Quỷ Sai

Chương 7: Chương 7: Bản thảo cương mục [1]




Nếu nói gặp Diêm Vương khiến tôi há mồm kinh ngạc thì khuôn mặt của Huyền Diệp lại khiến tôi nói chẳng nên lời. Vốn đứa trẻ cặp đôi với Bạch Hiểu Tiểu chính là Huyền Diệp, mà khuôn mặt của cậu ta, mày mắt, dung mạo kia rõ ràng giống Tô Dục như khuôn đúc.

[1] Bản thảo cương mục là một từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật học được thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn vào thế kỷ 16 đầu thời nhà Minh.

Định giở trò gì đây?

Đợi đến khi tôi định thần lại thì bốn phía xung quanh đã chật ních Quỷ quan.

Hầu hết đều tò mò về Tịch Đức, muốn tận mắt chứng kiến khuôn mặt thực sự của y.

Tôi từng nghe Quỷ đầu đại ca kể rằng, tám chín phần mười Quỷ quan của Địa phủ chưa từng gặp Diêm vương, thực ra nhiệm kỳ của Diêm vương vô cùng lâu, lâu đên mức các Quỷ quan tham gia lễ nhậm chức của ông ta đều đã đi đầu thai hết rồi.

Trong đó cũng có không ít những người tình mẹ bao la mê tít dung mạo của Huyền Diệp, nói một cách chính xác hơn là dung mạo của Tô Dục tuổi mười ba.

"Huyền Diệp, đệ từng thấy Tô Dục rồi à?" Tuy hỏi như thế nhưng tôi nghĩ nhất định là gặp qua rồi.

"Gặp rồi, chính là cậu bé đọc sách ở tiểu huyện thành", bộ dạng của Huyền Diệp tràn đầy vẻ đắc ý, rõ ràng là sớm đã dự liệu được phản ứng của mọi người.

"Tại sao đệ lại biết?" Tiểu huyện thành phía Đông kia lại nổi tiếng như thế sao?

"Đương nhiên rồi", cậu bé gạt đi một bàn tay mập ú đang định sờ lên mặt mình, "Đệ ở kinh thành, nơi tin tức linh thông lắm mà".

"Kinh thành?" Tôi không hiểu Tô Dục có quan hệ gì với những người ở đây, dẫu là hoàng thượng thì cũng không đến mức chuyện gì cũng cần phải biết chứ.

"Lúc đầu đệ chỉ nghe nói ở triều Đường thôi", cậu bé chau mày rồi lách người chui khỏi đám đông, coi bộ không chịu nổi cảnh bị mọi người nhìn chằm chằm nữa.

"Phủ doãn phủ Hoài An báo cáo lên Khâm sai đại thần. Khâm sai lại tâu bẩm lên hoàng đế, nói rằng ở huyện Thanh Hà xuất hiện thần đồng."

"Thần đồng?"

"Nghe nói có tài đọc đến đâu nhớ tới đó, đích thân Hoàng đế hạ lệnh cho Khâm sai đại thần dò hỏi chốn dân gian, và xác định đó chính là sự thực."

Khả năng ghi nhớ siêu phàm là sự thực. "Thế nên đệ mới đi xem thử hả?"

"Không chỉ như vậy, đệ còn nghe nói có một vị thái giám quản sự lén báo tin cho tay Cốc Vương mê trai nữa, đứa trẻ này giống như thiên tiên hạ phàm, khác nhau trời vực với luyến đồng bình thường."

Cốc Vương? Luyến đồng? Là gã vương gia đó!

Chẳng hề phát hiện ra thần sắc kinh ngạc của tôi, cậu bé khua khua tay: "Đệ bay qua ngắm một phen, nhân thể mượn mặt của nó xài đỡ".

Trăm mối tơ vò trong đầu không ngừng chuyển động, hoàn toàn không có dự cảm tốt lành nào, tôi vội vàng từ biệt mọi người, liếc qua bên kia thấy Tịch Đức đang nhìn mình, nhưng chẳng kịp quan tâm nghĩ ngợi nhiều, tôi quay gót nhanh chóng rời khỏi vũ hội.

