Trên trang 2 của Nhật báo Đông Sơn, Phó trưởng ban Tin tức, phóng viên Lý Tương đã đăng tin “Một trợ lý Chủ tịch thành phố nhận nhiệm vụ lúc lâm nguy, hồi sinh lại một doanh nghiệp nhà nước”.
Bài báo đã viết về việc An Tại Đào làm “lính cứu hỏa” cho công ty Than – Khí gas Phòng Sơn. Một cơ quan ngôn luận của tỉnh đánh giá cao công tác của một cán bộ khiến cho quan trường Phòng Sơn chấn động không nhỏ.
Thái độ của tỉnh rõ ràng hơn thành phố. Điều này có ý nghĩa gì thì rất nhiều người âm thầm đoán mò trong bóng tối.
Nhưng bài báo của Lý Tương chỉ đến mức như thế chứ không lan rộng hơn nữa. Vì trong cả nước đã xảy ra một đại sự. Dịch Sars ngày càng nghiêm trọng, từ vùng duyên hải phía nam khuếch tán đến đất liền. Tại Yên Kinh những ngày qua đã bị tổ chức Y tế thế giới tuyên bố là nơi có tình trạng dịch Sars phát triển mạnh nhất.
Đây chính là một sự kiện mà nhiều năm sau đó vẫn còn xảy ra.
Thứ nhất, bác sĩ ở Yên Kinh vẫn chưa chẩn đoán chính xác người bệnh và ca bệnh. Cứ sau một ngày thì tình trạng lại càng tăng gấp bội. Tình hình bệnh dịch đã đi vào thời kỳ nguy hiểm. Thứ hai, Trung ương Đảng, quốc vụ viện đề xuất nhân dân phải có trách nhiệm cao độ, phát hiện đúng lúc, quyết không cho phép giấu diếm. Thứ ba, bệnh dịch này được xếp vào bệnh truyền nhiễm. Thứ tư, bởi vì thất bại trong việc chống lại bệnh dịch, Bộ trưởng bộ Y tế Trương, Phó bí thư Thành ủy Yên Kinh Cố đã bị Trung ương miễn chức.
Tình trạng bệnh dịch ở Yên Kinh ngày càng ác liệt. Bí thư chi bộ Đảng Đặng, khoa Truyền nhiễm vì xung phong ở lại tuyến đầu mà nhiễm bệnh bất hạnh qua đời.
Cùng ngày, Quốc vụ viện tuyên bố, để phòng tránh việc lây lan căn bệnh, nên hủy bỏ ngày nghỉ mùng một tháng năm. Bộ Y tế quốc gia tuyên bố, từ hôm nay trở đi, hướng Tổ chức Y tế thế giới báo cáo tình hình bệnh dịch của quốc gia. Tổng cục hàng không dân dụng đã ra quyết định, những hành khách bay trong nước, phải trình báo giấy khám sức khỏe thì mới cho đăng ký thủ tục.
Trung ương Đảng, Quốc vụ viện nhanh chóng thành lập tổ chỉ huy công tác. Sau đó, các khu tự trị trong cả nước, dưới cơ cấu hành chính đã thành lập tổ công tác lãnh đạo có liên quan. Đối phó với dịch Sars đã trở thành một công tác quan trọng nhất của Đảng và nhà nước hiện nay.
Chính vì vậy mà không khí trong nước cũng trở nên khẩn trương.
Ngày 23 tháng 4, Nhật báo Trung ương đã phát hành bài xã luận “Vạn người một lòng chống lại dịch Sars”. Đồng thời, thông tấn xã trung ương cũng đưa ra phát biểu:
- Tình hình bệnh dịch xảy ra nghiêm trọng, uy hiếp đến sức khỏe và sinh mạng của quần chúng nhân dân. Đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Trung ương Đảng, Quốc vụ viện đã xem xét thời thế, đưa ra quyết sách, đề xuất bình tĩnh ứng phó, đem sinh mạng của quần chúng nhân dân đặt lên hàng đầu, nhanh chóng ngăn chặn bệnh dịch lây lan.
