Ngồi trên chiếc xe ngựa có chút xốc nảy lòng ta cũng lo lắng không thôi, màn đêm dày đặc ngoài kia vẫn không thể cho ta giấc ngủ yên bình. Hai mắt khép hờ nhưng luôn muốn nhìn về một nơi xa xăm nào đó, nơi đó có nương - người mà ta yêu thương nhất.
Tối qua, ta nhận được thư Tổ nhi gửi đến nhưng chỉ nói vỏn vẹn có mấy từ “Di nương bị bệnh, nhị tỷ mau về nhà” còn cụ thể như thế nào thì ta không rõ. Sức khỏe nương không tốt luôn bị bệnh trong người nhưng một khi tiểu đệ đã nói vậy thì chắc lần này bệnh tình nương không nhẹ. Ta cảm thấy nặng trĩu trong lòng.
Tướng công và Tầm Nhi giờ đang ngủ say sưa vô lo vô nghĩ.
Ta cứ tưởng lần này sẽ phải tự về nhà nhưng cha lại nói lúc trước tuy không tiện nhưng giờ đã khác, tướng công là hiền tế phải đi gặp nhạc phụ, nhạc mẫu là chuyện đương nhiên nên đã tống huynh ấy lên xe ngựa cùng ta. Nương thì chuẩn bị nhiều thứ dược liệu quý hiếm để ta mang về và còn để Tầm Nhi đi theo chăm sóc chúng ta. Sau mấy tháng cách xa, ra đi một cách vội vã thì bây giờ ta đã được trở về nơi thân sinh ấy.
Thôn Lý Lâm.
Ánh sáng mặt trời chiếu sáng mọi vật, khung cảnh thân quen dần hiện ra một cách rõ ràng. Núi Lý Lâm vẫn cao và xanh như thế. Con đường nhỏ vào thôn gồ ghề với lởm chởm đá nhỏ đá to, hai bên đường có nhiều loại cỏ dại trên lá vẫn còn đọng hơi sương. Những mãnh ruộng tốt tươi của thôn dân, những con người còng lưng vì miếng cơm manh áo, tiếng cười nói vui vẻ khắp mọi nơi đó là những hình ảnh ta đã ghi tạc trong lòng.
Cuối cùng, ta đã về đến nơi từng sinh sống mười sáu năm đằng đẳng. Ta nhảy xuống xe ngựa chạy nhanh vào nhà, chạy trên từng lối đi quen thuộc. Phu nhân đang ngồi thư thả trên ghế uống trà và dùng điểm tâm, ta sốt sắn hỏi:
“Phu nhân, nương thế nào rồi?”
Phu nhân để chung trà xuống, ánh mắt bất mãn nhìn ta:
“Ngươi không biết chào hỏi trưởng bối một tiếng hay sao? Mà thôi, ngươi vào nhìn mặt nương ngươi lần cuối đi, đại phu cũng không thể cầm cự lâu hơn được nữa.”
Ta như không tin nổi những gì phu nhân vừa nói, hai chân tự động chạy đến tây phòng. Căn phòng vẫn củ kỹ tiêu điều như trước, Tổ nhi đang ngồi một bên nhìn ta buồn bã, còn nương thì đang nằm trên giường mặt mày xanh xao, thân thể gầy ốm nhưng vẫn cố cầm cự hơi thở yếu ớt. Ta đến gần nắm lấy tay nương, người khó khăn mở mắt nhìn ta, giọng nói thều thào:
“Phù nhi, là con sao?”
Nước mắt ta rơi lã chã nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh trả lời:
“Nương, là Phù nhi, nữ nhi về rồi.”
“Về rồi thì tốt, cuối cùng ta cũng đợi được.” Nương cố gắng nở nụ cười vui vẻ trên gương mặt tái nhợt đã lấm tấm mồ hôi.
Ta dùng khăn chấm nhẹ lên gương mặt người, cổ họng nghẹn đắng: “Nương đừng nói nữa, nữ nhi đi sắt thuốc uống xong nương sẽ khỏi.”
Nương cố dùng chút hơi tàn sức yếu nắm tay ta lại, giọng nói đứt quảng:
“Phù nhi… đừng đi, không còn nhiều thời gian nữa.”
“Nương sẽ không sao, người đừng nói vậy.” Nước mắt ta chảy dài, hình ảnh nương dần mờ nhạt. Sao lại như thế? Chỉ mới mấy tháng mà nương lại bệnh nặng thế này?
Lúc đó, Tầm Nhi đưa tướng công vào: “Thiếu phu nhân, lão phu nhân người…?”
“Nương ta không sao.” Ta nhìn sang tướng công sụt sùi: “Huynh đến chào nương đi!”
Tướng công ngơ ngác đi lại gần nương, cuối người hành lễ như những gì ta đã dặn trước:
“Nương.” Sau đó chạy đến bên cạnh ta.
Nương nhìn chúng ta cười, một nụ cười hài lòng thỏa mãn. Nương nhìn chúng ta khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc mà cũng đượm màu thê lương. Ta đến lau đi gương mặt lắm lem của nương, tay người thật lạnh nhưng cũng thật “ấm áp”.
Nương nắm tay ta một cách vụng về:
“Tốt lắm, tốt lắm Phù nhi sao này con phải sống tốt, phu thê hảo hợp như vậy nương yên tâm rồi.”
“Nương, Phù nhi sống rất vui vẻ…” Nương không cần lo lắng.
