Những ngày này, Cổ Trúc Đình và mấy vị huynh trưởng cũng đang dùng cách thức riêng của mình để điều tra vụ án này.
Bọn họ đều là những người nổi tiếng trong giang hồ, võ thuật cao cường
bất phàm, nhưng nếu nói đến điều tra vụ án, tìm kiếm manh mối thì lại
không sánh được với người trong nghề như Hồ Ngự sử. Điều mà họ có thể
làm chỉ là dựa vào những sở trường của mình giám sát động tĩnh từ phủ đệ của những quan lại không được lòng dân, phân bổ nhân lực theo dõi nhất
cử nhất động của Nhà kho Phu Châu, đề phòng có kẻ phá hoại.
Thông qua vài ngày âm thầm giám sát, Cổ Trúc Đình và ba huynh trưởng của cô quả thật là đã nghe ngóng, xác định được danh tính của một vài tên
tham quan. Chỉ tiếc là những gì mà bọn họ nghe trộm được đều không được
coi là những bằng chứng có giá trị pháp lý ở trên công đường. Bọn họ
cũng không đến nỗi ngu ngốc mà không hiểu như vậy.
Bỗng dưng ở đâu nhảy ra một vài "Nghĩa sĩ", "Du hiệp" nói rằng đã nghe
thấy một ai đó nói cái gì đó mà khiến cho triều đình bắt giữ điều tra
một vị quan, điều này thật là hoang tưởng. Nếu như bọn họ nói rõ thân
phận của mình; nói rõ là bọn họ nhận lệnh của Dương Phàm đến điều tra,
thì kẻ chịu đen đủi đầu tiên chính là Dương Phàm.
Tham ô lương thực, cho dù tính chất sự việc có phức tạp đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể nghiêm trọng bằng việc một vị quan triều đình
sai người đi giám sát theo dõi một vị quan triều đình khác. Nhưng ít
nhất có được những đầu mồi này thì bọn họ có thể nắm trong tay chút lý
lẽ. Cứ theo dõi sát đám tham quan đó, trong lúc nước sôi lửa bỏng, có lẽ nào bọn chúng lại không tìm cách thoát thân hay sao?
Cứ làm như thế ắt hẳn sẽ khiến cho bọn chúng phải lòi cái đuôi ra.
Võ Tắc Thiên cố chấp cho rằng trận hồng thủy này sẽ không thể làm đổ
được tường thành. Mặc cho Văn võ đại thần, Hoàng thân quôc thích có nóng lòng giục giã, Thái Bình Công chúa và Hoàng Thái tử có quỳ lạy cầu xin
thì Hoàng đế cũng nhất quyết không chịu rời khỏi thành Lạc Dương.
Quan lại trong triều đều kêu than không ngớt, nhưng Hoàng thượng không
đi thì bọn họ đương nhiên cũng không dám đi. Nhưng cũng có vô số người
tương tự như Dương Phàm, bọn họ đều đưa vợ con di rời ra ngoài thành.
Hoàng đế không chịu rời đi, quan lại trị thủy ở những vùng thượng nguồn
và ở thành Lạc Dương lại càng cảm thấy lo lắng sợ hãi, áp lực nặng nề.
Những ngày này, vật giá leo thang đã không còn là vấn đề gì quan trọng
nữa, hàng ngày đều có những tin tức không tốt lành được truyền vào cung, nơi nào đó bị lở núi, nơi nào đó xảy ra lũ quét lở đất, nơi nào đó cầu
bị sập, nơi nào đó ruộng đồng bị mất trắng, dân binh gặp nạn
Hàng ngày đều có những tin không tốt lành. Một ngôi miếu bên dòng Lạc
Thủy đã bị lũ cuốn trôi. Con đường vận chuyển đường thủy đã hoàn toàn bị gián đoạn, những chiếc thuyền trôi nổi trong dòng nước lũ căn bản là
không có một chút tác dụng nào. Cũng may mà Cầu Thiên Tân vừa mới được
sửa chữa lại từ năm trước, chất đá ở trụ cầu và khung cầu vẫn rất chắc
chắn, nếu không thì nó cũng đã bị cuốn trôi đi rồi.
Trong thành Lạc Dương, tuy các quan viên hàng ngày đều vào Hoàng cung
nghị sự, nhưng trên thực tế thì triều đình và tất cả quan lại đều đã tê
liệt, căn bản là không thể sử lý việc triều chính trong tình cảnh như
thế này. Hàng ngày bọn họ đều phải chèo thuyền mà tới, thật khó có thể
dùng từ ngữ nào để diễn tả tình cảnh lếch thếch này. Bọn họ đều một lòng khuyên can Hoàng Thượng dời kinh tránh nạn, nhưng Hoàng đế vẫn bảo thủ
làm theo ý của mình.
Tình cảnh đó cứ tiếp diễn cho đến khi Sùng Khánh Môn bị nước lũ làm cho
đổ sập, Mệnh Phụ Lầu biến thành một mối nguy hiểm, đến lúc đó sự việc
mới có được hướng chuyển biến mới. Nguy hiểm đang cận kề trước mắt cuối
cùng cũng đã khiến cho vị Hoàng đế cố chấp đó nhận thức được rằng nước
lũ tựa như một còn mãnh thú bất trị, hơn nữa nó còn đang ở ngay sát bên
cạnh mình rồi. Vậy là khi mà Văn Võ bá quan một lần nữa hối thúc khẩn
cầu, Võ Tắc Thiên cuối cùng đã quyết định rời Lạc Dương đến Tam Dương
Cung để tránh lũ.
