Quyền Thần

Chương 287: Q.3 - Chương 287: Quan giám sát




Tô Quan Nhai đề nghị cho người của Lại bộ đến quận Nghi Xuân điều tra việc quan lại đia phương che dấu sự việc, đây đương nhiên là việc trong phạm vi quyền hạn của ông ta. Tuy rằng nói ra lúc này không hợp lí lắm, nhưng với thân phận Thượng thư, ông ta có quyền hỏi kĩ.

Hoàng đế gật đầu nói:

- Tô ái khanh nói rất phải. Trẫm cũng đang muốn biết, cái tin đồn thu thuế hộ đê này rốt cuộc mấy phần giả mấy phần thật.

- Thánh thượng anh minh.

Tô Quan Nhai cung kính đáp:

- Thần tiến cử Lại bộ hữu thị lang Tô Khắc Ung làm khâm sứ, đến quận Nghi Xuân điều tra triệt để việc này.

Tiêu thái sư lập tức nói:

- Thánh thượng, Tô thị lang đến quận Nghi Xuân điều tra quan viên thì cũng được! Nhưng có điều, lúc này tình hình ở quận Nghi Xuân rất bất ổn. Tô thị lang đi điều tra, tuy về pháp có thể được, nhưng không được hợp tình hợp lí. Việc thu thêm tiền thuế cũng chỉ là theo lời của một phía, nếu quan lại lớn nhỏ ở quận Nghi Xuân dều một lòng một dạ vì nước, lúc này đến đó tra xét bọn họ, sẽ gây nên sự hoang mang bất an trong toàn thể bá quan. Về việc ở quận Nghi Xuân dù sao cũng phải cần toàn thể quan viên đồng tâm hiệp lực vượt qua cửa ải này!

Tô Quan Nhai nói:

- Thái sư, nếu làm quan một lòng một dạ tận trung với nước, thế thì sợ gì bị điều tra. Chỉ e có bọn đầu trâu mặt ngựa trà trộn trong đó, con sâu làm rầu nồi canh là vậy! Tô mỗ vốn thuộc Lại bộ, đương nhiên có trách nhiệm tiêu trừ những kẻ đột lốt ẩn náu trong bá quan.

Hạ Khánh Chi nói lớn:

- Tô đại nhân nói không sai, có điều ai dám đảm bảo, một số kẻ chuyên quyền mưu cầu tư lợi, mượn lần kiểm tra này để tiêu diệt đối thủ, làm mưa làm gió? Quận Nghi Xuân vốn đã chịu thiên tai nặng nề, nếu nay còn thêm cái họa ném đá dấu tay này, bách tính còn sống nổi không chứ?

Dừng lại một lát, cuối người cung kính nói:

- Thánh thượng, quận Nghi Xuân vừa qua nạn lụt, nên kịp thời đẩy lùi thiên tai, trấn an dân tâm, mới có thể quốc thái dân an, cũng là việc trên dưới khắp nước Yến ta mong ước. Có điều nếu trong lúc này lại tạo thêm nhiều phiền phức, nhất định sẽ gây ra hậu quả trầm trọng. Bắc Khánh luôn lăm le muốn xâm chiếm, lúc này cũng đang dòm ngó tình hình nước Yến ta, nếu xử lí không khéo, gây hỗn loạn, thần không dám tưởng tượng đến cảnh nước Khánh tràn binh sang nước ta! Thần vì nghĩ đến an nguy của nước Yến và bách tính ở quận Nghi Xuân, cầu xin Thánh thượng tạm thời không hạ chỉ cho điều tra, đợi nạn lụt qua đi, mọi việc yên ổn rồi truy cứu trách nhiệm không muộn.

- Bắc Khánh động binh đao?

Tô Quan Nhai cười nhạt đáp:

- Sau Bắc Khánh có Tây Ngụy, há dám dùng binh với nước Yến ta? Huống hồ có Tây Bắc đại doanh ở biên cương, với tài cầm quaann của Tiêu đại tướng quân, ngăn giặc ở biên cương không phải là việc khó.

- Việc binh đao khó lường, ai dám chắc chứ?

Hạ Khánh Chi không hề do dự nói:

- Nếu tình hình trong nước chúng ta hỗn loạn, ngài có dám đảm bảo Bắc Khánh không mượn cơ hội này bành trướng? Lão tướng cáo già Thương Chung Ly không dễ gì đối phó, cả nước ta thì đang dốc toàn lực cho việc cứa tế. Đại doanh tây bắc thiếu chi viện, do dù Tiêu đại tướng quân dụng binh như thần, cũng khó lòng bảo vệ nước Yến ta.

