Tặc Miêu

Chương 6: Q.5 - Chương 6: Mèo gào






Lại nói Nhạn doanh với một nghìn lính dõng hội hợp với nhiều cánh cướp cạn, mãi lộ mai phục trong Hoàng Thiên Đăng, bố trí thế trận thiên la địa võng chết người. Những người đó phần lớn đều xuất thân làm nghề săn nhạn và đâm cá, quen các ngón nghề mai phục, trong khu đầm lầy lại có cỏ nước, lau lách um tùm dày đặc, kín tầm mắt, che dấu đi sát cơ nguy hiểm ở bên trong. Cả một vùng nước hoang dã, lạnh lùng, im lìm, người ngoài căn bản không thể nhìn thấy điểm nào khác lạ. Truyện "Tặc Miêu "

Tới tờ mờ sáng, khi giọt sương đầu ngọn cỏ còn chưa tan, trong vùng nước xẫm ấ, lau lách mênh mông, từng dám sương dật dờ bay, đã trông thấy quân Thía Bình tiến vào Hoàng Thiên Đăng, Trương Tiểu Biện vội sai Nhạn Bài Lý Tứ ở lại cắt đặt lính dõng, chuẩn bị phục kích. Hắn mang con mèo đen, rồi sai Tôn Đại Ma Tử và Nhạn Linh Nhi làm người tùy tùng cùng chống một cái bè nhạn ra đến vùng nước sâu nhất là khu "Mộ Nhạn"

Mộ Nhạn này vốn là một núi đất ở giữa Hoàng Thiên Đăng, sau này bị nước nhấn chìm, nghe đồn, trong đàn chim di trú theo mùa giữa phương Bắc và phương Nam ấy vốn có rất nhiều con tuổi già sức yếu hoặc giữa đường bị bệnh tật không qua được, chúng biết không thể bay tiếp tới đích, đành đậu lại trên Mộ Nhạn chờ chết. Khi chúng sắp tuyệt mệnh vẫn ngẩng đầu lên nhìn trời trừng trừng, trông đồng loại dang vỗ cánh trên không trung. Từ xưa tới nay không ai rõ vì sao những con chim di trs hoặc nhạn hoang sắp chết đều đậu lại trên Mộ Nhạn này. Nhưng. Nhạn dân luôn luôn sùng bái nghĩa khí, giũ phong tục xa xưa truyền lại, không bao giờ sắt hại những con chim di trú đáp xuống xung quanh vùng Mộ Nhạn.

Bên cạnh đó, Mộ Nhạn còn có một truyền thuyết khác mà ngay cả những thợ săn già nhất trong đám nhạn dân cũng không biết rõ nguồn gốc, chỉ truyền miệng cho nhau từ đời này sang đời khác. CHuyện kể rằng, vào khoảng cuối đời Đường, trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, có một tướng quân đã bị người ra hại chết ở đó. Nhạn dân trong đàm thương tiếc trước cái chết tráng liệt đã dựng một cái miếu tuềnh toàng ở Mộ Nhạn để chôn cất thi thể của vị Tướng quân nọ, năm nào cũng thắp hương cùng bái.

Đến những tượng đất nơi miếu hoang nếu thường xuyên nhận hưng thì cũng còn linh thiêng, huống gì bộ hài cốt trong miếu Thổ địa là một vị tướng quân phải ngậm hờn mà chết. Không rõ có phải vị anh linh trường tồn bất diệt hay không mà từ khi trên Mộ Nhạn có tòa "Tướng quân miếu", núi đất bắt đầu sụt lún, cuối cùng chìm xuống dưới nước, sau đó điềm trời bất thường, có vô số chuột nước bắt đầu tha rơm rác, đá gỗ đến đắp xung quanh Mộ Nhạn một vòng đê kéo dài đến mấy chục dặm khiến cho các dòng nước đổ vào Hoàng Thiên Đăng được lưu thông, nuôi dưỡng đám cỏ nước mọc rậm rạp, ngay cả hạn hán cũng không ảnh hưởng tới được.

