Chiến tranh về kinh tế, đối với thời đại ngày nay mà nói, không thể nghi ngờ đây là chuyện mới phát sinh.
Mặc dù Trương Tùng rất tự kiêu, cũng không dám nói đã nghĩ ra kế sách. Nếu nói về kinh tế ở Tây Xuyên, Trương Tùng bấm tay tính ra, cũng chỉ nghĩ đến Lưu Ba. Nhưng, Lưu Ba có thể nghĩ ra đối sách sao? Trương Tùng thấy chỉ sợ Lưu Ba cũng gặp khó khăn…
Vì sao, vì sao?
Vì sao Tào Bằng muốn Pháp Chính nói chuyện này với mình?
Trương Tùng suy nghĩ thật lâu, bỗng nhiên tươi cười kỳ lạ. Dường như y đang nghĩ đến chuyện gì, nhưng lại lắc lắc đầu…
Đứng dậy, đi đến cạnh cửa, mở cửa ra.
Đêm khuya, rất lạnh!
Trộn lẫn với hơi ẩm trong cái lạnh của dòng song, lạnh thấu xương tủy.
Trương Tùng giật mình lạnh toát, bước ra cửa, khoanh tay đứng giữa sân nhà, nhìn lên trời. Một lúc sau, đột nhiên y có ý định, hai tay nắm chặt lại thành quyền.
- Nếu không còn cách nào, mỗ không ngại sẽ cho ngươi một bất ngờ vui sướng.
Y lầm bầm lầu bầu, lúc sau hất ống tay áo, xoay người trở về phòng!
***
Ký Châu, Nghiệp Thành.
Sau khi Tào Tháo chiếm được Hà Bắc, liền đế ý đến vùng đất trù phú Nghiệp Thành này.
Nó nằm ở phía Nam của Chương Thủy, địa hình bằng phẳng. Năm 439 trước công nguyên, Ngụy Văn Hầu lên ngôi lấy Nghiệp Thành làm thủ đô thứ hai của nước Ngụy. Từ nay về sau, Nghiệp Thành từng bước từng bước phát triển, trở thành Hầu đô, Vương đô, Thủ đô,… Mà còn một điển cố rất nổi tiếng, là Tây Môn Báo làm Nghiệp Thành Lệnh, diễn viên phù thủy trên song, đem Nghiệp Thành tạo thành khu Hà Bắc, thành phố giàu có và phồn thịnh nhất, cũng là nơi trị vì của Ký Châu.
Tào Tháo dẹp yên Ký Châu, tàn sát Nghiệp Thành, vì Tào Phi báo thù.
Nhưng sau đó, ông nhanh chóng đã xây dựng và tu sửa lại Nghiệp Thành. Hiện nay Nghiệp Thành mới đã được dựng lên, toàn bộ thành thị từ đông sang tây dài bảy dặm, nam bắc dài năm dặm, thiết kế trong và ngoài thành, trong thành thiết kế bốn cửa, mà ngoại thành thiết kế đến bảy cửa.
Năm Kiến An thứ mười một, dưới sự lãnh đạo của Tào Tháo, Thứ sử Trình Dục của Ký Châu mở hồ nhân tạo ở cổng Tây Nghiệp Thành, huấn luyện thủy quân. Chỉ có điều, hồ nước này vừa mới hoàn thành, thủy quân lại không thể huấn luyện. Hồ nhân tạo này trở thành một cảnh vật của Nghiệp Thành, thu hút nhiều người đến xem.
Tháng tám năm Kiến An thứ mười hai năm, Tào Tháo dẹp yên U Châu.
Trình Dục lại nhận lệnh, xây dựng Đồng Tước Đài, Kim Phượng đài và Băng Giếng đài ở ngoài Nghiệp Thành, ba cái đài này, dùng để ăn mừng phương Bắc thống nhất.
Khi đến trời đông giá rét, Ký Châu đóng băng cả ngàn dặm.
