Ngày mai lên núi Trung Dương cầu phù thủy, đây là việc liên quan tới cả đời của Tào Bằng cho nên Trương thị rất coi trọng tới nó.
Nếu đi cầu phủ thủy thì không thể đi tay không. Trên đời chẳng có ai cho miễn phí bữa cơm. Phù thủy trên núi Trung Dương có chút tiếng tăm, nếu như không cung phụng thì không thể cầu được. Mà lễ vật thế nào? Tất nhiên không thể chỉ là mấy con gà lợn. Trung Dương không thiếu mấy thứ này. Bọn họ tới cầu phù thủy mà không có tiền bạc thì làm sao cầu được sự linh nghiệm. Đây là điều mà tất cả đều biết rõ.
Từ thời giặc Khăn Vàng, triều đình đối với thuật sĩ cũng giám sát chặt chẽ hơn nhiều.
Năm Trung Bình thứ nhất, anh em Trương Giác dựa vào mấy trò phù thủy lung lạc một số lượng lớn tín đồ gây ra mối nguy hiểm cho giang sơn của nhà Hán.
Vì vậy mà một khi phát hiện có thuật sĩ hay phủ thủy sẽ bị bắt và tra khảo.
Kết quả là nhóm thuật sĩ bắt đầu lộ liễu chuyện vội vàng vơ vét của cải. Muốn thế nào thì cũng phải bỏ tiền bạc ra để làm lê. Quan phủ không sợ đám thuật sĩ này vơ vét của cải mà chỉ sợ chúng muốn nhân cơ hội thu nạp tín đồ gây náo loạn.
Cứ như vậy, việc mua bán tâm linh trở nên quang minh chính đại.
Ngươi dùng bao nhiêu tiền để lễ thì có được cấp bậc phù thủy, thuật sĩ bấy nhiêu.
Nhà họ Tào không phải là nhà đại phú. Tào Cấp chỉ là một thợ rèn dựa vào việc sửa chữa đồ đạc mà sống tạm. Trương thị càng nghĩ càng thấy nếu bản thân không có đủ lễ vật chỉ sợ không cầu được phù thủy tốt nhất vì vậy mà vụng trộm lấy ngọc bội tổ truyền ra muốn bán lấy ít tiền để cầu được phù thủy tốt cho Tào Bằng, giữ cho hắn cả đời được bình an.
Cụ tổ của Trương thị cũng từng có một thời gian sống sung túc.
Nhưng sau đó gia cảnh bần hán, đến Trương thị thì trở thành một thứ dân. Lúc gả cưới Trương thị cũng không có đồ cưới gì đáng giá, chỉ còn lại một miếng ngọc bội tổ truyền này mà thôi.
Sáng sớm ra, Trương thị mang ngọc bội đi vào chợ.
Thực ra nàng cũng biết rằng ở một địa phương nhỏ như trấn Trung Dương, miếng ngọc bội tổ truyền đó không có giá lắm.
Mặc dù biết như vậy, nhưng Trương thị vẫn ôm chút hy vọng, tận lực bán được giá một chút. Cửa hàng bình thường thì không thể trả được giá cao. Hơn nữa đưa miếng ngọc cho họ chưa chắc đã hiểu được giá trị của nó. Mà không biết giá trị thì không thể cho Trương thị một cái giá vừa lòng. Nghĩ rất lâu, cuối cùng Trương thị đành chọn cửa hàng Thành Ký.
Giống như ở các ngôi thành lớn trong các thành nhỏ cũng có sự chênh lệch giàu nghèo.
Cửa hàng Thành Ký là cửa hàng lớn nhất ở trấn Trung Duong, chuyên thu mua thổ sản cùng vùng núi. Toàn bộ thổ sản của vùng núi trấn Trung Dương là do bọn họ mua...đồng thời, cửa hàng Thành Ký còn kiêm cầm đồ. Vị chưởng quỹ của cửa hàng Thành Ký tên là Thành Kỷ, nghe nói có chút tiếng tăm trong quan phủ.
Trương thị nghĩ cửa hàng Thành Ký làm ăn lớn như vậy chắc là biết giá trị.
