Soán Đường

Chương 87: Q.9 - Chương 87: Gặp lại Trương Trọng Kiên.




Theo những thương gia giàu có ở Giao Chỉ nói thì chiến sự Trung Nguyên đã dần dẹp loạn.

Quốc chủ cũng chuẩn bị một lần nữa điều động sứ giả đi Trường An, thỉnh cầu hán nhân hoàng đế viện trợ tuy nhiên phản quân đã trù tính chuyện này rất khó biết được ai sẽ được hoàng đế Trường An ủng hộ ta cảm thấy rằng Hà Nam vương sở dĩ ở thời điểm này dùng binh là muốn ủng hộ quốc chủ Chân Tịch quốc, trước khi hoàng đế Trường An tỏ thái độ.

Vạn nhất hoàng đế Trường An đồng ý với phản quân đến lúc đó xuất binh cũng không được ngay cả Hà Nam vương cũng bất lực.

- Vậy ngươi nói xem Chân Tịch quốc có bao nhiêu tài hàng?

- Nghe thương gia giàu có ở Giao Chỉ nói thì Chân Tịch quốc tài hàng vô cùng đầy đủ, đủ để mua toàn bộ Lĩnh Nam.

La Hoàn thực sự động tâm.

Hắn ở trong đại sảnh bồi hồi hồi lâu cuối cùng cũng quyết định.

- Lâm Tính ngươi đi tới Giao Chỉ thăm dò ý của Hà Nam vương.

Nói cho hắn biết ta đồng ý xuất binh tương trợ.

Nhưng xuất binh thế nào còn muốn thỉnh giáo hắn, được rồi ngươi cho hắn biết ta sau đó cũng tới Giao Chỉ.

Lâm Tính vội vàng tuân mệnh khom người rời diết.

Lúc này trong đầu La Hoàn đã toàn là hoàng kim.

Nếu như ta có được nhiều tài hàng như vậy thì chỉ sợ Phùng Áng cũng không làm gì được ta.

Đến lúc đó không chừng ta có thể hùng bá toàn bộ khu vực Lĩnh Nam. Là một Lý vương đường đường chính chính.

Gió từ biển trở nên nhu hòa.

Ở trên một chiếc thuyền biển lớn Lý Ngôn Khánh cùng với Trương Trọng Kiên ở trong khoang thuyền đánh cờ với nhau.

Quân cờ Trương Trọng Kiên mở rộng ra đại hạp mà Lý Ngôn Khánh thì trong bông có kim bất ôn bất hỏa, lúc đầu Lý Ngôn Khánh ở thế hạ phong nhưng bây giờ đã chiếm hết tiên cơ.

Trương Trọng Kiên sắc mặt tái nhợt ngưng mắt nhìn bàn cờ thật lâu không nói.

- Ta thua rồi.

Hắn đột nhiên thở dài đem quân cờ ném xuống bàn cờ, Lý Ngôn Khánh vẫn làm ra bộ dáng như cũ cười tủm tỉm nói:

- Trương đại ca trị quốc là phải dùng mềm mỏng, huynh dùng thủ đoạn cường ngạnh như vậy thì không thể lâu dài được.

Trương Trọng Kiên lâm vào trầm tư.

- Trương đại ca chắc hẳn đã chuẩn bị xong.

- Đệ làm sao biết vậy?

- Huynh đột nhiên đến đây chắc hẳn không chỉ là để đánh cờ với đệ.

- Ta biết thiên hạ đại thế đã định thái hậu cũng thế, Trương đại ca cũng thế khẳng định đã đưa ra quyết định.

- Dưỡng Chân chẳng lẽ đệ không sợ một ngày nào đó ta sẽ quay trở về sao?

Lý Ngôn Khánh cười cười:

- Nếu như thật sự có ngày đó chỉ sợ alf vật đổi sao dời thế sự xoay vần rồi, ta biết thủ đoạn của Trương đại ca sớm muộn cũng quật khởi ở Nam Dương, nếu đúng như vậy giang sơn Lý Đường cũng phải đề phòng.

Nhưng mà ta nghĩ rằng nếu như vậy thậm chí còn là chuyện tốt.

Nếu như một ngày con cháu Lý Đường không còn là chủ nhân của thiên hạ này, kính xin Trương địa ca có thể cữu vãn lấy, ta hôm nay tiễn Trương đại ca đi, tử tôn của Trương đại ca cũng cất bước tử tôn của Lý Đường.

Ý của Lý Ngôn Khánh vô cùng rõ ràng: Trương Trọng Kiên ở hải ngoại lớn mạnh, con cháu Lý Đường sẽ cảm thấy nguy cơ.