Lớp tuyết dày cuối năm bao phủ khắp cả Ký Châu, phong cảnh thực mỹ lệ.
Thân thể của Quách Gia, sau khi điều dưỡng một thời gian đã tốt lên nhiều. Ngày này, ông ta bị Đổng Hiểu bắt dùng thuốc, lúc đang nằm đọc sách trên tháp, chợt có người đến báo, nói là từ Tương Dương tới, phụng lệnh của Đại Đô Đốc Hổ Báo Kỵ Tào Bằng, đến diện kiến Quách Gia.
Quách Gia nghe thấy, không khỏi ngạc nhiên.
Quan hệ của ông ta và Tào Bằng không tồi, nhưng vẫn không hiểu, vì sao lúc này Tào Bằng lại cho người tìm ông ta.
Chẳng lẽ, Kinh Châu có chuyện?
- Mau mau cho mời.
Quách Gia vội ngồi dậy, dặn dò người nhà.
Trong chốc lát, thấy người nhà dẫn một gã thanh niên, vội vàng bước vào phòng.
Quách Gia quen biết người đang đến, càng thêm ngạc nhiên,
- Vương Song, không phải ngươi đang ở Lương Châu, có việc quan trọng gì mà phải đích thân đến Tương Dương?
Vương Song bước tới chào Quách Gia, cung kính trả lời:
- Trước đây Công tử có lệnh, điều Song từ Lương Châu đến Tương Dương. Sau khi Song đã đến Tương Dương thì Công tử nhận được lệnh quản lý Hổ Báo kỵ. Lần này Song đến đây, chính là làm theo lệnh của Công tử có một phong thư gửi cho quân sư, cũng mời quân sư nhanh chóng đến Kinh Châu.
- Hí!
Quách Gia hít một hơi khí lạnh.
Với sự hiểu biết của Quách Gia với Tào Bằng, nếu không xảy ra chuyện lớn, tuyệt đối hắn sẽ không tùy tiện phái người đến đây. Vì thế, ông ta vội đứng thẳng người, trầm giọng nói:
- Đem thư đưa qua đây.
Vương Song vội đưa thư cho Quách Gia.
Quách Gia mở thư ra, đọc nhanh như gió, cấp tốc xem qua, đôi lông mày sắc, nhìn xoay quanh từ “Xuyên”, lập tức trên mặt cũng lộ vẻ nghiêm trọng.
Phong thư này của Tào Bằng, nội dung hết sức đơn giản.
Ngoại trừ chào hỏi qua loa và ân cần thăm hỏi, liền xin Quách Gia chỉ bảo vài điều.
Thuỷ quân Thừa tướng, có ngang tàng không?
Sáu quận ở Giang Đông, Tường biết không?
Mà nay có thể qua sông Giang thống nhất không?
Lưu Bị, Tôn Quyền, Lưu Chương, Cao Can, Trương Lỗ, nên chọn ai?
Các vấn đề liên tiếp, nhìn như không hiểu ra sao, nhưng đã diễn đạt hết tâm ý của Tào Bằng, nói hết ra. Quách Gia không phải thằng ngốc, sao có thể không nhận ra ý của Tào Bằng. Ông ta nhíu mày, trầm ngâm không nói. Một lát sau, đột nhiên ngẩng đầu lên, lớn tiếng quát:
- Người đâu!
- Dạ.
- Lập tức chuẩn bị hành trang, trước khi trời tối xuất phát đến Tương Dương.
- A?
- Đừng có hỏi nhiều, chỉ cần nghe lệnh của ta.
Dứt lời, Quách Gia lại cho người mang giấy và bút đến, rất nhanh viết xong một phong thư, gọi gia nhân đến:
- Đem hai phong thư này, khẩn cấp vượt sáu trăm dặm đến Thượng thư phủ ở Hứa Đô đưa cho Tuân Thị Trung. Nếu Thị Trung hỏi, nói ta đang trên đường đến Tương Dương.