Về dung mạo của Tô Dục, lúc nào trong lòng tôi cũng mơ hồ dấy lên một cảm giác bất an. Hoàn toàn không phải là do chưa từng nhìn thấy ai tuấn tú như thế ở thời hiện đại, các minh tinh tròn béo xấu gầy loại nào cũng có cả. Nhưng không thể đem thời cổ đại so sánh với hiện đại được, ở xã hội không nhân quyền, có tài sắc nhưng lại không có tiền bạc thế lực, chỉ có thể chịu cảnh bị áp bức, bị bóc lột, bị cưỡng đoạt, nếu không từ đâu mà có cái gọi là hồng nhan bạc mệnh đây? Hoàn cảnh như thế đối với một thiếu niên mười ba tuổi mà nói, là điềm báo cực kỳ không lành. Nhưng mối phiền phức họa hại này đến nhanh như thế, thực sự cũng nằm ngoài dự liệu của tôi.

Khi ở địa phủ các Quỷ quan bị cấm sử dụng di chuyển chớp mắt, nên tôi mất không ít thời gian, từ quảng trường trung ương đến nơi giao giới giữa nhân gian và địa phủ.

Đang đợi đi qua thì bất chợt một giọng trầm trầm như tiếng đàn contrebasse vang lên phía sau lưng.

"Nhiếp Thất Thất, ta đứng ở lập trường của Diêm Vương mà nhắc nhở cô, chớ có ngông cuồng làm bất cứ chuyện gì trái với quy củ."

Tôi quay đầu lại, ngước ánh mắt khó hiểu nhìn Tịch Đức, y cho rằng tôi định làm gì?

Ngữ khí hòa dịu hơn, y nói tiếp: "Cô đi vội như thế, lại chạy thẳng đến nhân gian, ta cũng có thể đoán ra đôi chút. Ta lấy thân phận bằng hữu để cảnh cáo cô, đốỉ với chuyện ở nhân gian, cô chỉ có thể lẳng lặng chờ đợi mọi chuyện diễn ra thôi".

Lời cảnh cáo của y càng khiến tôi thêm phần hoảng loạn, khi tôi dùng tốc độ nhanh nhất để trở về triều Minh, đợi tôi không phải là cảnh tượng hoang tàn đố nát mà là vẻ bình lặng trước cơn bão.

Bên cạnh Tô Dục đang ngủ say tôi nhìn thấy Nhàn Thục, tay cô nàng cầm cây quạt, ngước ánh mắt muôn phần xin lỗi về phía tôi.

Con tim tôi bất giác trùng xuống, nhất định cô nàng đến định hồn.

Sáng sớm từng tia nắng mặt trời mờ mờ ảo ảo chiếu rọi lên đường, tôi kéo Tô Dục bỏ chạy. Trên mặt cậu lúc này là sự hòa trộn giữa thái độ kinh hãi và nỗi bi thương, không làm chủ được tinh thần, chi đành để mặc tôi lôi đi.

Đinh sư phụ bị chém chết trong lúc đấu tranh vật lộn với quan binh.

Khi ấy, quan binh xông thẳng vào y quán muôn bắt Tô Dục, ngay đến cơ hội giải thích cũng chẳng có, ngang ngược bá đạo khiến Đinh sư phụ cảm thấy có chuyện chẳng lành xảy ra, thế rồi trong lúc phản kháng kịch liệt đã bị chém chết, những mong kéo đài thời gian để Tô Dục bỏ chạy.

Tôi không biết liệu có phải trong lòng mình cảm thấy may mắn khi người chết không phải Tô Dục, nói về mức độ thân thiết, chắc chắn Đinh sư phụ chăng thể sánh được với Tô Dục, nhưng dù sao cũng là mạng người, huống hồ tôi với ông ta cũng đâu phải người xa lạ, ông ta là người chân thành, chưa từng tính phí cao khi chữa bệnh cho người nghèo, chẳng biết có con nối dõi ở cố hương hay không, nhưng đối với Tô Dục, ông ta coi cậu như con đẻ, toàn tâm toàn ý nuôi dưỡng dạy dỗ cậu.

