Tận kiếp phù du – Hoa Tư Dẫn

Chương 7: Chương 7: Chương 6




Mọi chuyện cứ như 1 giấc mơ, Thẩm Lạc của tôi không chết, bé vẫn sống khỏe mạnh trên đời, mà tôi lại mắc bệnh lạ. Căn bệnh mà ngay đến thánh dược Bách Lý Việt cũng không biết là bệnh gì. Bởi vì cái ngày tôi cầm kiếm đi tìm Thẩm Ngạn đó tôi phun ra máu, đến lúc tôi gặp Thẩm Lạc nhìn thấy bé gọi tôi 1 tiếng “Mẹ!” Tôi cũng phun ra máu, rồi sau đó mấy lần nữa tôi vẫn phun ra máu, cả người suy yếu hẳn.

Bách Lý Việt bắt mạch cho tôi, nhưng mạch tượng hỗn loạn ông đến giờ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Tôi lại phun ra máu, nói đúng hơn là ho ra máu. Nhìn vết máu đỏ tươi trên chiếc khăn lụa trắng, nó loan ra như 1 đóa mẫu đơn đang nở, vô cùng xinh đẹp, vô cùng quyến rũ. Tôi nghĩ có lẽ do tôi cải mệnh trời, sửa đổi số mệnh của Thẩm Lạc nên giờ ông trời trách phạt tôi không chừng. Mà cũng có thể tôi hiện giờ giống 1 bệnh nhân mắc bệnh tim vừa được thay tim mới, mới đầu có vẻ như cơ thể rất hòa hợp với quả tim mới này, hoạt động vô cùng tốt, nhưng 1 thời gian sao lại xuất hiện dấu hiệu loại trừ (thuật ngữ trong y học), cơ thể bắt đầu bài xích dị vật là quả tim mới kia.

Có lẽ cơ thể Tống Ngưng đang bài xích linh hồn tôi cũng nên. Cũng có thể cuộc đời con người như 1 giấc mộng Trang Tử hóa bướm, khi giật mình tỉnh giấc mới hay tất cả chỉ là ảo mộng của bản thân. Nếu tôi ở thế giới này chết đi, biết đâu ở thế giới kia sẽ trở lại là Trần Hương Liên, cô gái 24 tuổi, thất nghiệp, không tiền không tình, suốt ngày ôm tiểu thuyết ru rú ở nhà cũng nên.

Tôi có mấy lần hỏi Bách Lý Tấn : “Nếu con người ta chết đi thì linh hồn sẽ đi về đâu?” Nhưng chẳng lần nào hắn trả lời tôi. Lần nào mắt cũng đỏ hoe vịn vai tôi nghẹn ngào nói: “A Ngưng, cô đừng nghĩ bậy, cô nhất định sẽ không sao, hãy tin tưởng tôi và ông ngoại.”

Tôi nào có nghĩ bậy gì đâu chứ, tôi là người ham sống sợ chết, nhất là mỗi lần nhìn thấy nụ cười như mếu trên mặt Thẩm Lạc, đã lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy vẻ mặt đó của con trai mình, cũng từ cái ngày khi Thẩm Lạc biết Thẩm Ngạn là cha thân sinh của bé cách đây 1 năm trước. Chỉ là hơi tò mò 1 chút thôi, không biết nếu con người ta ở thế giới này chết đi thì linh hồn họ sẽ đi về đâu, hay chỉ là vài chữ trên 1 trang giấy trong sách như quyển sách Hoa Tư Dẫn tôi đã đọc. Kể từ ngày tôi ngã bệnh, Lan Lan, Tiểu Hồng, Tiểu Thanh… Chăm sóc tôi rất kỹ. Thẩm Lạc thì thôi khỏi phải nói, mọi sinh hoạt ăn, uống, ngủ, nghĩ, tắm rửa, ngâm thuốc, học bài đều diễn ra ở nơi có thể nhìn thấy tôi, hầu như 1 ngày 12 canh giờ đều ở bên cạnh tôi. Ngay cả 1 người vốn không ruột rà thân thích như Bách Lý Tấn cũng ngày ngày đến chăm sóc tôi, thay tôi bắt mạch sắc thuốc, kể cho tôi nghe mấy câu chuyện mà hắn nghe được ở đầu trên sớm dưới, giúp tôi giải sầu.