Quách Gia chỉ bảo xong, nói với Vương Song:
- Vương Song, vất vả cho ngươi, trước khi trời tối, chúng ta nhanh chóng xuất phát đi Tương Dương.
Vương Song vội tuân mệnh, cũng bẩm báo:
- Trước khi Công tử xuất phát từng lệnh cho Song là nếu quân sư muốn đi Tương Dương, phải mang theo hai người cùng đi. Thứ nhất là Đổng Hiểu, thứ hai là Trương Cơ tiên sinh. Đồng thời, công tử đã cho người đến Hứa Đô mời Hoa Đà - Hoa Nguyên Hoá tiên sinh đến Tương Dương. Song đi trước để thông báo cho Đổng tiên sinh, đến lúc đó ở ngoài thành đợi quân sư.
- Cũng tốt, ngươi đi trước đi.
Quách Gia đợi cho Vương Song rời khỏi, đứng lên lưỡng lự trong phòng. Cơ bản ông ta đã hiểu ý của Tào Bằng. Đừng thấy trong thư cái gì Tào Bằng cũng không nói, nhưng hắn đã ngầm nói với ông ta: Thừa tướng có chút đắc chí, có chút quên đi mọi thứ.. Ngươi qua đó, khuyên bảo Thừa tướng.
Tào Tháo là người rất dễ kiêu ngạo.
Hơn nữa, một khi kiêu ngạo, cũng rất dễ quên hết mọi thứ.
Quách Gia vỗ vỗ cái trán, đột nhiên hiện lên chút tươi cười:
- Hoá ra người như ngươi cũng biết việc quan trọng của cách đối nhân xử thế… Hy vọng, còn kịp.
***
Ngày hai mươi tám tháng mười hai năm Kiến An thứ mười hai, sứ đoàn Ích Châu đến Tương Dương.
Trương Tùng người kiêu ngạo ngông cuồng trong lịch sử hoàn toàn khác biệt với Trương Tùng đang đứng trước mặt Tào Tháo, thể hiện rất khiêm tốn. Còn Tào Tháo, sau khi nhận được thư của Tào Bằng, thái độ cũng có chút thay đổi, đối đãi với đám người Trương Tùng có vẻ rất nhiệt tình.
Sau khi Tào Bằng đưa Trương Tùng đến Tương Dương, nhận lệnh đóng quân ngoài thành.
Đêm đó, hắn tham gia bữa tiệc Tào Tháo tổ chức tiếp đón đám người Trương Tùng, khi trở về doanh trại đã gần giờ tý.
Đang muốn nghỉ ngơi, chợt nghe ngoài lều Tiểu giáo báo lại:
- Giả Quân sư cầu kiến.
Tào Bằng hơi sửng sốt, vội nói:
- Mau mau cho mời.
Đồng thời trong lòng thấy hoang mang, đã hơn nửa đêm, sao Giả Hủ lại đến đây?
Không lâu sau, thấy Tiểu giáo dẫn theo Giả Hủ, đi vào cái lều lớn. Sau khi chắp tay chào Tào Bằng xong, Giả Hủ không khách sáo, nói thẳng vấn đề:
- Hữu Học, ta và ngươi sắp gặp nạn lớn rồi, cần sớm tính toán chút.
- Tiên sinh, sao lại nói những điều không may như vậy?
Giả Hủ ngồi xuống, cười đau khổ nói:
- Những ngày gần đây Thừa tướng bàn bạc với Chư Công Thảo, chuẩn bị sau khi mùa xuân đến, xuất binh từ Ô Lâm thảo phạt Giang Đông. Tuy nhiên, Lưu Bị chiếm Trường Sa, Lưu Kỳ tại Giang Hạ chưa diệt, Tây Xuyên Lưu Chương cũng như rắn hai đầu, mục đích không rõ ràng. Lúc này chinh phạt Giang Đông, chắc chắn sẽ xuất hiện hai phía đối lập. Hơn nữa, Thừa tướng mới có Thuỷ quân Kinh Châu, chưa thể nắm hết trong tay. Vào lúc này xuất binh Giang Đông, tuyệt đối không phải là thời cơ tốt. Ta ra sức khuyên can Thừa tướng xin ông ta từ bỏ ý định chinh phạt Giang Đông mà hãy toàn lực trấn giữ và bảo vệ Kinh Châu, tiêu diệt những tàn dư của Lưu Bị… Đợi Kinh Châu yên ổn ba bốn năm, sau khi lòng dân đã quy thuận, mới chiếm Giang Đông còn chưa muộn.