Ông là một trong những người tốt ít ỏi còn lại giữa xã hội mất hết nhân tính này, có lẽ trước đó đã sớm nghe phong thanh, với sự từng trải và kinh nghiệm của ông ta, đương nhiên biết được nếu Tô Dục rơi vào tay đám quan lại quyền quý, sẽ phải đối mặt với hậu quả thế nào, cho nên mới liều mình chống đối như thế.

"Chúng ta ... đang đi đâu đây?", cậu thở không ra hơi hỏi tôi, trên gò má vẫn còn vương hàng lệ.

Nói thật lòng thì tôi cũng không biết. Từ trước đến nay chưa từng có kinh nghiệm bỏ chạy trối chết thế này, làm sao tôi biết được nên chạy đi đâu cơ chứ?

"Có con đường bí mật nào dẫn ra ngoài thành không?", tôi hỏi cậu.

"Đệ nghe Đại Bảo nói phía Tây tường thành bị sụt lở, bọn nó thường đến chỗ đó chui ra ngoài chơi đùa."

Cũng nhờ vào những tháng năm nghèo khổ chiến tranh liên miên, tường thành lâu năm chẳng được tu sửa. Chui ra theo một lỗ chó bé tẹo, Tô Dục đã trốn thoát được, chí ít tạm thời lẩn vào rừng rậm, nếu không bị dã thú bắt ăn thịt, thì hẳn sẽ sống được thêm một khoảng thời gian nữa.

Còn có thể trốn được ở đâu bây giờ? Trong rừng rậm tôi không thể xác định phương hướng, không dám tiếp tục tiến vào sâu nữa, vì thế liền kéo cậu lại cùng ngồi lên một tảng đá lớn nghỉ chân.

"Tại sao họ lại bắt đệ?" Tai ương này giáng xuống quá ư bất ngờ, khiến cậu không cách nào hiểu được.

"Có lẽ là vì có một tên vương gia ham thích luyến đồng."

Tô Dục từng nghe từ "luyến đồng" từ chính miệng của bọn trẻ hay bắt nạt cậu kia, thế là liền hỏi, "Là vì dung mạo của đệ sao?".

Dù là khuynh quốc khuynh thành, cũng chỉ có thế gánh vận mệnh hồng nhan họa thủy.

"Là đệ đã hại chết Đinh sư phụ." Quầng mắt cậu bé đỏ au.

Tôi lắc đầu, "Đương nhiên không phải". Cậu chẳng qua cũng chỉ là một đứa trẻ, "Là quyền lực, dục vọng".

"Quyền lực của ai? Dục vọng của ai?" Cậu nghiến răng nghiến lợi.

Biết ai với ai đế làm gì chứ? "Đệ muốn báo thù?".

Cậu trầm mặc, ánh mắt sớm trưởng thành lần đầu tiên lóe lên vẻ lạnh lùng quyết liệt.

Tôi cười sự ngây thơ của cậu: "Đừng ngốc nữa, dân nào có thể đâu với quan chứ, huống hồ hiện tại đệ còn chưa lo xong cơm ăn áo mặc nữa là".

E rằng lại phải trở về cuộc sống cái bang đầu đường xó chợ.

"Lẽ nào cứ để bọn họ coi rẻ mạng người như thế sao?"

"Mọi chuyện tùy lượng sức mình mà thôi." Hiện nay khả năng cậu báo thù thành công còn thấp hơn cơ hội trời nắng đẹp ở địa phủ nữa là.

"Tô Dục, đệ còn nhớ mẫu thân của mình không?" Để chuyển chủ đề câu chuyện, tôi hỏi cậu.