- Ngọc tốt.
Thành Kỷ là một người cầm đồ lâu năm cho nên chỉ cần liếc mắt là nhìn thấu giá trị của miếng ngọc bội:
- Đệ muội! Miếng ngọc bội này của ngươi là ở đâu?
Tất cả đều sống trong trấn cho nên y có thể nhận ra Trương thị.
Trương thị nói:
- Đây là ngọc bội gia truyền của nhà ta, nếu không phải do con ta yếu ớt, ta cần phải tới núi Trung Dương cầu phù thủy cho nó thì ta cũng không bán lấy tiền.
Chuyện của Tào Bằng thật ra y cũng có nghe nói qua.
Vì vậy mà y gật đầu rồi nói:
- Miếng ngọc bội này lâu năm, lại được chạm trổ tinh tế, không phải do người tầm thường làm ra...đệ muội! Nếu ngươi quyết định cầm thì ta trả hai mươi quan. Ngươi xem thế có được không?
Phù thùy thượng đẳng chỉ cần phải lễ mười quan.
Mười quan còn lại có thể mua được một chút dược liệu, để cho Tào Bằng bồi bổ thân thể.
Trương thị mừng rỡ đang định mở miệng đồng ý.
Nhưng đúng lúc này, sau quầy có người lên tiếng:
- Cái gì mà có giá hai mươi quan?
Người lên tiếng là một nam tử béo đen, mặc cẩm bào đi tới. Y cầm lấy miếng ngọc bội cầm trong tay nghịch nghịch.
- Chưởng quỹ! Đây là người vợ của nhà họ Tào ở trên trấn, tới cầm miếng ngọc tốt này.
Nam tử ục ịch đó chính là chưởng quỹ Thành Kỷ. Y liếc mắt nhìn Trương thị rồi đột nhiên cười lạnh:
- Ngọc tốt cái gì? Chỉ là một viên ngọc nát mà thôi. Một quan.
Nói xong, y chỉ người phụ trách cầm đồ mắng:
- Ngươi cầm mấy thứ đồ này có phải nghĩ ta là người làm việc thiện đúng không?
Nói dứt lời, y cầm miếng ngọc bội bước ra.
Mắt thấy hai mươi quan biến thành một quan, làm sao Trương thị có thể đồng ý.
- Miếng ngọc này ta không bán. Ngươi trả lại cho ta.
Chẳng lẽ Thành Kỷ không biết nhìn đồ?
Tất nhiên là không...
Y liếc mắt một cái là biết được giá trị của miếng ngọc bội nhưng bắt y bỏ hai mươi quan để mua là chuyện không thể. Thành Kỷ là một thương nhân có bối cảnh. Y là huynh đệ với huyện lệnh của huyện Vũ Âm, đồng thời con gái của y cũng là tiểu thiếp của Trương Thư, cháu của Trương Tú.
Quận Nam Dương thuộc Kinh Châu.
Do Quang Vũ đế Lưu Tú của Đông Hán phát tích ở Nam Dương cho nên sau khi chính quyền Đông Hán được thành lập, Uyển Thành được coi như là thủ đô thứ hai và được gọi là Nam Đô.
Quận Nam Dương có tất cả 37 huyện đều thuộc về Lưu Biểu.
Nhưng trên thực tế từ khi hai chú cháu Trương Tế và Trương Tú đánh vào quận Nam Dương thì nó bị phân làm hai.
Hai bên lấy Cức Dương làm chỗ tiếp giáp. Phía Bắc Cức Dương là địa bàn của Trương Tú còn phía Nam bao gồm cả Cức Dương là mười bảy huyện thuộc quyền của Lưu Biểu.
Nếu ở Uyển Thành, Thành Kỷ không là cái gì cả.
Nhưng ở huyện Vũ Âm thì với thân phận của Thành Kỷ, với chỗ dựa vững chắc nên được gọi là tài chủ của trấn Trung Dương.
- Bà nương này làm sao mà nhiều chuyện như vậy? Lúc thì bán lúc thì không bán. Ngươi cho chỗ của ta là nơi nào?
