Siêu Việt Tài Chính

Chương 556: Chương 556: Vấn Nạn Học Cho Có




Tần Tiến nhìn quanh mọi người có chúc căng thẳng nên hòa hoãn với ý định giải hòa. Hắn biết bố của Chu Tường như thế nào dù đã nhiều lần nói bóng gió nhưng cũng không thẳng thắng nói trước mặt được chuyện gia đình người ta cũng không thể nào hắn can thiệp quá sâu.

- Thôi nào mấy tháng nay không gặp xem ra em vẫn ổn mọi chuyện đâu còn có đó để thầy đứng ra giản hòa được không xem như nể mặt ông thầy này một lần đi Thiếu Kiệt

Bố của Chu Tường lúc này mới nhìn Tần Tiến hỏi về Thiếu Kiệt. Vốn đã định về những Thiếu Kiệt thấy Tần Tiến nói thế nên cũng không nói gì mà ngồi lại.

- Thấy biết thằng nhóc này?

- Sao lại không biết! Học sinh ưu tú của trường tôi đấy đại diện trường viết bài viết thứ UPU thành phố được giải hai rồi. Còn đang là ông chủ của mấy công ty. cái dự án mà tôi nói với ông cũng xuất phát từ cậu nhóc này. Việc tài trợ các thiết bị cũng từ công ty cậu ta. Gần đây nhất còn đi du lịch nghiên cứu các nước ngoài bởi học bổng của bộ ông nói xem cậu ta như thế ai mà không nhớ.

Tần Tiến nói về Thiếu Kiệt như thế làm cho bố mẹ của Chu Tường cũng phải nhìn lại cậu thiếu niên đang ngồi trước mặt không ít.

- Nói như vậy là cái câu chuyện dạy học vào lớp ngồi không kể chuyện với các bạn ông kể là thằng nhóc này.

- Thì cậu ta chứ còn ai. Chúng ta già rồi thế hệ trẻ có nhiều cái cấp tiến hơn họ suy nghĩ dựa trên những gì họ muốn trước nay tôi không nói vì nghĩ không cần thiết. Nhưng ông thử nghĩ xem nếu cứ xem học sinh đi học thêm là một thứ bắt buộc mỗi ngày chỉ bắt bọn nhỏ học thì đâu còn là tuổi thơ cần có. Thằng nhóc này tuy trong trường là một đại ca danh xứng với thực lực nhưng nó có đi học thêm một lớp nào bên ngoài. Dạy kèm để kịp chương trình cậu ta nghĩ học thì có nhưng có học trước như những người khác đâu.

Tần Tiến mượn việc nói người Thiếu Kiệt cũng hiểu ý hắn nhưng hắn đang thắc mắc mọi thường vẫn thấy tần tiến ở ký túc xá của trường bổng nhiên hôm nay lại ở đây lại còn nói nhà ở gần nhà Chu Tường nên hắn cũng thấy làm lạ. Giáo viên có nhà trong thành phố lại không ở đi ở trong ký túc xá gò bó của trường thì hắn chưa thấy ai làm việc này bao giờ.

Thắc mắc là thế nhưng hắn sẽ không hỏi. Vì hiện tại chuyện này hoàn toàn không liên quan đến hoàn cảnh. Có gì hắn hỏi Chu Tường chắc cũng biết được ít nhiều.

Bố Chu Tường im lặng một lúc mới nhìn Tần Tiến nói.

- Lão Tần ông nói vậy chẵn khác nào chúng tôi trước giờ luôn sai. Nhưng không phải biết bao nhiêu giáo viên vẫn như thế hay sao. Kiến thức học ra với lương công chức nào có đủ đâu vào đâu. Không dạy thêm lấy gì mà sống?

- Vấn đề này để cháu nói cho Thầy Tiến. Ông nói giáo viên cần phải dạy thêm để sống cần tiền trang trải đó là không sai. Nhưng phải tùy vào mục đích cần thiết. Một lớp học nếu dạy thêm chỉ mười đến hai mươi học sinh tôi không nói. Nhưng nếu dạy quá nhiều như thế liệu học sinh có nhận được sự quan tâm cần thiết để hiểu bài học hay bài giảng hay không? Mục đích của học thêm là được nghe lại rõ hơn các kiến thức mà mình không biết chứ không phải là dạy trước chương trình. Ở lớp đã không hiểu học thêm càng dạy những cái cao hơn học sinh họ hiểu sao.