"Nhớ, mẫu thân rất đẹp, rất yêu thương đệ và muội muội."

"Vậy còn phụ thân của đệ?"

"Phụ thân rất nghiêm túc, không hay nói chuyện phiếm với bọn đệ."

"Họ đều qua đời rồi phải không?"

Cậu buồn bã gật đầu: "Phụ thân sau khi thi đỗ làm quan trong triều, vì đắc tội với quyền thần nên bị tống vào đại lao. Dù không ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhưng dẫu sao gia đạo cũng dần suy vi, duy trì không được lâu liền phân chia tài sản. Mẫu thân thuộc chi thứ ba, chẳng được phân bao nhiêu gia sản, trong khi lang bạt đây đó liền bị mắc phong hàn, rồi lìa bỏ nhân gian".

Thời cổ đại, những chuyện kiểu như thế chẳng có gì mới mẻ, tôi nghe mà chẳng mấy đồng cảm. Dẫu sao sống trong cái xã hội ăn thịt người này, chỉ cần sống sót cũng là một chuyện vô cùng khó khăn.

Thứ Tô Dục cần cũng chẳng phải là sự đồng cảm của tôi, đối với cậu bé mà nói, cuộc sống ăn mày hơn một năm qua, cũng sớm khiến cậu hiểu rõ lòng người lạnh ấm ở nhân gian, mà mọi chuyện của ngày hôm nay, càng khiến cậu thêm khát vọng quyền lực và ôm mộng báo thù.

"Đệ phải thi đậu thành danh."

Tiến nhập quan trường, chẳng phải chết càng nhanh hơn sao? "Đệ phải hành y cứu người."

"Hành y?" Cậu quay đầu nhìn tôi, "Tại sao?"

Để giữ được cái mạng tép riu thì tốt nhất đệ càng xa quan trường càng tốt. "Đinh sư phụ có lẽ hy vọng đệ sẽ nối nghiệp[2] mình."

[2] Nguyên tác là y bát: Y bát vốn chỉ áo cà sa và cái bát mà những nhà sư đạo Phật truyền lại cho môn đồ. Sau này chỉ chung tư tưởng, học thuật, kỹ năng... truyền lại cho đời sau.

Cậu im lặng không nói không rằng. Nghiêm túc thì, so với người hiện đại quen xem phim bom tấn Mỹ, cổ nhân còn dễ buông bỏ những ảo tường không thực hơn nhiều, vì môi trường sinh tồn của họ từ trước đến nay không cho phép tồn tại ảo tưởng về chủ nghĩa anh hùng.

"Con sâu cái kiến còn biết sống cho qua ngày đoạn tháng", tôi dẫn dắt từng bước, sợ cậu bé tuổi còn ấu thơ lại sa chân lỡ bước vào con đường sai trái, "Huống hồ, Đinh sư phụ đã đem toàn bộ hy vọng ký thác lên người đệ".

"Thế thì sao? Vây cánh của đệ còn chưa mọc được tẹo nào, ngay đến lớp vỏ ngoài của sư phụ còn chưa được học đến."

Tôi nhìn Tô Dục lúc này, chi e rằng đây là vực thẳm lần thứ hai trong cuộc đời cậu bé, thêm một lần nữa tay trắng trắng tay.

Cậu bé mười ba tuổi đã có chiều cao tương đương tôi, tính theo đơn vị của người hiện đại, cũng được một mét sáu rồi.

Đôi vai không mấy vạm vỡ lại phải gánh vác cuộc sống muôn vàn gian khó, cậu bé mới mười ba tuổi, mặt vẫn còn non nớt ngây thơ. Xã hội phong kiến cơ hồ vĩnh viễn luôn khiến những đứa trẻ nghèo khổ phải trưởng thành sớm, huống hồ lại gặp phải những chuyện bất công ngang trái này, cũng khó trách được cậu một lòng ôm mộng báo thù.

"Chỉ cần sồng được, chắc chắn sẽ có cơ hội" Tôi vắt óc suy nghĩ cả nửa ngày trời, cuối cùng cũng nói ra được câu an ủi này.