Chỉ có điều từ đó trở đi, trong vùng đầm lầy lau sậy này thường có những trận gió âm và sương mù xuất hiện, khiến cho trời đất biến sắc, nước mây mờ mịt, những hiện tượng dị thường này lúc có, lúc không,trước giờ không theo một quy luật nào cả. Nhạn dân thường bảo ấy là oán khí chưa tiêu tan của vị tướng quân trong Mộ Nhạn kia, chỉ cần một trận gió âm nổi lên là báo hiệu trên thế gian có tai họa như binh đao, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh.

Trước đấy, người ta rất tin vào câu chuyện này, cứ đầu năm lại mua những đứa trẻ nhà nghèo ở ngoài tỉnh, phối thành một cặp đồng nam, đồng nữ, rồi cho trang điểm chỉnh tề, nèm xuống vùng đất xung quanh Mộ Nhạn, dìm chết để nuôi cá, cầu xin thần linh dưới nước bớt giận, phù hộ cho phương này được bình yên vô sự. tuy nhiên, việc làm đó còn chưa thấy tác dụng thực sự đâu, mặc cho đám ngu dân tha hồ cúng bái, chiến sự, thiên tai vẫn cứ thế nổ ra. Chính vì vậy, dần dần hương lửa chõ này trở nên lạnh lẽo. Cho tới cuối thời Minh, phong tục tàn nhẫn đó mới bị xáo bỏ hoàn toàn.

Trương Tiểu Biện nhớ hồi ở trong Miêu Tiên từ lúc gặp Lâm Trung Lão Quỷ lần thứ hai từng đưuọc lão mách bảo rằng tướng tinh của hắn đang chiếu, sẽ phát ở nghiệp vô trong thời loạn thế, chỉ cần làm theo những lời cặn dặn của lã thì dẫu dẹp loạn hay giết giặc, cũng ắt định là thắng. nay muốn thủ thắng ở Hoàng Thiên Đăng thì phải dùng con mèo đen để lôi di cốt của tướng quân trong Mộ Nhạn ra, nếu sơ suất chút nào thì toàn quân sẽ bị tiêu diệt ngay.

Thường có câu: "Mật ngọt chết ruồi". Câu đó thật không sai, nhưng Trương Tiểu Biện bị ma quỷ mê hoặc, cứ xem lời Lâm Trung Lão Quỷ như khuôn vàng thước ngọc, bảo sao là làm vậy, đương nhiên việc thành bại hôm nay hắn chỉ trông chờ vào mỗi việc đó mà thôi, thế nên vội vội vàng vàng đến Mộ Nhạn, thật đúng là: "Lòng như tên bắn còn e chậm; chạy tựa đằng vân thấy chẳng nhanh"

Nhạn Linh Nhi là người dẫn đường, từ nhỏ cô đã lớn lên ở Hoàng Thiên Đăng, đối với đường thủy các nơi đều thông thuộc. Cô chống bè nhạn trên mặt nước, len lỏi trong đám lau sậy rậm rạp lòa xòa, đưaTrương Tiểu Biện và Tôn Đại Ma Tử đến một vùng nước rộng, chỉ thấy nước ở quãng lau lạch sâu trong đầm, phẳng lặng như gương, khói sóng man mác, hết sức thanh u.