Ấy vậy mà cái người mang danh nghĩa phu quân của tôi lại không đến. Thẩm Ngạn chưa 1 lần đến thăm tôi. Căn bệnh của tôi cứ kéo dài vô hạn định, người tôi ngày 1 suy yếu, đến bây giờ thì đã không thể xuống giường, tần suất ho ra máu của tôi lại ngày 1 tăng, gần đây bị thường xuyên hơn. Lúc mới bệnh tôi còn dám soi gương, xem sắc mặt mình tều tụy đến dường nào nhưng dạo gần đây tôi đã sai Lan Lan cất hết gương đi, tôi rất sợ, sợ nhìn thấy 1 cái xác chết chỉ còn da bọc xương ở trong gương. Mỗi lần nhìn ánh mắt đỏ hoe khi nhìn tôi của Lan Lan lòng tôi lại trùng xuống 1 nhịp, có lẽ diện mạo tôi đã khó coi lắm rồi, ấy vậy mà ngày nào cô bé cũng bắt buộc đến để ngắm nhìn tôi, thật là làm khó cho cô bé. Mấy lần tôi cười hỏi Bách Lý Tấn: “Có phải tôi nhìn đáng sợ lắm không?” Hắn không trả lời tôi, nhưng Thẩm Lạc lại trả lời thay hắn, bé níu lấy tay tôi, cười hiện hai lúm đồng tiền đáng yêu vô cùng nói: “Mẹ rất đẹp, mẹ là người đẹp nhất thiên hạ.”

Thẩm Lạc nói thế nên Bách Lý Tấn cũng phải phụ họa nói theo như thế, bắt hắn nói trái lòng mình, thật khổ cho hắn. Có 1 hôm, vẫn như thường lệ Bách Lý Tấn đến bắt mạch cho tôi, rồi tiện thể kể cho tôi nghe 1 câu chuyện, à mọi người hỏi sao Bách Lý Việt không đến bắt mạch mà lại là Bách Lý Tấn đến phải không, về chuyện này tôi cũng có hỏi Bách Lý Tấn, hắn bảo: “Ông đã bế hoang rồi, dặn tôi đến theo dõi tình hình của cô. Cô yên tâm, nhất định ông sẽ nghĩ ra cách.”

Tôi cũng rất mong những lời hắn nói là thật nhưng cho dù có là thánh dược Bách Lý Việt thì cũng không cứu được tôi. Bởi vì căn bệnh của tôi lại thuộc 1 lĩnh vực khác với y thuật. Tạm thời không nói đến chuyện đó, chúng ta trở về câu chuyện của Bách Lý Tấn, hôm đó hắn kể cho tôi nghe câu chuyện về 1 cô công chúa, cô công chúa tuẫn tiết theo quốc gia trong ngày nước mất. Cô công chúa đó chính là Văn Xương công chúa của Vệ quốc, cũng chính là Diệp Trăn. Bách Lý Tấn kể lại rằng : “ Diệp Trăn chết khi mới 17 tuổi, ngày cô chết cả Vệ quốc hạn hán đã lâu bỗng đổ mưa. Diệp Trăn thân vận 1 bộ trường phục màu trắng hoa lệ đứng trên tường thành cao trăm trượng, mắt nhìn đâm đắm về xả tắc giang sơn Vệ quốc lần sau cuối, rồi gieo mình xuống tường thành giống như 1 con chim trắng, cô nằm trên đất, chiếc váy trắng nhuốm đỏ màu máu, hàng ngàn binh lính bên dưới ào khóc lên tiếc thương. Nghe nói Diệp Trăn vô cùng xinh đẹp, lại trí tuệ tài hoa, là 1 giai nhân tài mạo vẹn toàn ấy vậy mà lại chết khi còn xuân sắc.”