"Đúng vậy, nhất định sẽ có cơ hội." Sắc mặt cậu lần đầu tiên mang dáng vẻ của con hổ đang khát máu.

"Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."

Dưới ánh nắng chói chang, bài thơ này phản ánh đầy đủ nhất tâm tình của Tô Dục.

Khuôn mặt cậu vốn khôi ngô tuấn tú là thế, vậy mà lúc này bùn đất lem nhem, lô nhô khoảng đen khoảng trắng, trông chẳng khác nào chú mèo hoa. Đôi chân cũng vì đi quá nhiều mà sưng phồng lên hết cả, những chỗ phồng rộp dần vỡ ra, để lộ máu thịt đầm đìa.

Tôi bất giác cảm thán, cổ nhân thật quá cực khổ, ở thời đại chẳng có phương tiện giao thông hiện đại gì cả, đúng là không muốn người ta sống sót mà, thế sao lại có người còn muốn xuyên không đến thời cổ đại cơ chứ? Từ huyện Thanh Hà, băng qua Hoàng Hà rồi đi theo hướng Tây, men theo Đào Nguyên, Hồng Huyện, Linh Bích, đi hơn nửa năm trời, mới tới được phủ Phụng Dương, trên đường đi luôn phải sống trong cảnh màn tròi chiếu đất, ăn uống khổ sở, bôn ba vất vả cực nhọc khiến Tô Dục ngày càng gầy yếu, tựa như thân tre, lung lay sắp đổ.

Nhìn dáng vẻ Tô Dục thấp hơn tôi cả một cái đầu nhưng vẫn ngang bướng quật cường không chịu khuất phục, tôi chỉ biết thầm lắc đầu.

Dù sao cậu cũng còn ngang bướng lắm, vừa đủ mười bốn tuổi, sống đầu đường xó chợ như thế chí ít cũng nên học qua cách khuất phục hiện thực, xem bộ dạng đại gia của cậu bé, đâu có nửa điểm giống ăn mày? Nếu nói hồi mười tuổi, cậu lưu lạc đầu đường xó chợ còn hợp cảnh, thì sau bốn năm cắn văn nuốt chữ, cậu đã học được đầy đủ bộ dạng chảnh choẹ của đám văn nhân, vẻ mặt lạnh băng, bộ dạng chẳng thèm để ý người qua đường có chịu bố thí cho mình hay không.

"Tô Dục, đệ thế này không ổn đâu, tôi nay đệ sẽ lại đói tiếp mất."

"Thế thì sao?" Tô Dục chẳng thèm để tâm.

"Đệ nên cúi đầu, tạo dáng thê thảm, như thế người ta mới rủ lòng thương cho đệ tiền bạc."

Cậu quay đầu sang chỗ khác, trách tôi lải nhải lắm lời.

"Chẳng lẽ, đệ còn muốn ăn vỏ cây hả?" Cái cây đáng thương đó và cái bụng đáng thương của cậu bé, chẳng biết bên nào thảm hại hơn?

Bụng của cậu đồng thời phát ra tiếng "ục ục", dù sao hôm qua cũng kiếm được một cái bánh bao bẩn thỉu, còn hôm nay chẳng có đến hột cơm nào.

"Chỉ cần bỏ vào miệng được là tốt rồi, tiếp tục đi."

Tiêp tục cái gì? Tôi sững người, rồi chợt nhìn xuống quyển Bộ Trùng - Bản thảo cương mục đang cầm trên tay, tiếp tục đọc xuống dưới: "Cửu Hương Trùng[3]. Vị: Mặn, ấm, không độc. Tác dụng: Chủ trị trệ khí giữa bụng, tỳ vị suy nhược, tráng nguyên dương. Dùng một lượng Cửu hương trùng (sây sơ qua), xa tiền tử (sao qua), trần bì, kết bì mỗi thứ bốn tiền, bạch thuật (sây qua) năm tiền, đỗ trọng (nướng cùng sữa) tám tiền. Tán bột trộn với mật vo thành viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống nhất tiền năm phân với nước muối hoặc rượu vào sáng sớm và tối khuya".