Mẹ Chu Tường bất giác gật đầu. Học thêm vốn chỉ để dành cho những học sinh yếu kém cần được kèm cặp. Giờ lớp học thêm trở thành nơi dạy trước chương trình. Học sinh đã yêu kém còn học trước chương trình chẵn khác nào trở thành gánh nặng.

- Thằng nhóc nó nói đúng đó ông! Xem ra cách dạy của chúng ta không đúng với học lực mỗi người học viên đến đây rồi. Chúng ta nên thay đổi. Cháu có ý kiến gì trong chuyện này giảm bớt học viên rồi phải lên chương trình ra sao.

- Cô cháu không nói mình giỏi nhưng vấn đề ở đây phải nhìn toàn bộ cục diện như thế nào. Phụ huynh nào cũng muốn cho con em minh học không thua bạn bè nhưng quan trọng là sức học và khả năng của từng người. Nếu cứ học thêm thì giỏi hết chắc chắn chuyện này không diễn ra. Việc trước mắt nếu muốn thay đổi hiện trạng đang có thì phải chia ra từng lớp theo từng sức học của thành viên. Như thế mới biết được học sinh nhóm đó cần bổ sung kiến thức nào. Không thể lẫn lộn lung tung chỉ làm hại học sinh thôi.

Tần Tiến mỉm cười lắc đầu Thiếu Kiệt không kiên nể gì nói cho ý kiến là cho ý kiến không cần biết thực trạng hiện tại ra sao. Liệu một người bảo thủ như bố của Chu Tường lại chịu thay đổi hay không mới là điều quan trọng.

- Thay Đổi sao? Trước giờ học sinh vẫn đến trường vẫn đi học như bao người khác cớ gì lại phải thay đổi. Không phải tự nhiên mà tất cả mọi người trên thế giới đi học. Họ cần có những kiến thức dù ít hay nhiều là bổn phận của học sinh. Không phải cứ nói thay đổi là thay đổi.

Không kịp nói lên một lời nào Tần Tiến bị bố Chu Tường nhìn thẳng Thiếu Kiệt nói ngay vấn đề. Việc để người cổ hữu như bố Chu Tường thay đổi là hoàn toàn không thiết thực.

- Học vấn không thay đổi chỉ là xã hội lại áp đặt việc học lên học sinh mình quá nhiều thôi tôi không nói tôi là thiên tài. Cũng không dám nói mình là giáo sư nghiên cứu vấn đề gì tôi hỏi thử người xưa lịch sữ ghi lại việc học như thế nào. Những người có tên trong lịch sử viết nên trang sử vàng ra sao. Lớp học với họ quan trọng sao. Có những danh nhân lịch sử còn sờ sờ chiến tích công trạng nhưng họ đã qua một lớp học chính quy nào chưa? Họ học tại nhà học lóm ở bên các lớp học. Việc học các vị quá chú trọng nó thành điều bắt buộc rồi. Học là một thứ phải do sở thích của từng người chứ không thể nào áp đặt mỗi người phải như mọi người.

Thiếu Kiệt khá bất mãn với những gì đang tồn tại một học sinh luôn phải học cho mình mỗi năm học mươi mấy môn học. Tất cả nhưng thứ đó có đem ra đời thật ứng dụng được hay không là chuyện khác nhưng ở những địa vị khác nhau có bao giờ những người đó tự hỏi tại sao các giáo viên chỉ chuyên dạy một môn học còn học sinh lại phải học tất cả các môn học còn hơn cả một chuyên gia.

Tần Tiến với mọi người đều bất ngờ với những gì Thiếu Kiệt nói. Đúng là người xưa có rất nhiều người không đi học họ thậm chí còn không biết được trường học như thế nào như với những sách vỡ tự học lại có thể đổ đạt trạng nguyên. Có thể vinh danh bản vàng của quốc gia lúc đó. Nói việc học mỗi thời đại mỗi khác nhưng tất cả chỉ để tạo ra những người mà quốc gia thật sự cần.