Trương thị có thể nhận ra Thành Kỷ cố tình muốn chiếm miếng ngọc bội của mình vì vậy mà hơi hốt hoảng, vội vàng xua tay:
- Tôi không bán. Không bán.
Thành Kỷ thấy vậy thì bất ngờ.
Y đường đường là Thành lão gia, đi lại trong huyện Vũ Âm chẳng khác nào ông chủ.
Thứ gì mà y đã để mắt tới làm sao có thể buông tha một cách dễ dàng. Hơn nữa thái độ của Trương thị kiên quyết, lại thêm sự hoảng hốt cho nên có chút bất kính.
Điều đó càng khiến cho Thành Kỷ khó chịu.
Đảo mắt một cái, trong đầu y liền xuất hiện một suy nghĩ.
Khuôn mặt béo ú của y nở nụ cười nói:
- Đệ muội họ Tào! Nếu ngươi không có ý định bán thì thôi.
Nói xong, hắn trả lại miếng ngọc bội cho Trương thị rồi xoay người làm như không để ý đến.
Trương thị cũng chẳng nghĩ nhiều, sau khi nhận lấy miếng ngọc bội liền quay đầu định đi. Nhưng Thành Kỷ thực sự là rất bá đạo khiến cho nàng cảm thấy bất an.
Chỉ có điều, nàng vừa mới đi tới cửa thì chợt nghe Thành Kỷ ở phía sau quát to:
- Miếng ngọc bội kỳ lân của ta đâu?
Trương thị ngẩn người, theo bản năng bước nhanh hơn.
Nhưng khoảnh khắc mà nàng ngẩn người ra, Thành Kỷ hét lên:
- Bắt lấy thôn phụ kia. Thị trộm ngọc bội của ta.
Hai gã tráng đinh đứng ở cửa, không nói hai lời, xông tới ấn Trương thị nằm trên mặt đất. miếng ngọc bội Trương thị đang cầm trong tay cũng rơi xuống đất. Nàng vô cùng hoảng sợ, quát to:
- Ta không ăn trộm ngọc bội của các ngươi. Các ngươi không được vu oan cho người tốt.
- Con tặc phụ này, tang chứng vật chứng còn nguyên ngươi còn chối cãi nữa hay sao?
Thành Kỷ cười lạnh bước tới, nhặt miếng ngọc bội trên mặt đất, thổi sạch bụi rồi cho tay vào túi.
- Con tặc phụ này ăn trộm miếng ngọc bội của ta, các ngươi có thấy rõ hay không?
Hắn quay đầu nhìn đám người giúp việc với ánh mắt sáng quắc.
Đám giúp nhìn thấy Thành Kỷ như vậy đều hiểu rõ. Cả đám đều câm như hến, chỉ dám nói:
- Có thấy.
Trương thị lập tức khóc to.
- Mời Tam lão tới đây...
Thành Kỷ quát lớn:
- Hôm nay phải dậy cho con tặc phụ này một bài học cho nó biết trời cao đất dày là cái gì.
Tào Tặc
Tác giả: Canh Tân
Chương 4.2: Cửa hàng Thành Ký
Người dịch: nhóm dịch Hany
Nguồn dịch: Metruye
Tam lão chính là hương quan.
Trấn Trung Dương mặc dù không rộng lắm nhưng cũng có gần ngàn người. Còn huyện Vũ Âm lại cách trấn Trung Dương một khoảng cho nên cũng phải có người quản lý.
Phàm là Tam lão thì cần phải từ năm mươi tuổi trở lên và phải là người có đức.
Có điều trong những năm tháng loạn lạc này lấy đâu ra nhiều người có đức tới như vậy? Vì vậy mà Tam lão của trấn Trung Dương thực ra coi như là một thứ chức vụ phụ trách điều đình việc tranh chấp của dân chúng.
Mặc dù Tào Bằng không biết trước đó có chuyện gì xảy ra nhưng hắn tin rằng Trương thị chắc chắn không thể làm người ăn trộm.
Mắt thấy Trương thị bị tên béo ục ịch dẫm lên người, Tào Bằng nổi giận.