Tam Dương Cung là do Võ Tam Tư và Võ Thừa Tự vì muốn tranh sủng mà xây
dựng để tặng cho Võ Tắc Thiên, nằm dưới chân núi Tung, thuộc địa phận
huyện Tung Dương. Hoàng đế đồng ý di giá, văn võ bá quan trong triều thở phào nhẹ nhõm. Hoàng đế, Hoàng Thái tử, quan lại trong triều, Hoàng
thân quốc thích, hàng nghìn người dưới sự hộ tống của hàng vạn binh mã
rầm rộ di chuyển đến Tung Dương.
Tam Dương Cung được xây dựng bên bờ Thạch Tông, chu vi hai mươi dặm,
tường cao trượng tám, bên trong có đầy đủ điện phủ lầu các, cung hiên
lang phòng, kỳ nham quái thạch, thanh tuyền lưu thủy, ly cung mật viện,
cảnh sắc tuyệt đẹp lạ kỳ làm say lòng người.
Lần di giá Tam Dương Cung này, đội quân cận vệ chủ lực là Vũ Lâm Vệ và
Thiên Kị đồng thời xuất phát. Trong phạm vi hai mươi dặm của Tam Dương
Cung, Thiên Kị là đội quân có vũ trang duy nhất hạ trại bên trong cung.
Võ Du Nghi của Vũ Lâm Vệ thì ở phía ngoài cung làm công tác phòng bị.
Dương Phàm dọc đường vất vả, trên vai mang nặng trách nhiệm bảo vệ Ngự giá.
Việc sắp xếp nơi chốn nghỉ ngơi là của Uyển Nhi. Hoàng đế, Hoàng Thái
tử, Chư hầu, các vị Công chúa đương nhiên là ở bên trong Tam Dương Cung. Các quan Tể tướng, Thượng thư, Thị lang đều được sắp xếp ở bên ngoài.
Phần lớn đoàn quan tùy tùng và những quan lại khác thì chỉ có thể tá túc ở nhà dân địa phương, nhà chùa và những chiếc trại mới được cất lên bên ngoài Tam Dương Cung.
Chẳng có gì khó khăn để Uyển Nhi sắp xếp cho Dương Phàm ở gần bên chỗ cô ở. Nơi đây không phải trong cung, vì là chỗ ở tạm thời nên sẽ không có
ai kiêng dè gì nhiều. Hơn nữa, Dương Phàm phụ trách việc phòng bị an
ninh cho Tam Dương Cung, Uyển Nhi thì phụ trách những công việc trong
cung, nơi ở của hai người bọn họ có gần nhau thì cũng tiện cho việc trao đổi thông tin, sắp xếp công việc, sẽ chẳng có ai nghi ngờ hết.
Một thánh địa phong nhã như vậy, giữa các cung điện đều được bài trí
rừng cây quái thạch, suối nước phun trào, vốn là nơi hẹn hò lý tưởng cho các cặp tình nhân. Nhưng vì Dương Phàm lếch thếch chậm chạp kéo quân
được đến nơi lại ngay lập tức phải sắp xếp nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho
Ngự giá, chỉ cảm thấy mệt mỏi vô cùng.Vậy nên tuy Uyển Nhi ở ngay gần
đây nhưng Dương Phàm vẫn quyết định về trại của mình để nghỉ ngơi trước
đã.
Lúc này e là ngay cả ở chỗ của Hoàng đế cũng chẳng kịp đun nước nóng mà
dùng, chỗ của Dương Phàm đương nhiên là cũng không được cung cấp nước
nóng. Cũng may thời tiết đầu mùa Thu cũng không lạnh, Dương Phàm xách
mấy thùng nước suối trong lành từ sau trại tắm rửa một lượt, thay một bộ quần áo sạch, nằm lên phản nghỉ ngơi chừng nửa canh giờ, thể lực và
tinh thần mới dần hồi phục lại.
Dương Phàm chợt nhớ ra trại của Uyển Nhi nằm ngay trên mô đất phía sau
trại của hắn., Uyển Nhi cách ta chỉ có vài bước chân. Trong lòng chột dạ một cái, vội vàng bật dậy, chỉnh sửa ngay ngắn quần áo, bước nhanh ra
khỏi phòng, men theo con đường cỏ um tùm bên tường núi mà đi lên mô đất
phía trên.
Dương Phàm leo được lên trên mô đất, nhìn thấy một vệt mái che màu đỏ
thấp thoáng trong hàng cây xanh rì. Hắn sải bước đi tới, bỗng có tiếng
kêu lớn từ phía sau đột nhiên vọng lại: - Tướng quân!
Dương Phàm quay người nhìn, Nhâm Uy bước vội vàng tới bên cạnh hắn, nhẹ nhàng đưa một tấm trúc đồng, giọng gấp gáp nói:
- Tướng quân, Phu Châu gửi tin gấp tới đây!