Biết được Thiếu Kiệt có những ý kiến riêng của mình nhưng đối với việc này Tần Tiến hoàn toàn không đồng ý nên cũng nói với hắn.

- Thiếu Kiệt thầy thấy việc này em có sự nhầm lẫn rất lớn học sinh không đi học làm sao có kiến thức làm sao có thể ra đời làm được công việc tốt. Dù thầy biết em có ý kiến của mình nhưng điều này không thể thay đổi được.

- Không thầy sai rồi. Chúng ta đang xao chép một cách mù quàng về việc học bởi cứ nhìn thấy nước Nhật phát triển qua việc học nên mới áp đặt một ngày học sinh phải mất hơn tám giờ việc học. Nhưng mọi người có biết họ học xen kẻ với cả thực hành và lý thuyết. Những giờ học của họ không chỉ gò bó là viết bài. Những môn thể thao được liệt vào danh sách cần phải có chứ không như chúng ta giáo dục thể chất một tuần được vài tiết học một cách gò bó theo khuôn khổ. Ở nhật nếu thầy giỏi đá bóng, hay bóng rổ hay các thể thao vận động đề có thể đậu vào những trường cần thiết chỉ cần số điểm học lực không quá thấp là được. Với họ điểm số chỉ mang tính tượng trưng còn quốc gia chúng ta thì điểm số lại để so sánh học lực của học sinh. Tất cả đều tạo nên vấn nạn học để lấy điểm mà học sinh chẵn hiểu gì.

Bố Chu Tương nóng mặt. Hắn đi dạy trước giờ chứ có một người thiếu niên phát ngôn ngông cuồng như Thiếu Kiệt. Phê phán cả định mức giáo dục cả nước mà những chuyên gia luôn muốn phát triển.

- Cậu xem mình là người quan trọng quá rồi đấy sao cậu biết những gì cậu nói là đúng. Cậu nên nhớ cậu vẫn chì mới là thiếu niên còn ngồi ở ghế nhà trường. Cậu có những thứ người khác không có chỉ vì nhà cậu giàu hơn người khác thôi.

- Em dám cá toàn bộ một lớp học này sau khi tốt nghiệp cấp ba chưa biết mình phải chọn ngành nào, nghề nào để theo học thậm chí có nhiều người học gần tốt nghiệp khối đại học cao đẳng mới biết mình chọn sai nghề. Còn tôi nói thẳng cách đây nữa năm tôi vẫn nằm trong danh sách học sinh xóa đói giảm nghèo đây. Ông nghĩ nữa năm qua tôi làm sao thoát khỏi danh sách đó còn đem về cho mình vài cái công ty thì ông cũng hiểu. Kiến thức ở trường đem lại cho tôi điều này sao? Chu Tường anh học đại học rồi anh nói thử có bao nhiêu người đến năm thứ ba của đại học bỏ ngang ra ngoài đi làm và có bao nhiêu người đi học nghề khác chắc anh cũng đoán được sơ lượt đi.

Thiếu Kiệt bây giờ lên tiếng hỏi Chu Tường làm cho hắn ngẫn người ra một lúc mới suy nghĩ xem có khoảng bao nhiêu những việc như Thiếu Kiệt nói.

- Hơn bảy mươi phần trăm. theo anh đoán là thế những người này có người nghĩ ở năm trước có người đến năm ba mới phát hiện còn những trường hợp phát hiện rồi nhưng tiếc nhưng năm học nên cố tới năm cuối. Trả nợ học phần để lấy tấm bằng.

Những điều này Thiếu Kiệt nắm chắc có cơ sở rất lớn không ít báo chí ngày đó lên án những việc này mới diễn ra chuyện tư vấn chọn trường chọn ngành để cho học sinh chọn lựa đúng con đường của mình. Mẹ Chu Tường cũng bất ngờ nhìn hắn hỏi.

- Nhiều như vậy!

- Vâng cái vấn nạn chỉ học mà không biết được những việc sẽ tiếp xúc sẽ như thế nào là như thế đấy. Nếu cô rảnh có thể nghiên cứu thử xem. Thầy Tần Tiến hổ trợ lấy những danh sách học sinh các trường đậu và tốt nghiệp chắc không khó đâu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.