[3] Cửu hương trùng tên tiếng Việt là Bọ xít dừa, là loại côn trùng đẻ trứng, to bằng ngón tay nhỏ, đầu giống như con ba ba ở nước, thân màu xanh đen. Sang tiết Đông chí nó nằm ở dưới đất, tới tiết Kinh trập thì bay ra ngoài, bắt nó dùng làm thuốc. Loại côn trùng này phá hoại dưa kịch liệt.

Đọc xong tôi dừng lại hồi lâu, nhìn Tô Dục cụp mắt, nhẩm đọc một lượt, rồi cậu hỏi tôi: "Có hình không?". Theo lệ cũ, sách trên tay tôi, cậu chỉ nhìn thấy một khoảng giấy trắng tinh. "Có, có hai xúc tu, sáu chân, có vẻ hơi giống rùa vàng." "Biết rồi, tiếp tục đi."

Tôi đành vâng theo tiếp tục đọc xuống dưới, chẳng biết bắt đầu từ khi nào tôi lại trở thành thư đồng đọc sách cho Tô Dục thế này.

Lúc vừa mới chạy khỏi huyện Thanh Hà, Tô Dục chẳng kể sớm tôĩ chạy ba ngày ba đêm, chân càng lúc càng sưng to hơn. Tôi bên cạnh đứng nhìn cậu nhưng chẳng thể giúp được gì, dù sao thứ nhất tôi cũng không phải là thầy lang, thứ hai là cậu cũng không mấy rành bề ngoài của thảo dược. Đinh sư phụ lên núi hái thuốc đều vào thời điểm cậu đến trường, vì thế hình dạng thảo dược thực tế ra làm sao cậu hoàn toàn không biết chút nào.

Chẳng còn cách nào khác, tôi đành dùng pháp thuật biến ra cuốn Bản thảo cương mục phải một trăm năm sau mới xuất hiện, dùng nó để so sánh nghiên cứu. Nhưng dù sao tư chất của tôi cũng có hạn, về phương diện y học thì chẳng mấy có năng khiếu, dần dần trở thành tôi đọc thông tin từ sách, để cậu phân biệt thảo dược.

Sau này trên đường đi, cậu luôn vin vào đủ loại lý do, nào là đi đường buồn phiền chán nản, nào là phân biệt loại thảo dược nào không độc để bỏ bụng cầm hơi, lừa tôi đọc hết Bộ thảo - Bản thảo cương mục, đợi tôi định thần trở lại, phát hiện ra âm mưu thì mình đã đọc đến Bộ quả - Bản thảo cương mục rồi.

Coi như cậu ngon, lợi dụng gắt gao sự đồng tình của tôi.

"Tô Dục, đệ thật sự muốn học y thuật?" Không đọc sách nữa à?

"Chẳng phải tỷ luôn khuyên đệ phải hoàn thành di nguyện của Đinh sư phụ sao?" Cậu liếc xéo tôi, chỉ lúc đó, đôi mắt phượng của cậu mới hiện lên vẻ thanh tú tươi đẹp vốn có.

"Đệ đã trở nên đen thui và xấu xí thế này rồi sao." Thật là lãng phí.

Cậu cười, đương nhiên kết quả này chính là điều mà cậu muốn.

"Cuốn sách kia, còn bao nhiêu trang nữa chưa đọc?"

Tôi tròn mắt nhìn, "Cũng không nhiều lắm".

"Đợi đệ nhớ hết, đệ sẽ đi tìm việc làm."

"Đệ có thể làm gì?" Một thư sinh, tay chẳng thể xách, vai chẳng thể gánh, huống hồ cậu bé mới có mười bốn tuổi đầu.

"Đệ có thể làm được rất nhiều chuyện." Cậu chỉ về phía thảo đường bên trái, "Sách họ đọc, đệ đều đã đọc qua hết rồi".