Từ sau khi sống lại hơn mười ngày, sự quan tâm của Trương thị khiến cho hắn hết sức cảm động. Mặc dù có chút ngượng ngịu nhưng trên thực tế coi Trương thị như mẹ ruột. Hai mắt Tào Bằng đỏ ửng, không nói tiếng nào định lao tới liều mạng.
Một bàn tay to đột nhiên nắm lấy cánh tay của hắn. Tào Bằng ngẩng đầu lên thì thấy đó là Vương Mãnh.
- A Phúc! Không được xúc động.
- Bá phụ! Người buông ta ra, ta phải giết thẳng mập kia.
- Không được nói bậy.
Vương Mãnh giữ chặt lấy Tào Bằng, thấp giọng nói:
- Người tiến lên như vậy khiến cho mọi việc càng thêm rắc rối. Xưa nay Thành Kỷ hoàng hành ngang ngược, lại có huyện lệnh Vũ Âm làm chỗ dựa vững chắc của y, ngươi làm sao có thể đấu lại được? Ngươi đứng yên đấy, việc này để cho ta giải quyết.
Tới lúc này, Tam lão cũng vội vàng đi tới.
- Thành lão gia! Có chuyện gì vậy?
- Con tặc phụ này ăn trộm ngọc bội của ta. Tất cả những người làm đều có thể làm chứng cho ta. Các ngươi bắt con tặc phụ này lại rồi báo cho huyện Vũ Âm. Ta phải cho thứ dân đen này biết ai mới là ông trời của huyện Vũ Âm.
- Trương đại bá! Ta không có ăn trộm đồ của y. Đó là miếng ngọc bội tổ truyền của ta.
- Một con tiện phụ cũng dám nói tới vật tổ truyền? Lão Trương! Con tặc phụ này điêu ngoa. Theo ta thấy phải dậy cho nó một bài học.
Bách tính của trấn Trung Dương xì xào bàn tán.
Tam lão cười nói:
- Thành lão gia nói đúng. đúng là phải dậy dỗ mới được.
Vừa nói, y vừa xua tay bảo tùy tùng bước lên:
- Vả mạnh vào mồm cho nó thành thật một chút.
- Dừng tay.
Tên tùy tùng còn chưa kịp ra tay, trong đám đông đột nhiên vang lên tiếng quát.
Tiếng quát khiến cho tai mọi người ong ong. Vương Mãnh lách khỏi đám đông đi ra. Y mặc một cái áo đen, thắt một sợi dây lưng to, trong dó dắt một con dao đi săn, trên vai vác một cây Thiết xoa.
Đôi mày rậm của y trợn lên khiến cho người ta sợ hãi
- Thành lão gia! Tại sao lại làm khó đệ muội của ta?
Sau đó, y liếc mắt nhìn Tam lão rồi quát lớn:
- Lão Trương kia! Dù gì ngươi cũng là Tam lão của Trung Dương, đệ muội ta là người như thế nào chẳng lẽ ngươi không biết hay sao? Tất cả đều là người dân quê tha hương, ngày sau còn ngửa mặt nhìn nhau. Ngươi nói đúng hay không đúng?
Khí thế của y khiến cho mọi người sợ hãi.
Thành Kỷ hoảng sợ, biến sắc.
Còn về phần Tam lão thì xấu hổ tươi cười:
- Lão Hổ! Ngươi không rõ chuyện xảy ra...
- Cứt chó! Ông đây không rõ lắm nhưng đệ muội ta là người như thế nào thì ai cũng biết.
Nói xong, Vương Mãnh bước đến túm cổ áo tên tùy tùng:
- Con mẹ ngươi! Nếu còn muốn sống thì cút đi cho ta.
Gã tùy tùng bị Vương Mãnh đẩy lùi lại phía sau.
Vương Mãnh thuận thế, dìu Trương thị đứng dậy:
- Đệ muội! Ngươi không sao chứ?
- Đại bá! Ta thực sự không ăn trộm...
Trương thị bật khóc thì bị Vương Mãnh ngăn lại.
Y một tay nâng Trương thị, một tay chĩa Thiết Xoa xuống đất:
- Thành lão gia! Chuyện này ngươi nói thế nào?