Nghe thấy những lời này của Giả Hủ, Tào Bằng ngây ngẩn cả người.
Giả Hủ không tán thành Tào Tháo tấn công Giang Đông?
Là ông ta nhất thời nghĩ đến, hay là đã nghĩ đến từ lâu? Trong lịch sử, sau khi Tào Tháo bại trận ở Xích Bích, từng nói:
- Nếu Phụng Hiếu còn sống, sẽ không có thất bại như này.
Nhưng xem ra bây giờ, không phải là không ai hiểu được mà là không có một ai có thể thuyết phục Tào Tháo.
- Tiên sinh…
Tào Bằng đứng dậy, đi đến cửa lều, nhìn nhìn ra ngoài, rồi sau đó quay lại nói với Giả Hủ:
- Đối với chuyện này, ta cũng phản đối. Trong trường hợp đó Thừa tướng giữ trọng trách rất cao, ngươi ta khuyên giả chỉ sợ chưa chắc có công dụng. Không dối gạt tiên sinh, ta đã phái Vương Song đến Nghiệp Thành để mời Phụng Hiếu đến. Mà hiện nay người có thể thuyết phục Thừa tướng chính là Phụng Hiếu… Trước khi đến đó, ngươi và ta tốt nhất nên thận trọng lời nói và việc làm, tận hết sức nói cho Thừa tướng biết việc lợi và hại của chuyện này, xin Thừa tướng tự suy xét, nhưng đừng đề xuất chủ trương. Nếu không, chỉ sợ sẽ hoàn toàn ngược lại…
Nếu Giả Hủ đã bàn bạc chuyện này với Tào Bằng, cũng chỉ là lo lắng, mình không thuyết phục được Tào Tháo.
Nhưng vấn đề là, Tào Bằng cũng không nắm chắc là có thể thuyết phục Tào Tháo thay đổi ý định của mình. Sở dĩ hắn khuyên Giả Hủ đừng có can thiệp, cũng là lo lắng khi Tào Tháo đắc ý vênh váo, trong đầu phát sinh mâu thuẫn. Tào Tháo này, thích đối địch với người khác. Ngươi không cho ta làm gì hết, ta lại cứ muốn làm, đồng thời cũng là người rất coi trọng mặt mũi, dù biết rõ là sai lầm nhưng nhất định không chịu thừa nhận sai lầm.
Cả đời Tào Tháo, chuyện này không chỉ phát sinh một lần.
Lã Bá Xa, sau khi Tào Tháo ám sát Đổng Trác thất bại, là người giúp đỡ ông ta trên đường chạy nạn.
Chỉ vì hiểu lầm, liền giết cả nhà Lã Bá Xa. Sau đã biết được sai lầm, vẫn kiên trì nói: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta…
Lúc trận chiến Xích Bích xảy ra, Chu Du bày mưu để Tương Can giả thư khiến cho Thái Mạo Trương Doãn bị giết. Sau này Tào Tháo mới hiểu được đã trúng kế của Chu Du, nhưng vẫn công bố ra ngoài là Thái Mạo Trương Doãn bí mật mưu đồ tạo phản. Chuyện như vậy có rất nhiều, cũng nói lên được tính tình của Tào Tháo.
Đối với chuyện chinh phạt Giang Đông mà nói, Giả Hủ không đủ tư cách khuyên Tào Tháo, Tào Bằng cũng không có tư cách này.
