cục Văn hóa, ông đã thông qua phương thức phát kinh phí chuyên ngành, để vực đoàn kịch Ngũ Tinh dậy.
Đoàn kịch Ngũ Tinh là một tờ danh thiếp của sản nghiệp văn hóa Đức Cao, nhưng cùng với đó, đây cũng là một nơi Hà Tổ Huy xây dựng nên để lấy lòng Phương Khắc Ba.
Phương Khắc Ba có sở thích ca hát khiêu vũ, trong đoàn kịch có đầy đủ cả nhân viên và thiết bị, sân khấu cũng có. Chỉ cần có lãnh đạo tham dự, là có thể tổ chức vũ hội hay một buổi họp mặt nhỏ.
Có lúc, Phương Khắc Ba cũng thích cho thêm chút ca hát khiêu vũ khi tiếp khác, đoàn kịch có thể tổ chức người để thỏa mãn yêu cầu này.
Cũng chính ở trong đoàn kịch Ngũ Tinh này, Phương Khắc Ba lần đầu tiên gặp được Tống Ca.
Ngày đó đoàn kịch có một hoạt động chúc mừng nhỏ, Phương Khắc Ba rất khiêm nhường, Hà Tổ Huy đi cùng với ông ta, hai người cùng đi vào phòng đã đặt.
Chính trong căn phòng này, một bài hát “Hồng Nhạn” hát với giọng cao vang dội, làm rung động mọi nơi, Tống Ca lúc đó cất cao giọng hát trên sân khấu, bộ váy đầm màu tím, làm cho khí chất của bà rất thoát tục.
Bình thường Phương Khắc Ba đã thích bài “Hồng Nhạn” này.
Đặc biệt là câu “uống hết rượu, ta lại rót đầy, hôm nay ta phải uống thật say!”, Phương Khắc Ba từng viết câu hát này trên cuốn vở của ông ta.
Không thể không nói, bài hát này của Tống Ca quá xuất sắc, nó khiến cho Phương Khắc Ba lúc đó đã phải hỏi Hà Tổ Huy, người phụ nữ này là ai!
Hà Tổ Huy cũng không quen người này, bèn gọi trưởng đoàn đến, trưởng đoàn vừa nghe Bí thư Phương hứng thú với ca sĩ này, bèn vội vàng gọi Tống Ca đến.
Và Tống Ca đã cùng Phương Khắc Ba gặp gỡ lần đầu tiên như vậy.
Khi Phương Khắc Ba biết trước kia Tống Ca là người của xưởng máy kéo Lâm Tinh, ông ta đã ngay lập tức cảm thán rằng, xưởng máy kéo Lâm Tinh thật quá làm mai một nhân tài, nhân tài như vậy mà ngày nào cũng ngồi trong phòng làm việc, quả là đáng tiếc!
Tống Ca vẫn mỉm cười nghe những lời của Phương Khắc Ba, rất ít khi nói vào, trông bà vô cùng im lặng!
Đoàn trưởng đoàn kịch bên cạnh nói vào:
- Bí thư Phương, Tống tiểu thư là một người yêu ca hát điển hình, trước kia cô ấy rất thích hát, chỉ là chưa được đoàn kịch của chúng tôi phát hiện ra mà thôi!
Lúc này Tống Ca đã lên tiếng, nói rằng ngày xưa khi cô làm việc ở Lâm Tinh, ngày nào cũng vùi đầu vào công việc, thời gian dành cho ca hát chỉ khi ở một mình.
Còn bây giờ, Lâm Tinh tiến hành cải cách cơ thế, giảm biên chế lớn, cô ấy đã mất việc, thất nghiệp, không thể mưu sinh dựa vào cách này nữa.
Phương Khắc Ba hỏi Tống Ca, hát một bài hát được bao nhiêu tiền, Tống Ca trả lời, hát một bài được 30 Tệ.
Phương Khắc Ba trầm ngâm một lúc không nói gì, cuối cùng, ông quay đầu hỏi Hà Tổ Huy:
- Hãy đi sắp xếp một căn phòng, chúng ta nghe Tống tiểu thư hát thêm mấy bài nữa, anh mời nhé!