Nhạn Linh Nhi chống sào dừng bè, nói với Trương Tiểu Biện: "Tam ca! Nơi đây chính là Mộ Nhạn, chỗ tòa miếu tướng quân chìm dưới đáy nước thường có xoáy mạnh, hút người ta xuống, mức nước nông sâu khó mà biết được. Nhiều năm nay, không ai dám thăm dò cho rõ thực hư" Truyện "Tặc Miêu "

Trương Tiểu Biện không thạo bơi lội cho lắm, nhiều nhất cũng chỉ quều quào chân tay như chó bơi mà thôi., bây giờ đang ở trên mặt nước nên hắn không khỏi run sợ nhưng vẫn nói cứng: "Người làm đại sự không câu nệ tiểu tiết, Nhạn doanh chúng ta toàn là hảo hán, khi hành động thì chỉ cần hợp với lương tâm trong vòng trời đất chứ không cần phải đắn đo về lời xì xào cửa người ta, sao phải tin vào những chuyện quỷ thần huyễn hoặc ấy? Bọn các ngươi chỉ cần đứng xem cho rõ Tam gia ta làm thế nào mời vị tướng quân bị vùi thây dưới đáy nước ra diện kiến là được" Truyện "Tặc Miêu "

Tôn Đại MA Tử vốn xưa nay không sợ quỷ thần nhưng hết sức kính trọng các bậc anh liệt thời xưa, bây giờ đang chuẩn bị ác chiến với lũ Việt khấu, không hiểu vì sao Trương Tiểu Biện đột nhiên muốn làm một chuyện kì quái như vậy. Nghe thế, gã vội khuyên ngăn: "Cha mẹ ơi, chuyện này không phải chuyện đùa đâu. Xét ra thì vị tướng quân kia cũng alf bậc thủy thần oanh liệt, tam đệ sao lại mạo muội làm kinh động đến ông ta?"

Trương Tiểu Biện nói: "Nếu quả thực ông ta ở dưới nước có linh thiêng thì đáng ra phải giúp đỡ Nhạn doạn chúng ta dẹp yên giặc". Nói đoạn, hắn sai Nhạn Linh Nhi chống bè tới sát chân đê. Trên thân đề đầy những miệng hang to chừng nắm đấm, đám chuột nước đào hang dày đặc, thông với nhau. Chuột nước là loài gần giống hải ly, cũng có răng nanh sắc nhọn, có thể gặm đổ thân cây cổ thụ nghìn năm,giỏi việc đắp đập, xây đê. Nhưng, chuột nước ở Hoàng Thiên Đăng được dân gian truyền nhau gọi là Chuột cống nước hoặc là Âm Thử Tinh, không phải đồng loại với họ hàng nhà hải ly. Chúng thích những nơi lạnh lẽo, ẩm thấp, tính tình tàn nhẫn, giảo hoạt, có thể bơi dưới nước lôi cá lớn lên bờ, lại có thể cắn chết, ăn thịt những con chim nước hoặc nhạn hoang đang đậu trên lau lách, những con chuột lớn thậm chí có thể bắt giết cả mèo già. Ở trong đầm lầy, chúng lợi dụng khí âm tụ tập mỗi lúc một đông, nhiều không kể xiết, chỉ riêng có mèo khoang Linh Châu mới khắc chế được chúng.

Trương Tiểu Biện chiểu theo thuật xem tướng mèo do Lâm Trung Lão Quỷ truyền thụ, đêm Nguyệt ảnh ô đồng kim tuyến miêu đảy tới gần hang chuột nước. Loài mèo hễ ngửi thấy mùi hôi tanh là lập twucs phát tá, tuy mèo khoang Linh Châu xưa nay không bắt chuột nhưng trời phú là thiên ddihcj của loài chuột, con mèo khoang vừa ngửi thấy mùi tanh nồng xông lên từ hang chuột nước liền không thể nhịn được, kêu "gàoo... o" lên một tiếng.