"Đệ nhỏ như thế sao có thể làm thầy dạy học được." Làm thầy sao, cậu tỉnh táo lại chút đi.

Cậu bé lắc đầu: "Là làm thư đồng cho nhà giàu".

Vậy thì còn được. "Thế chẳng phải tự bán mình sao, nói không chừng là phải bán mình đến hai ba chục năm, lúc được tự do thì cũng già lọ khọ rồi".

Tô Dục sững người, trong quan niệm phong kiến, nô tỳ bán mình được hai ba chục năm là chuyện tốt, hay nhất là bán đứt cả đời, để suốt đời còn có chỗ dựa dẫm. Cậu bé tuy tính khí kiêu căng ngạo mạn, nhưng dẫu sao cũng đã dày dạn trường đời, hoặc nhiều hoặc ít cũng có chút tư tưởng nô tài.

Trong quan niệm của tôi, nêu bán đứt cả đời như vậy, đối với một người có tư chất bình thường như tôi, có thể gọi là một lựa chọn tốt, nhưng đối với một Tô Dục thông minh tuyệt đỉnh, tôi lại cho đó là một kiểu tự lãng phí bản thân, càng ở bên cạnh cậu lâu tôi càng cảm thấy cậu không phải là thứ chịu nằm trong ao tù nước đọng, hay có lẽ vì như thế nên tôi mới đối với cậu bé đặc biệt khoan dung. Tôi bắt đầu nghĩ, phải chăng mình đã kỳ vọng quá cao vào Tô Dục?

"Nếu làm lang trung thì đời này sẽ chẳng thể làm được nghề gì khác nữa." Thời cổ đại, địa vị của thầy lang vốn chẳng cao. Luật pháp lại còn quy đinh, một khi đã hành y, thì chẳng thể nào lựa chọn thêm nghề khác được.

Quả nhiên là quan niệm tư tưởng khác nhau, trong mắt của người hiện đại bọn tôi, bác sĩ là một nghề béo bở.

"Giúp đời cứu người, cũng chẳng có gì là không tốt", tích lũy nhiều công đức một chút, không chừng đến khi xuống địa phủ có thể được cất nhắc làm chức vụ gì đó, vậy thì khi đó chúng tôi sẽ trở thành đồng nghiệp rồi. Tôi thè lưỡi, sao mình lại nghĩ xa xôi đến chuyện sau khi Tô Dục chết, xem ra dạo gần đây lẽo đẽo theo cậu quá lâu, không chịu làm chuyện đàng hoàng nên mới ra nông nỗi này.

"Thế đạo này có gì đáng để cứu đây?" Cậu lạnh lùng trào phúng. "Chẳng phải là dùng quyền thế áp bức người sao, những người được sống tiếp đều là quan cao hiển đạt, quý nhân cao sang".

Lại nữa rồi, tôi cứ cảm thấy Tô Dục nửa năm nay càng lúc càng trở nên lạnh lùng, mỗi lúc một cô độc, lẽ nào đây chính là thời kỳ phản nghịch người ta hay nói đến sao?

"Trên đời đương nhiên còn rất nhiều người tốt". Hôm qua tôi định hồn một người trẻ tuổi vì cứu một lão nhân mà bị chết đuối. "Y thuật của đệ có thể tạo phúc được cho rất nhiều người, cứu được thân nhân của họ".

"Nói như tỷ thì cứ như là đã nhìn thấy đệ cứu người rồi vậy". Cậu không hề tự tin vào tay nghề hành y của mình như trong chuyện học hành, dù gì thì cậu cũng chưa từng đích thân ra tay chữa bệnh bao giờ.

Quả là tôi chưa từng trông thấy cậu cứu người thật, tôi cũng chỉ hy vọng sau này không phải định hồn ai bị cậu chữa nhầm mà chết là tốt rồi.