Lời nói còn chưa tròn câu thì hai mắt nương khép lại, cánh tay người không còn hơi sức rơi xuống giữa không trung. Ta đờ người ra, ta ôm lấy nương nhưng người không còn hơi thở, mạch đập đã ngừng, ta khóc trong vô vọng, cảm giác đau nhói len lỏi khắp cơ thể cứ như những lưỡi dao vô hình đang dày xéo trên từng tấc da tấc thịt.
Nương đã đi rồi, thật sự đã đi rồi, đi đến một nơi ta không bao giờ tìm thấy.
Nắng nắng chói chang len lõi vào căn phòng cũ kỹ làm hiện rõ hơn nét mặt ưu sầu mất mát ẩn dưới những dòng nước mắt đong đầy trên gương mặt của người đã phải chia ly. Khóc cho những gì đã mất đi không bao giờ tìm lại được, khóc cho năm tháng hữu hạn của con người trôi nổi giữa cuộc đời vô hạn mênh mông. Người ra đi bỏ lại hồng trần một cách khoan thai tiêu dao tự tại, người ở lại gặm nhắm nỗi buồn vật vã với đau thương.
Chỉ mấy canh giờ ngắn ngủi mà giờ đây ta đang lo tang sự của nương. Cha ta chẳng thấy đâu chắc hẳn lại đang rượu chè say khước ở một nơi nào đó, ta còn xa lạ gì thái độ ghẻ lạnh của cha đối với nương. Lúc sống không lưu tâm thì lúc mất đi chỉ càng trở nên phù phiếm.
Thái độ phu nhân rõ ràng “việc ai nấy lo nhà ai nấy quản” sau đó cũng bỏ đi mất dạng. Nhiều lúc ta cũng muốn hỏi nương tại sao người lại nhẫn nhịn phu nhân như thế? Tại sao nương không thể sống cho mình, ích kỹ một chút? Vì trả ơn hay do cái gọi là tình nghĩa?
Lúc ta sắp xuất giá nương đã kể ta nghe nhiều chuyện. Khi xưa vì ngoại tổ mẫu nợ gia đình phu nhân quá nhiều, đã qua bao đời vẫn không trả hết nên nương ta bị gán nợ cho nhà phu nhân từ khi mới hiểu được một chút chuyện bên ngoài.
Nương hầu hạ cho phu nhân không một lời than vãn vì hiểu được thân phận của mình. Nương nói có lẽ đó là khoảng thời gian người vui vẻ nhất, phu nhân tuy không quá tốt với nương nhưng cũng không hà khắc với người. Như vậy là đủ, đủ để nương cảm thấy thỏa mãn với cái gọi là tình cảm giữa người với người mà nương đơn thân chấp vá tạo thành. Một loại tình cảm quá mỏng manh bọt bèo đến nỗi không thể chịu được dù là cơn giông nhỏ nhất thoáng qua.
Càng lúc càng có nhiều thôn dân cũng đến thắp nén hương cho nương: có quen cũng có lạ, có buồn, cảm thông vì người ra đi quá sớm. Bệnh tật tai ương, đâu ai muốn thấy.
Tướng công được Tầm Nhi và tiểu đệ lo lắng nên ta cũng yên tâm phần nào. Vẫn tưởng đại tỷ sẽ không xuất đầu lộ diện cho đến khi tan sự kết thúc nhưng ta lại lầm rồi vì tỷ ấy đang nói chuyện với mọi người rất vui vẻ, vui vẻ trong giờ phút này? Ta không quan tâm nữa vì tang sự của nương là quan trọng nhất.
Buổi tối, lúc mọi người đã ngủ say ta dẫn tướng công đến ngồi trước hiên nhà, không gian thật yên tĩnh và có phần tịch mịch. Ta chỉ cho huynh ấy xem đám hoa phi yến mà nương đã trồng nhưng giờ tại mảnh đất ấy chỉ còn là những nhành cây xơ xác, lá đã rụng hết còn hoa thì đã tàn tự bao giờ, chỉ còn vài quả nhỏ nhưng không biết còn trồng được không?
Ta nở nụ cười héo úa “người còn hoa còn, người mất hoa cũng chết theo”, hy vọng nơi nương sẽ đến luôn tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc, một nơi có hoa có sức sống giúp người không còn phiền muộn vướng bận chuyện đời.
Ta thất thần nhìn lên bầu trời đầy sao hỏi tướng công nhưng cũng là tự nói với chính mình:
“Chàng có biết tại sao ta tên là Diệp Phù không?”
Không đợi tướng công trả lời ta lẩm bẩm:
“Nương từng nói, ngày ta được sinh ra sao Tả Phù tỏa sáng một vùng, là điềm tốt. Nương muốn ta sao này phải biết giúp đỡ người khác, biết gánh vác, đảm đang nên đã đặt tên ta giống như ngôi sao đó vậy. Nhưng ta là nữ nhi gọi là Diệp Tả thì không hay lắm nên nương đặt tên ta là Diệp Phù.”
Nương là như thế, luôn nghĩ trước nghĩ sau lo chu toàn mọi thứ, chỉ quan tâm người khác vất vả còn bản thân mình thì lại không màng. Tướng công vươn tay lau lau mặt ta, ươn ướt thì ra ta khóc mà chẳng hay. Ta cầm lấy bàn tay ấy, thật lớn thật ấm áp và yên bình:
“Tên chàng cũng rất ý nghĩa, trong sáng không vướng bụi trần rất giống với con người chàng.”
Đêm đen càng thêm tĩnh mịch như muốn nuốt chửng mọi thứ nhưng không thể làm lu mờ ánh sáng của những vì sao đang cố gắng vươn mình tỏa sáng trên kia, ánh sáng của niềm tin và hy vọng, giản dị hiền hòa.