Có thể bạn đọc sẽ muốn hỏi, thế nào là "gàoo... o" lên? Vốn là, tiếng kêu của mèo từ xưa tới nay chia thành một số mức độ. Phần những con mèo nào kêu được tiếng "gàoo... o" thì quý nhất, còn những con mèo lười nhác chỉ chuyên nằm gác bếp sưởi ấm thì tiếng kêu là "meo". Tiếng kêu uy mãnh nhất của loài mèo được gọi là"mèo gào". Con mèo đen gào lên một tiếng thật khác thường, đúng là: "Vọng chín tầng trời, mây phải dạt; Vang vào khe suối, cá đều kinh"

Trong "Miêu kinh", có câu rằng: "Con mèo trong mắt có đường kim tuyến thì tiếng như hùm hổ. sư tử,trông nhà nằm ngoài sảnh, dẫu ngủ thì chuột cũng chết". Những con Âm Thư Tinh dưới nước rất sợ tiếng mèo gào, chỉ cần nghe hơi là đã chốn ráo. Nỗi sợ của chúng nhanh chóng lan ra khắp nơi, một đồn mười, mười đồn trăm, cả bầy chuột nước đang ẩn nấp trong các hang hốc trên thân đê thảy như có tai họa lớn sắp ập xuống, thế là già bám trẻ, mẹ ngậm con, nhao nhao lao ra khỏi các miệng hang, chạy tràn ra bờ đê như một cơn thủy triều.

Cả bọn Trương Tiểu Biện không ai ngwof mấy tiếng mèo kêu mà có thể gây ra cơ sự đến thế, chiê thấy vô số con chuột cống nước da bóng lông mượt, răng nhọn nanh sắc đang tranh nhau cướp đường chạy trốn, lũ lượt tựa như những luống nước đục đang vọt ra tứ phía, khiến người ta cảm thấy như trời sắp long, đất sắp lở, ngày tận thế đã tới vậy. Cả ba người đều thấy hết sức kinh dị, toàn thân nổi gai ốc. Nhạn Linh Nhi vội chống bè ra giữa vùng nước, chỉ mong chạy càng xa càng tốt.

Số lượng chuột cống nhiều tới mức kinh người. Con đê "chuột" chật hẹp, vốn không thể đủ chỗ cho chúng tháo chạy, có rất nhiều con chuột bị đẩy xuống nước. Loài Âm Thử Tinh đó bẩm sinh đã rất giỏi bơi lăn, đám chuột bị rơi xuống nước tranh nhau bơi đi, lập tức khiến mặt nước vốn đang yên tĩnh bỗng nổi lên sùng sục như thể người ra mở nắp vung nồi nước sôi vậy.

Đột nhiên trên mặt nước nhấp nhô, xuất hiện một xoáy nước cực lớn khiến những con chuột ở gần bị hút xuống dưới, sự việc càng khiến bầy chuột trỏ nên hoảng loạn. Nhạn Linh Nhi kêu lên: "Không xong rồi! Chắc hẳn đó là con My Độn Lăng Ngư vốn tiềm phục dưới đày nước Hoàng Thien Đăng" Cô biết con casnayf rất lợi hại, cả bọn lại ở trên mặt nước, khó mà chống đỡ, liền nhanh chóng đẩy bè nhạn cập vào một chỗ đất cao gần đó. Vốn đây là một thân cây cổ thụ đã bị chặt còn trơ gốc, miễn cưỡng có thể đặt chân được.

Ba người vừa đặt chân trước lên gốc cây thì bè đã lật nhào. Chỉ thấy sóng nước rẽ làm đôi, từ trong vọt ra một con cá to như bầy thủy quái, thấy đầu không thấy đuôi. Đầu cá còn lớn hơn cả cái cối xay cỡ đại những ba lần, mặt cá giống hệt mặt người, màu da như màu đá, cái mồm rộng đến khiếp hãi đang mở rộng hút nước, liên tục nuốt sống những đám Âm Thử Tinh đang tập trung bên cạnh,

Vạn vật trên thế gian tuân theo vòng luân hồi của vòm trời, có câu rằng dùng muối chế đậu hũ, vật này trừ vật khác. Đàn chuột nước tập trung trong đầm rất nhiều, tự sinh sẽ sinh ra loài cá My Động Lăng Ngư chuyên ăn thịt chuột nước. Cái gọi là "My Động" có nghĩa là hút nước. Loài cá này xù xì như tảng đá, cả năm trời cứ nằm phục dưới đáy nước không động đậy nhưng lúc nào đàn chuột nước tập trung làm mặt nước động mạnh thì con cá này mới xuất hiện, lôi theo bùn cát dưới đáy nước vọt lên, khiến cho mặt nước như bị lật nhào.