Trong những người thân tín của Tào Tháo, có thể khuyên nhủ ông ta, chỉ có hai người là Quách Gia và Tuân Úc, mà hai người này lại không ở Tương Dương.
Đây là một vấn đề lớn, không giống như thái độ mà Tào Tháo đối với Trương Tùng.
Thái độ có thể thay đổi, nhưng một khi sách lược đã được lập ra, muốn thay đổi, sẽ không đơn giản như vậy.
Nếu lúc này Tào Bằng nghe lời Giả Hủ khuyên can, nếu làm không tốt sẽ khiến trong lòng Tào Tháo nảy sinh mâu thuẫn. Vậy thì đợi khi Quách Gia đến cũng chưa chắc có thể thuyết phục Tào Tháo. Thà rằng chỉ nói đến việc lợi hay hại, không nói đến quyết định biện pháp. Lựa chọn ra sao, là chuyện của Tào Tháo, đợi sau khi Quách Gia đến, lại nói chuyện khác.
Giả Hủ suy nghĩ chút, thấy Tào Bằng nói cũng có lý.
- Một khi đã như vậy, cứ theo như lời Hữu Học nói.
Hai người thảo luận một hồi lâu, chắc chắn cụ thể phương án, lúc này Giả Hủ mới từ biệt rời đi.
Sau khi tiễn Giả Hủ, Tào Bằng ngồi đơn độc một mình trong lều, không còn buồn ngủ. Nói thật, sự phát triển của lịch sử, dường như đã hoàn toàn thoát khỏi tầm tay của hắn. Tương lai phát triển như thế nào, thì tuỳ vào hắn ngày hôm nay, chuyện đau đầu nhất. Nếu không có trận chiến Xích Bích, thì sẽ có kết cục ra sao? Quách Gia được hắn cứu sống, Trương Tùng bị hắn thuyết phục, lịch sử, còn có thể giống như ban đầu phát triển theo quy luật tự nhiên không?
Mười năm sống lại, Tào Bằng bây giờ đã không còn như mười năm trước, là một thiếu niên ngây thơ mới đến thời đại này.
Theo địa vị thay đổi, hắn phải suy xét sự tình, cũng không đơn giản như ban đầu… Một khi Tào Tháo đã tránh được sự thất bại trong trận chiến Xích Bích, tương lai sẽ có cục diện ra sao?
Tào Bằng nghĩ đến đây, cũng không tránh khỏi từng cơn đau đầu.
Đi ra khỏi lều trại, đứng ở giữa nơi trú quân.
Bang bang bang, vang lên lúc canh ba, canh ba đã đến… Tào Bằng hít sâu một hơi, khoanh tay nhìn lên trời, không nhúc nhích một hồi lâu.
***
Trương Tùng ở Tương Dương được ưu đãi rất cao.
Tuy rằng tướng mạo y xấu xí, nhưng có tài hơn người, tài hùng biện thì khỏi chê, rất nhanh đã tầng lớp trí thức Kinh Châu nhìn nhận, cũng rất nhiệt tình với Trương Tùng, thường xuyên tìm y nói chuyện phiếm. Trong ngôn ngữ, khó tránh khỏi nói đến địa phận Ích Châu, bao gồm cả tình hình bây giờ.
Có lẽ vì định kiến, Trương Tùng vẫn cảm thấy lúc Tào Tháo nói đến Ích Châu, trong ánh mắt có chút đắc ý…
Đó càng làm cho y khẳng định, những thay đổi trong hai năm nay ở Ích Châu, có liên quan rất nhiều đến Tào Tháo.
Chỉ có điều, Tào Tháo không hỏi, y cũng không nói. Sau khi hai người nói chuyện vài lần với nhau như vậy, cũng khiến cho Trương Tùng có nhận thức hoàn toàn mới đối với Tào Tháo.