Chỉ còn nguy cơ này, Lý Đường sẽ không bị diệt vong.

Trừ phi có một ngày con cháu Lý Đường sa đọa khi đó tử tôn Trương Trọng Kiên có thể trở về.

Những lời này tràn ngập hào khí cùng với cảm khái vô tận.

Trương Trọng Kiên yên lặng không nói hồi lâu sau mới khẽ nói:

- Thiên hạ đại thế phân phân hợp hợp.

- Không có giang sơn lâu dài không suy, Dưỡng Chân, đệ tinh tường hơn ta, so với đệ ta thua không oan.

Tuy nhiên đệ lần này khổ tâm chưa chắc hữu dụng.

Phải biết rằng chủ nhân của giang sơn Lý Đường này không phải là đệ ha ha, đệ không nghe câu thỏ khôn chết, chó săn cũng bị cho vào nồi sao?

Lý Ngôn Khánh trầm mặc không tiếp nhận những lời này.

Hai người đi ra khỏi buồng nhỏ, đứng ở trên khoang thuyền, nhìn biển cả mênh mông ai cũng không mở miệng.

Kỳ thật có nhiều chuyện không cần phải nói ra.

Trương Trọng Kiên biết rõ Lý Ngôn Khánh quyết không cam tâm làm chó săn.

Mà Lý Ngôn Khánh cũng tinh tường hắn sẽ không cho Trương Trọng Kiên bất kỳ cơ hội nào.

Huynh đệ ngày xưa hôm nay mỗi người một lý tưởng, phân đường rõ ràng, Lý Ngôn Khánh không biết Trương Trọng Kiên lần này đi Nam Dương còn có thể gặp lại hay không.

Bất giác hai người bắt đầu chuyện lý thú năm đó.

Từ lần đầu gặp nhau dưới núi Dương, về sau chân thành hợp tác, hai người nói chuyện rất nhiều rất nhiều.

Đến khi chiều tối Trương Trọng Kiên cùng với Lý Ngôn Khánh chắp tay từ biệt.

Lúc Lý Ngôn Khánh rời thuyền, Trương Trọng Kiên đột nhiên nói:

- Dưỡng Chân lần này từ biệt không hẹn gặp lại.

Vi huynh không biết phải nói gì nhưng tình huynh đệ này mong rằng đệ chớ quên kết quả Giang Đông phó thác cho hiền đệ rồi.

Ai cũng không phải người ngu!

Lý Ngôn Khánh ở Giang Đông thiết lập bố cục, Trương Trọng Kiên há có thể không cảm thấy.

Sau khi Phòng Ngạn Khiêm ốm chết, Trương Trọng Kiên mơ hồ nhìn ra tâm tư của Phòng Huyền Linh.

Phòng Huyền Linh lui giữ An Lục, không chịu Đông tiến mà đem binh lực không ngừng nghiêng về phái Nam, chiếm lĩnh Ngạc châu, dần dần dựa sát vào Tương châu, Phòng Huyền Linh lui lại cũng không phải là lui lại bình thường, mỗi bước hắn đi đều kiểm tra hộ tịch địa phương, ngoại trừ một số thế trụ quyền thế thì trắng trợn di chuyển dân chúng, lưu dân Giang Nam rất nhiều, ngắn ngủi trong một thời gian Phòng Huyền Linh đã lấy đi hai mươi vạn, tụ tập tại Tương châu.

Cùng lúc đó lưu thủ Ung châu Ngư Bài Quân cũng chuẩn bị thẳng tiến.

Trước cướp lấy Quế châu, mơ hồ có binh lính Lĩnh Nam, trong mắt nhiều người Lý Ngôn Khánh sắp xếp như vậy là phối hợp với Lý Thế Dân ở chiến sự Lưỡng Hồ nhưng Trương Trọng Kiên là người nào trong thời gian ngắn đã đoán được sự cấu kết giữa Phòng Huyền Linh và Lý Ngôn Khánh với nhau.

Cho tới bây giờ Trương Trọng Kiên đã vô tình vô ý ngăn cản Phòng Huyền Linh.

Hắn vô cùng tinh tường Phòng thị đã hết lòng giúp đỡ Tùy thất, Phòng Ngạn Khiêm vì Tiêu Tùy dốc hết tâm huyết, Phòng Huyền Linh thì chế trụ binh mã Lý Đường, ở một mức độ nào đó cũng khiến cho Tiêu thái hậu và Trương Trọng Kiên tranh thủ nhiều thời gian.

Trời cũng phải có lúc nắng lúc mua, người gặp nhau cũng có lúc phải chia tay.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.