Tôn Đại Ma tử không biết loại My Động Lăng Ngư này, tưởng là thủy thần hóa thành. Gã trông đến đờ người ra, nhưng Nhạn Linh Nhi thì biết con Lăng Ngư hút nước, sức có thể nuốt cả trâu, ngựa. Cô không hiểu việc làm vừa rồi của Trương Tiểu Biện rốt cuộc nhằm mục đích gì, đành hỏi: "tam ca, đại quân Việt khấu sắp sửa đến nơi rồi. giờ huynh còn đi bắt cá là sao?"

Trương Tiểu Biện vốn là một kẻ du đãng. Lưu manh, tuy lâm vào cnahr nguy hiểm nhưng cũng không quên chu môi thò mỏ liens thoắng nói: "Muội tử không biết đấy thôi, trong nhà Tam ca ta còn có mẹ già tám mươi tuổi, chỉ mong bắt con My Động Lăng Ngư về để bán kiếm tiền nuôi mẹ thôi... "

Nhạn Linh Nhi nghe thấy thế rất cảm động. nghĩ bụng: "Doanh quan Trương Tam ca của Nhạn doanh chúng ta chẳng những đa mưu túc trí, cử chỉ khẳng khái, nghĩa khí hơn người mà còn là một người con hiếu thảo hiếm có, đến lúc chuẩn bị đánh trận mà cũng còn không quên việc phụng dưỡng bà mẹ tám mươi tuổi ở quê. Tục ngữ có câu: "Vạn điều ác, tội dâm lớn nhất; Trăm việc lành, lấy hiếu làm đầu" Thời nay đã không còn như xưa, có được người như thế mới thật là đáng quý" Từ đấy cô càng thêm kính phục Trương Tiểu Biện.

Nhưng, Trương Tiểu Biện chưa kịp nói hết câu, con Lăng Ngu đọt nhiên quẫy đuôi, giương vây, từ trong miệng hộc ra bộ xương người. Bộ xương ấy rất to lớn, tuy da thịt toàn thân đã tiêu tan hết chỉ còn lại xương cốt trắng nhởn, nhưng hình dáng khôi vĩ đó vẫn còn lớn hơn Tôn Đại Ma Tử nửa cái đầu. Bên ngoài bộ xương, toàn thân nhân dưới đều mũ mão, nai nịt tề chỉnh. Mũ kim khôi là loại Nhật nguyệt phi hổi khôi, áp giáp là loại giáp liên hoàn trăm vòng sắt, bịt vai hình mặt thú, hộ tâm dắt bằng đồng, dây buộc bằng sợi gân bò, chiến bào thêu chim Anh vũ, chẳng biết vì nguyên cớ gì mà bộ nhung giáp đó còn nguyên như mới

Trương Tiểu Biện nấp ở gốc cây nhìn thấy rõ ràng, nghĩ bụng: "Dúng là Miêu Tiên gia hiển linh, rốt cuộc cũng mời được vị" lão gia" từ dưới nước lên. Bộ xương này đã vùi dưới đáy nước nghìn năm, quả nhiên vì lâu lăm nên đã tích tụ nên yêu khí. Không rõ sau khi hiện hình thì nó sẽ tác yêu tác quái thế nào? Đúng là: "Mây xanh nào có ý gì; Chẳng qua ngọn gió đưa về mà thôi". Muốn biết bộ xương của tướng quân này làm thế nào giúp Nhạn doanh giết giặc lập công, xem hồi sau sẽ rõ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.