Không hề nghi ngờ, chống lại dịch Sars là công tác hàng đầu từ trung ương đến địa phương. Bất kể là trong quan trường hay không cuộc sống hàng ngày, không khí đều rất khẩn trương. Ban đầu, mọi người đều không quan tâm đến việc này nhưng dần dần bắt đầu lan truyền. Và đã có trường hợp tử vong, cả bệnh nhân và nhân viên chữa trị đều chết. Điều này dẫn đến tâm lý khủng hoảng nhất định.
Những đồ dùng phòng hộ và thuốc phòng dịch Sars đã được bán hết ra ngoài.
Là một người tái sinh, An Tại Đào sớm đã có tâm lý chuẩn bị. Hắn biết dịch Sars không đáng sợ như mọi người đã nghĩ, nhưng vẫn không có nửa điểm qua loa. Từ đầu tháng ba, hắn đã dặn ba cô gái phải chú ý đến vấn đề vệ sinh, ít đến những nơi đông người. Đồng thời còn dặn các cô phải chuẩn bị thuốc và những đồ dùng chống độc.
Tuy rằng ba cô gái cảm thấy thắc mắc nhưng vẫn làm theo. Cho đến khi Yên Kinh trở thành khu dịch bệnh thì ba cô gái lúc này mới nhớ đến những gì An Tại Đào đã dặn dò.
Dịch Sars đã vượt mức báo động.
Tất nhiên, bởi vì đột phát dịch bệnh nên việc lựa chọn và điều động cán bộ hậu bị cấp Phó giám đốc sở đến trung ương nhậm chức tạm thời hoãn lại.
Tỉnh Đông Sơn thành lập tổ lãnh đạo công tác chống dịch Sars, Chủ tịch tỉnh Trần Cận Nam đảm nhiệm chức tổ trưởng tổ lãnh đạo, văn phòng thiết lập tại sở Y tế tỉnh, phụ trách phối hợp chỉ huy toàn bộ công tác tỉnh. Từ đó, các nơi đều thành lập cơ cấu tương ứng.
Sau đó, Tỉnh ủy Đông Sơn đột nhiên lại tuyên bố thành lập tổ lãnh đạo giám sát. Bí thư Tỉnh ủy Tiếu Tác Niên đích thân đảm nhiệm chức Tổ trưởng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Trần Cận Nam đảm nhiệm chức Phó tổ trưởng. Các Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy toàn bộ là thành viên. Tổ lãnh đạo giám sát văn phòng được thành lập tại văn phòng Tỉnh ủy, tiến hành giám sát kiểm tra công tác phòng chống dịch Sars.
Nhìn hai cơ cấu này thì tưởng như một nhưng thật sự là không phải. Một là cơ cấu lãnh đạo chỉ huy hành chính, một là cơ cấu giám sát bên trong, chức năng hoàn toàn khác nhau. Nói ngắn gọn, tổ lãnh đạo giám sát thành lập để đốc thúc, kiểm tra tổ lãnh đạo công tác mà thôi, có chức năng như một cuộc khảo hạch cán bộ.
Bí thư Tỉnh ủy Tiếu Tác Niên đối với công tác phòng chống dịch Sars rất coi trọng.
Mà gần như cùng lúc đó, một bổ nhiệm đặc biệt đã được tiến hành, từ Ban tổ chức cán bộ Tỉnh ủy thẳng đến thành phố Phòng Sơn.
Trong lúc mọi người đang buôn bán trên đường, bỗng nhiên có người hô to:
- Tổng bí thư đến đấy!
“Tổng Bí thư giờ phút này đã đến nơi trọng tâm của bệnh dịch, mang đến sự ủng hộ thật lớn cho quần chúng. Ngài đã dùng hành động thực tế của mình để sử dụng quyền tập thể vì dân mà sử dụng, vì dân mà tính toán, cấp cho người dân một sự hứa hẹn. Toàn bộ người dân Trung Quốc đã nhìn thấy được một sức mạnh to lớn”
Sau khi ăn cơm tại căn tin cơ quan, An Tại Đào về phòng nghỉ ngơi. Hắn mở chiếc TV nhỏ để xem tin tức. Hình ảnh Tổng bí thư thị sát tình hình bệnh dịch cùng với Thủ tướng đeo khẩu trang màu trắng đứng trong khuôn viên phòng bệnh đập vào mắt An Tại Đào.
- Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, hy vọng mọi người cũng đồng tâm hiệp lực, đoàn kết nhất trí. Không có khó khăn nào là không thể vượt qua.
Giọng nói khàn khàn của thủ tướng truyền vào lỗ tai của An Tại Đào. Mặc dù biết rõ chuyện này nhất định sẽ vượt qua, nhưng hắn trong lòng vẫn cảm thấy một sự kích động.
“Để tìm được cách trị liệu đúng, các chuyên gia truyền nhiễm đã cố ý đem thân mình ra làm huyết thanh để thử nghiệm. Người bệnh được tiêm huyết thanh đã có dấu hiệu khôi phục. Kỳ tích đã xuất hiện. Sau thời gian nằm viện, bệnh nhân đã được xuất viện. Các chuyên gia đã dùng chính sinh mạng của mình để thực nghiệm, vì chống đỡ dịch Sars mà mở ra một con đường mới”
“Trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch, những bác sĩ xông vào trận tuyến đầu tiên sẽ vĩnh viễn đi vào tâm trí của mọi người. Bọn họ đã dùng chính sinh mạng quý giá của mình để mang lại cuộc sống mới cho người khác. Tên tuổi của bọn họ sẽ được lưu truyền mãi mãi. Y tá trưởng Diệp Hân đã chấp nhận bị lây bệnh mà chăm sóc người bệnh và những nhân viên khác. Trong di vật của Diệp Hân, chúng tôi đã phát hiện được một quyển về danh y của nhà Đường Tôn Tư Mạc “Tấm lòng thành của danh y”. Quyển sách đã viết rằng: “ Phàm đã chữa bệnh cứu người thì không cầu người khác trả ơn”.
Nghe phát thanh viên trên TV tường thuật lại, An Tại Đào trong lòng thở dài, đôi mắt không kìm nổi có chút ướt át.
Bất kể như thế nào thì dịch Sars này không chỉ là một tai nạn đột phát mà còn trở thành một loại đá thử vàng. Bất kể là với cán bộ cấp Đảng, mà đối với những nhân viên chữa bệnh, hay là đối với đạo đức xã hội mà nói thì đây đều là một khảo nghiệm ác liệt.
An Tại Đào biết, bởi vì dịch Sars bùng nổ mà rất nhiều cán bộ được đề bạt, đồng thời cũng có rất nhiều cán bộ bị xét xử. Điện thoại di động của hắn chợt vang lên, An Tại Đào lấy lại bình tĩnh, nghe điện thoại.
Đây là điện thoại của Trưởng phòng phòng Cán bộ 1 Tần Quân của Ban tổ chức cán bộ Thành ủy gọi đến, nói là buổi chiều phải mời dự họp toàn bộ cán bộ thành phố. An Tại Đào gật đầu:
- Được, tôi biết rồi, tôi sẽ đến tham dự đúng giờ.
Bởi vì Bí thư Tỉnh ủy Tiếu đứng trước gian nguy mà điểm tướng, Ban tổ chức cán bộ Tỉnh ủy khẩn cấp tuyên bố nhiệm vụ mới của An Tại Đào. Ngoại trừ An Tại Đào, thì đại khái cũng là Bí thư Thành ủy Tống Ngênh Xuân và Chủ tịch thành phố Đông Phương Du hai lãnh đạo chủ chốt cũng được Ban tổ chức cán bộ Tỉnh ủy gọi.
Về phần người được bổ nhiệm là An Tại Đào, thì trước khi ăn cơm mới nhận được điện thoại của Phó trưởng ban Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy Hứa Kiến Dũng. Việc bổ nhiệm này khiến cho An Tại Đào cảm thấy rất đột ngột.
Cùng với Phó trưởng ban Hứa nói chuyện xong, An Tại Đào liền gọi điện thoại cho Trần Cận Nam. Trần Cận Nam không nói gì, chỉ căn dặn hắn phải biết phục tùng sự bố trí của tổ chức, không được phụ lòng kỳ vọng của Bí thư Tiếu.