Phạm Vân Ngạo cũng thưa:

- Thánh thượng, một chỗ bị đau sẽ ảnh hưởng toàn thân. Nạn lụt ở quận Nghi Xuân nói lớn cũng lớn, mà nói nhỏ cũng nhỏ, nếu cả nước đồng tâm hiệp lực cứu tế, đương nhiên có thể diệt trừ tai ương. Thiên tai không đáng sợ, một lòng đoàn kết thì tất giải quyết được mọi nguy nan. Nạn lụt Nghi Xuân, bách tính hoang mang, thần nghĩ bọn thám tử nước địch sẽ gây ra náo loạn ở quận Nghi Xuân, nếu lúc này không cùng nhau dốc sức ứng phó mà còn ở đây công kích nhau, hậu quả thực là đáng sợ!

Tô Quan Nhai lập tức nói:

- Lời của Phạm đại nhân hình như chưa suy xét kỹ rồi, công kích nhau? Ngài nói thế bản quan thực không biết nên hiểu thế nào. Lẽ nào ta phái người đi điều tra quan lại, an định dân tâm cũng là vì công kích kẻ khác sao?

Trên triều, các quan đấu đá nhau, cố đưa đối phương vào chỗ chết.

Chân mày hoàng đế chau khít lại, nhưng trong lòng rất mãn nguyện. Ngài thích nhìn cái cảnh những người này đấu đá công kích nhau, nhưng ngài cũng hiểu rõ, việc trước mắt cần làm là xử lý hậu quả nạn lụt. Nếu để vì một trận lụt mà làm náo động cả nước Yến thật là không đáng vậy.

- Chư vị ái khanh nói rất có lý.

Hoàng đế phân giải, rồi nhìn sang Tiêu thái sư:

- Thái sư, khanh xem Lại bộ có nên phái người đi không?

Tiêu thái sư há chẳng biết ý đồ của Tô Quan Nhai, đó là mượn cơ hội tốt này để nhún tay vào vào quận Nghi Xuân, bãi chức một nhóm quan lại ở Nghi Xuân. Nói rõ hơn là, mượn cơ hội này để làm yếu đi thế lực của Hạ gia, thậm chí cả Phạm gia.

Quận Nghi Xuân là đất của hai nhà Phạm, Hạ. Nhìn bề ngoài, nếu có thể bãi chức một số quan lại ở đây, Phạm gia và Hạ gia cũng sẽ kịp thời bổ sung những người khác trong tộc mình vào, cơ bản không ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Có điều, cái khó lường của chính trị, nằm ở chỗ sức liên kết.

Quan viên triều đình và địa phương của các thế gia thực ra đều gắn kết dây dưa với nhau. Chỉ cần tra xét quan viên ở địa phương, có thể từ đó nắm bắt manh mối, tập kích thẳng Yến Kinh, hơn nữa lúc đó có thể liên quan đến rất nhiều người, dù thế gia có thể ngăn chặn không cho sự việc lan ra, nhưng một khi nắm được cái cắn là quan địa phương, đánh đổ vài thế gia ở kinh thành không phải là việc khó khăn gì.

Ngoài ra, còn có một hậu quả đáng sợ hơn, đó chính là làm mất uy danh.

Thế gia có thể bá chiếm một vùng đất, dựa vào hai điều cốt lõi, một là phải lớn mạnh và bám chặt thâm căn cố đế ở nơi đó, hai là phải duy trì uy danh trong thời gian vài chục năm, thậm chí cả trăm năm.

Thế lực khống chế hành động của con người, còn uy danh khống chế nội tâm con người.

Có khi bách tính ở những nơi đó đã biết việc làm mờ ám của thế gia, nhưng đã bị thế lực của thế gia khống chế, đa số chỉ là giận mà không dám mở miệng. Nhưng nếu theo kế hoạch của Tô Quan Nhai, phái quan lại triều đình đến địa phương thị sát, lôi ra sáng cả mớ quan lại mục nát, bách tính mới có dịp chứng thực uy của triều đình.

Hậu quả của việc này, không những làm cho bách tính ở nơi đó thoát khỏi vòng kiểm soát của thế gia, mà hơn nữa, họ đủ dũng khí nổi lên phản kháng.

Cũng như ở quận Bột Châu.

Trước khi triều đình động binh, “hoàng đế” của quận Bột Châu là hai thế gia Diệp và Ngô. Tuy bách tính Bột Châu đã vô cùng oán thán sự thống trị tàn khốc của Diệp gia và Ngô gia, nhưng vì khiếp sự thế lực của hai gia tộc này, neenn đa số họ chỉ âm thầm chịu đựng, uất hận mà không nói ra được.

Đến lúc triểu đình đem binh dẹp yên Bột Châu, bách tính Bột Châu liền tìm được chỗ dựa vững chắc. Tuy cái gọi là hoàng quyền mà họ biết chẳng qua cũng dựa vào thế gia mà tồn tại, nhưng họ có dũng khí phản kháng. Quân của thế gia đến, bách tính vùng lên chống trả, cùng nhau chống lại hai gia tộc Diệp và Ngô, giúp cho chiến sự ở Bột Châu lên đến đỉnh điểm rồi kết thúc.