Nói xong Bách Lý Tấn còn không quên thở dài tiếc nuối 1 phen, nhưng cái chính trong câu chuyện mà hắn kể không phải là việc Diệp Trăn chết như thế nào mà là gian tình giữa cô và thế tử Tô Dự của Trần quốc. Bách Lý Tấn còn bày ra bộ mặt vô cùng nghiêm túc hỏi tôi rằng: “A Ngưng, cô nghĩ xem liệu Tô Dự với cô công chúa Diệp Trăn kia có gì hay không?”

Tôi nghe đến đây thì phì cười, nói: “Có, hai người họ có gian tình, còn là có gian tình từ rất lâu rồi.”

Bách Lý Tấn nghe tôi nói thế thì kích động ghê ghớm: “Tôi đã biết mà! Cái chết của cô công chúa đó không đơn giản, chắc là thế tử Trần quốc lợi dụng cô ta để cướp nước Vệ xong rồi lại bỏ rơi, giữa yêu và hận cô ta chụi không nổi nên mới nhảy tường thành tự vẫn đây mà.”

Đến lúc đó tôi mới biết được thì ra Bách Lý Tấn còn có khả năng trở thành tiểu thuyết gia hơn hẳn làm thầy giáo hay là thầy thuốc. Sau khi tôi biết được tin tức về Diệp Trăn tôi cũng không suy nghĩ gì nhiều, chỉ nghĩ: “À! Thì ra Diệp Trăn đã nhảy tường thành, chắc là lúc này đã được Quân sư phụ cứu sống bằng viên giao châu rồi nhỉ?!” Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ, nghĩ rồi lại nghĩ nếu quả thật tôi chẳng sống được bao lâu nữa, vậy chi bằng cứ để mọi chuyện diễn ra như trong chuyện, để người con gái mang viên giao châu trong người dệt cho tôi 1 giấc mộng đẹp, để tôi thống khoái mà ra đi, đở phải chụi dày vò của bệnh tật. Như vậy không tốt hơn sao?

Nghĩ là làm, sáng ngày hôm sau tôi liền gọi Lan Lan đến giao cho cô bức thư tôi đã viết đêm trước, bảo cô giúp tôi tìm 1 người rồi giao bức thư đó cho người đó. Người tôi tìm là Quân sư phụ, giáo chủ Quân Vu giáo, có lẽ lúc này đang ở núi Quân Vu đi. Chuyện tôi nhờ Lan Lan giúp tôi tìm Quân Phất (tên sau này của Diệp Trăn) để dệt mộng, tôi không cho Bách Lý Tấn biết, ngay cả Lan Lan cũng không biết. Mọi việc đều diễn ra âm thầm, khi người Lan Lan phái đi được 3 tuần, trở về báo tin nói là đã gặp được người cần gặp, thư cũng đã đưa, người đó còn hồi âm lại cho tôi, tôi run run mở bức thư hồi âm, trong thư chỉ vỏn vẹn vài chữ: “Thời gian chưa tới, đợi tin ta.” Mấy chữ tuy ngắn nhưng lại bao hàm đầy đủ ý nghĩa, lời yêu cầu của tôi được chấp thuận, chỉ có điều vẫn chưa phải lúc này mà thôi, tôi tính toán trong đầu, nếu đúng như sách viết có lẽ tôi còn phải đợi nữa năm nữa đi. Như vậy cũng tốt. Nếu trong nữa năm đó, bệnh tình tôi trở nặng chết đi thì cũng coi như xong, còn nếu nữa năm nữa vẫn chưa chết lúc đó để Quân Phất dệt cho tôi 1 giấc mộng đẹp cũng coi như là viên mãn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.