Buổi tối hôm đó, Tống Ca đã hát cả thảy mười bài, trong đó có đến năm bài cô cùng hát với Phương Khắc Ba, hai người phối hợp rất ăn ý, có thể nói là rất hợp nhau, không khí trong căn phòng vô cùng sôi nổi.
Cuối cùng Hà Tổ Huy muốn trả tiền cho Tống Ca, nhưng Tống Ca kiên quyết không nhận, nói rằng hát cho lãnh đạo nghe sao có thể lấy tiền.
Phương Khắc Ba liền nói, để Tống Ca lấy tiền, Tống Ca mới miễn cướng lấy 150 Tệ, sau đó cảm ơn rối rít rồi rời đi.
Tống Ca đi rồi, khiến Phương Khắc Ba trở nên trầm mặc.
Ông ta hỏi đoàn trưởng đoàn kịch, trong đoàn có vị trí thích hợp nào không, đoàn trưởng nói rất khó xử:
- Bí thư Phương, ông cũng biết đấy, kinh phí của đoàn kịch chúng tôi khá eo hẹp. Phần lớn những đoàn viên của chúng tôi đều là nghiệp dư, đây cũng là lý do chúng tôi có thể sinh tồn.
Tống tiểu thư là một nhân tài, nhưng, nếu muốn vào biên chế đoàn kịch cũng không có, nhưng về phương diện đãi ngộ, nhất định sẽ không có thay đổi nhiều!
Hà Tổ Huy đã nghe ra ý của Phương Khắc Ba, ông ta vội vàng nói:
- Hay là thế này, tôi có thể sắp xếp cho cô ấy vào cục Văn hóa dưới hình thức tuyển dụng cán bộ…
Phương Khắc Ba hơi chau mày, xua xua tay rồi nói:
- Ai bảo anh xen vào việc người khác vậy hả? Bao nhiêu công nhân thất nghiệp vậy, anh đều kéo vào cục Văn hóa bằng cách tuyển dụng cán bộ sao?
Hà Tổ Huy bị từ chối, vội vàng im bặt.
Ông ấy đã hiểu, Bí thư Phương lo rằng người ta sẽ đồn ra đồn vào, vừa không được để người ta xì xào, mà lại có thể làm việc theo ý lãnh đạo, Hà Tổ Huy nghĩ một lát, thật sự không nghĩ ra được cách gì.
Những ngày sau đó, khi Phương Khắc Ba cần thư giãn, đều tới đoàn kịch.
Bình thường đoàn kịch rất phân tán, khi cần sắp xếp người, đoàn trưởng mới gọi đến, thường thì, những hoạt động trong bàn đều diễn ra trong nhà khách của cục Văn hóa, ở đó có đầy đủ thiết bị, gần đây, Bí thư Phương đến rất thường xuyên, Hà Tổ Huy liền sắp xếp sân khấu của nhà khách cục Văn hóa không cho thuê ra ngoài nữa, làm thành nơi tổ chức hoạt động cho nhân viên cục Văn hóa, sắp xếp như vậy, những người đến sâu khấu ngày càng ít hơn.
Mỗi lần Phương Khắc Ba đến ca hát khiêu vũ, Tống Ca là người ông ta nhất định phải gọi tới, có một lần, hình như do con của Tống Ca bị bệnh nên cô ấy không tới.
Hôm đó Phương Khắc Ba chỉ hát qua loa mấy bài, rồi đi, làm cho rất nhiều sự sắp xếp cẩn thận của Hà Tổ Huy đều không được dùng đến.
Có bài học đó, Hà Tổ Huy liền hiểu rằng, Phương Khắc Ba đến đây hát, có một nửa là vì Tống Ca, thế là ông ta liền dặn cấp dưới, dù thế nào cũng phải giữ chân Tống Ca lại, điều kiện kinh tế gia đình của cô ấy có khó khăn, thì phải quan tâm, phải để cho cô ấy kiên trì đến đây diễn, tiền cát xê mỗi lần diễn có thể trả cao hơn một chút.
Có sự sắp xếp như vậy, quả nhiên, Tống Ca bèn không vắng mặt nữa, vì vậy, sự xem trọng của Phương Khắc Ba đối với công tác văn hóa, dường như đã cao hơn trước đó!