Tô Quan Nhai phái quan lại xâm nhập quận Nghi Xuân, vạch mặt các tham quan ô lại của các thế gia. Cứ thế, làm cho bách tính Nghi Xuân càng oán ghét hai nhà Hạ và Phạm, vì có sự can dự của triều đình, thậm chí họ sẽ đứng lên đối đầu với hai gia tộc Hạ và Phạm.

Địa bàn của các thế gia, tuy các chức quan đều do dòng dõi thế gia nắm giữ, nhưng bộ phận cấu thành chủ yếu, chung quy vẫn là vô số lương dân bách tính.

Một khi bách tính đều quay lưng đối đầu với thế gia, thì tiền đồ của thế gia ắt mờ mịt.

Ý đồ của Tô Quan Nhai, lẽ nào người đứng đầu các thế gia trong triều không nhìn ra? Cho nên Hạ gia và Phạm gia phải bắt tay cùng ứng phó, còn Tiêu thái sư thì vẫn còn do dự.

Có thể đả kích Phạm gia, đương nhiên là việc lão hồ ly mong muốn đã lâu. Nhưng cùng lúc đó động đến lợi ích của Hạ gia, điều này làm ông không thể không suy xét kỹ lưỡng.

Nếu mượn cơ hội lần này, với cái giá là hy sinh đồng minh Hạ gia, cũng là một thủ đoạn không tồi. Nếu không suy xét con đường câu kết dài lâu, Tiêu thái sư cũng không ngần ngại bắt tay với đối thủ cũ của mình là Tô gia, cùng nhau đánh thẳng vào quận Nghi Xuân.

- Thánh thượng!

Lão thái sư khép người cung kính:

- Hạ đại nhân và Phạm đại nhân nói quả nhiên là rất có lí, lúc này quan lại Nghi Xuân đang đối phó với lũ lụt, vốn không nên tra xét họ, gây nên sự hỗn loạn không cần thiết, làm lỡ việc đẩy lùi thiên tai. Có điều…Tô đại nhân cũng có vài phần có lý, bách tính Nghi Xuân gặp phải nạn lụt, loạn li tang tóc, cũng đang oán hận quan lại địa phương, nếu muốn định yên dân tâm, cũng phải điều tra vài người.

Nghe lời của lão, không ít người nhăn mày. Hạ Khánh Chi cũng hơi nheo nheo mắt dò xét…

- Có điều, chỉ có quan viên Lại bộ đi khảo sát, có chút không thỏa.

Tiêu thái sư nói tiếp:

- Tô đại nhân nói quan lại quận Nghi Xuân bị cáo buộc là chuyên quyền tư lợi, mà quan viên được Lại bộ cử đi điều tra chưa chắc đã trong sạch!

Tô Quan Nhai cười nói:

- Thái sư nói vậy, thật làm bổn quan thấy khó hiểu. Lại bộ vốn là nơi tra xét sự thanh liêm của quan lại trong thiên hạ, làm sao có thể như ngài nói chứ?

Tiêu thái sư thản nhiên như không, đáp:

- Lúc không bình thường, làm việc không bình thường. Thánh thượng, có nên cho Lại bộ phái người đến quận Nghi Xuân tất cả do Thánh thượng quyết định. Nếu thật sự phải phái người đến quận Nghi Xuân thị sát vào lúc này, lão thần xin Thánh thượng phái kèm theo một quan giám sát để giám sát quan viên Lại bộ liệu có thật sự làm việc theo vương pháp. Không có chứng cứ đầy đủ, liệu có tự ý định tội quan lại địa phương, điều này do quan giám sát trông coi.

Hoàng đế nghe nói, khẽ gật đầu:

- Thái sư nói hay lắm, có điều chức quan giám sát này nên giao cho ai ?

Tất cả các ánh mắt của mọi người đều hướng về Tiêu thái sư.

Tiêu thái sư bình tĩnh đáp:

- Quan giám sát đi giám sát sự công bằng cho quận Nghi Xuân, nên ủy thác cho ai, xin thánh thượng định đoạt!

Hoàng đế vuốt râu nghĩ ngợi, rồi quay về hướng chúng thần trong triều:

- Chúng ái khanh, quan giám sát nên căt cử người nào, các khanh có tiến cứ ai không?

Điện Thái Bình trở nên yên tĩnh.

Ai nấy trong lòng đều hiểu rõ, nếu tiến cử một người thuộc thế gia làm quan giám sát, nhất định sẽ gặp sự phản đối của các thế gia khác, sẽ có dị nghị ngay.

- Thần muốn tiến cử một người.

Hàn Huyền Đạo cuối cùng cũng lên tiếng.

- Ồ!

Hoàng đế cười nói:

- Hàn ái khanh, khanh tiến cử ai đây?

Hàn Huyền Đạo liếc nhìn người đang đứng cạnh hoàng đế, cung kính nói:

- Lăng công công có thể đảm nhận.

Chúng thần trong triều đều ngơ ngác, đến Lăng Lũy cũng trợn mắt há mồm, tưởng mình nghe nhầm


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.