Thành Kỷ bị khí thế của Vương Mãnh làm cho giật mình, lui lại mấy bước suýt ngồi bệt xuống đất.
Mặc dù Thành Kỷ chưa từng giết người nhưng có thể cảm nhận được sát khí của Vương mãnh.
- Ha ha! Nếu lão Hổ đã mở miệng cho ta nể mặt. Chuyện này không truy cứu tới nữa. Ngươi đưa cô ta đi thôi.
Vương Mãnh lạnh lùng quay đầu nhìn Tam lão.
- Nếu Thành lão gia đã không truy cứu thì ta không có gì hết.
Vương Mãnh cười lạnh, thấp giọng nói:
- Đệ muội! Có chuyện gì, chúng ta về nhà rồi nói.
- Nhưng...
Trương thị có phần không cam lòng vì miếng ngọc vẫn còn trong ngực của Thành Kỷ.
Vương Mãnh thấp giọng nói:
- Đệ muội! Tai qua nạn khỏi. Chúng ta về nhà thương lượng với lão Tào một chút.
Y ngẩng đầu la lớn:
- A Phúc! Không qua đây đỡ mẹ ngươi dậy?
Tào Bằng vội vàng lên tiếng rồi cùng với Vương Mãi chạy tới, dìu hai bên của Trương thị.
- Bằng nhi! Mẹ không ăn trộm.
Tào Bằng quay đầu liếc mắt nhìn Thành Kỷ một cái rồi cắn răng nói:
- Mẹ! Con tin mẹ. Chỉ là tên mập này dám vu khống.
Là mẫu thân ai cũng mong giữ được hình tượng trong mắt con mình.
Nghe Tào Bằng nói vậy, Trương thị cảm thấy an ủi ít nhiều. Được Tào Bằng và Vương Mãi nâng, nàng cố nín khóc, đi về nhà.
Vương Mãnh quay sang Thành Kỷ và Tam lão chắp tay rồi đi theo.
- Tất cả giải tán đi.
Tam lão lớn tiếng quát, đuổi đám đông tập trung quanh đó.
- Thành lão gia! Ngài thấy chuyện này.
- Vương lão hổ này ỷ mình mạnh nên dám phá hỏng chuyện của ta.
Thành Kỷ nhìn theo bóng lưng đám người Vương Mãnh mà nghiến răng nghiến lợi:
- Nếu để mặt tên lão Hổ này thì Thành Kỷ ta còn đâu mặt mũi mà sống yên ở trấn Trung Dương?
Tam lão do dự một chút rồi nói:
- Thành lão gia! Ta cũng nhịn người này lâu rồi. Nhưng quả thực là y có chút bản lĩnh, người bình thường cơ bản không phải là đối thủ. Theo ta thấy thì chuyện này cần mời đại lão gia ra mặt.
Đại lão gia chính là ca ca của Thành Kỷ, huyện lệnh Vũ Âm.
Thành Kỷ nói:
- Nếu muốn thuyết phục huynh trưởng của ta thì cũng được nhưng phải có cái cớ.
Tam lão cười ha hả, nói:
- Muốn có cớ thì không phải là không óc. Tên Vương lão hổ này không phải là người của trấn Trung Dương, nghe nói trước đây còn làm giặc Khăn Vàng. Hay là lấy cớ này, mời đại lão gia ra tay. Ha ha! Cứ nói tên này và bọn cướp trên núi có liên quan.
Trên núi ngoài trừ đạo quán còn có sơn tặc.
Có điều thỏ có chết cũng không ăn cỏ bên miệng hang. Sơn tặc núi Trung Dương không gây tai họa cho trấn.
Nhưng sơn tặc vẫn là sơn tặc, là kẻ địch của quan phủ.
Thành Kỷ nghe vậy liền nở nụ cười tươi rói.
- Nếu vậy thì ta sẽ lập tức phái người về Vũ Âm. Cứ để cho tên Vương lão hổ này kiêu ngạo thêm một hai ngày. Để xem lúc nó không còn đầu có kiêu ngạo được nữa không.