"Đệ thông minh như thế, một ngày học thành, nhất định sẽ trở thành danh y vang danh tứ phương, đến lúc đó quan cao hiển đạt, quý nhân cao sang gì gì đó, cũng phải mời đệ đến khám bệnh thôi, lúc đó đệ có thể thao túng chuyện sinh lão bệnh tử của họ rồi."

Lời nói vô tâm, nhưng người nghe lại hữu ý, Tô Dục bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về tính khả thi của vấn đề này.

"Tô Dục, tỷ có chuyện phải đi trước". Cũng đến lúc phái trở về địa phủ một chuyến rồi.

Cậu ngẩng đầu nhìn về phía tôi đang đứng, "Tỷ có quay lại nữa không?".

Chính ánh mắt quật cường mà cô độc này khiến nửa năm trời nay tôi chẳng thể rời bỏ được cậu, đừng nói về địa phủ, dù là đi định hồn cũng vội vội vàng vàng, sợ bỏ lại cậu cô đơn một mình.

Tôi quyết lòng dùng pháp thuật để ẩn thân, khiến cậu không thể nói ra được lời níu giữ tôi ở lại.

Tô Dục thấy tôi biến mất giữa không trung, cũng chẳng mấy ngạc nhiên.

Đây là lần đầu tiên tôi dùng phép ẩn thân trước mặt cậu, đi theo cậu mà chẳng cần phải đọc thứ này đọc thứ kia coi bộ cũng không tệ. Đột nhiên tôi có chút tò mò, chẳng hiểu khi cậu ở một mình sẽ có bộ dạng ra sao.

Tôi ngồi xuống vị trí vừa rồi, chăm chú quan sát khuôn mặt nhìn nghiêng của cậu.

Đôi mắt Tô Dục có thần, đặc biệt là lông mi rất dài, xương gò má không cao, sống mũi thẳng dài, môi mỏng hơi mím lại lộ vẻ vô tình, cậu trong khoảnh khắc này thoáng chút cô đơn.

Nói cho cùng ở triều đại này, cậu không có người thân thích hoặc kẻ quen thân nào. Bị cách ly khỏi đám đông, cảnh giác quan sát người qua kẻ lại, tựa như con thú nhỏ đang phòng bị, đây chính là phương diện mà cậu không để tôi nhìn thấy được phải không?

Đối với một đứa bé mười bốn tuổi mà nói, cậu quả thực có phần quá già dặn. Dần dần tôi mới nhận ra, đây là bệnh chung của cổ nhân, trẻ con quá sức gian nan vất vả thì phải trưởng thành sớm, đó là chuyện đâu đâu cũng có. Huống gì cậu phải tự ra ngoài kiếm sống, phân đấu để sinh tồn, tôi hoàn toàn tin chắc cậu dẫu tay trói gà không chặt cũng biết cầm lấy vũ khí khi cần. Đây cũng chính là nguyên nhân mà tỷ lệ tội phạm thời cổ đại đặc biệt cao. Cũng như hôm nay tôi phải định năm hồn chết vì bị mưu sát.

Tuổi thọ bình quân của cố nhân khoảng năm mươi tuổi, rất ít người sống lâu, thực tế là bởi cuộc sống quá vất vả khổ sở, mọi thứ bất ngờ ập đến, muốn sống lâu cũng chẳng dễ dàng gì, tôi liệu có phải chứng kiến cái chết của Tô Dục không? Suy nghĩ này khiến tôi kinh hãi, thật khó có thể tưởng tượng được bộ dạng già nua lụm khụm, răng lợi bong chóc của cậu, nhưng được nhìn một phen thì cũng khá là thú vị đây.

Nhưng còn phải đợi bao nhiêu năm nữa chứ?

Một hồi lâu sau, tôi thấy Tô Dục từ từ giơ bàn tay nhỏ bé thon thả đầy vết chai sần lên, duỗi thẳng năm ngón tay, lẩm bẩm: "Khống chế sinh lão bệnh tử", mép nhếch lên tạo thành nét cười.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.