Đêm trừ tịch – đêm 30, Tào Tháo ở Tương Dương Châu Giải, sắp xếp tiệc rượu, chiêu đãi văn võ bá quan và trí thức Kinh Tương.
Tất cả mọi người bận rộn chuyện tiệc rượu, mà Tào Bằng lại có vẻ thoải mái thanh thản… Ngay cả khi hắn đứng trong quân doanh, lúc tập luyện đội ngũ, chợt nghe Tào Tháo cho người tìm hắn đến phủ để hỏi chuyện, Tào Bằng vội sắp xếp công việc thỏa đáng, đi theo người của Tào Tháo thẳng đến Châu Giải.
Thái phu nhân và Lưu Tông đã dẫn theo người nhà đến định cư ở Huỳnh Dương.
Tào Tháo cũng không có cho người đuổi theo để giết hai mẹ con họ. có lẽ ông ta thấy Thái phu nhân và Lưu Tông cũng không đáng lo ngại, lại có Tào Bằng đảm bảo, không nhất thiết phải diệt cỏ tận gốc. Kinh Châu đã quy thuận, thì cần gì phải đụng đến binh đao? Càng không cần nói, Lưu Biểu trị Kinh Châu mười bốn năm, mà Thái phu nhân lại đại diện cho các nhà quyền quý ở Kinh Châu, nếu giết, sẽ làm cho các nhân sĩ Kinh Tương lo sợ, ngược lại sẽ gây ra những chuyện phiền toái không đáng có.
Ở Huỳnh Dương, mẹ con Thái phu nhân không có gốc rễ, làm sao có thể gây sóng gió?
Vậy thì cứ để cho mẹ con họ ngoan ngoãn sống ở đó…
Sau khi mẹ con Thái phu nhân rời đi, Tào Tháo liền vào Châu Giải.
Lúc Tào Bằng đuổi đến Châu Giải, trùng hợp gặp Điển Vi đang thi hành công vụ.
Thấy Tào Bằng, Điển Vi vẫn rất nhiệt tình như trước đây cũng làm cho Tào Bằng yên tâm rất nhiều. Tuy rằng hai năm nay rất ít qua lại với Điển gia, nhưng quan hệ của hai nhà chưa từng bất hoà. Thậm chí, bởi vì thương lộ Hà Tây mở ra, Điển Vi được Tào Bằng động viên, cũng có phái người ttham gia trong đó, kiếm được một số tiền lớn. Bên ngoài, hai nhà không hề qua lại với nhau. Nhưng trên thực tế, lợi ích của hai nhà đã buộc chặt với nhau.
Điển Vi thấy Tào Bằng đến, cười ha hả nói:
- A Phúc, Thừa tướng nói, lúc nào ngươi đến, cứ đi thẳng đến hậu hoa viên nói chuyện.
- Thúc phụ, gần đây vẫn khoẻ chứ?
- Rất tốt.
- Vậy ta sẽ không quấy rầy thúc phụ làm việc, nghe nói mấy ngày nữa Nhị ca đến, đến lúc đó ta lại tìm Thúc phụ uống rượu.
Tào Bằng và Điển Vi nói chuyện với nhau, cũng không có biểu hiện thân mật.
Nhưng qua lời nói, cũng đã đem những lời muốn nói, diễn đạt một cách rõ ràng.
Tào Bằng hỏi Điển Vi:
- Thừa tướng tìm ta có chuyện gì không?
Điển Vi trả lời:
- Không có việc gì, ngươi chỉ cần lo đi đi.
Nói mấy câu, Tào Bằng đã yên tâm. Sau khi từ biệt với Điển Vi, hắn đi thẳng đến hậu hoa viên.
Đã là ngày cuối cùng của năm cũ, năm mới đã đến. Trong hậu hoa viên, mai hồng nở rộ, cảnh sắc rất đẹp. Tào Tháo mặc đại bào màu đen, ngồi một mình ở đình nghỉ mát. Bốn phía treo màn trúc, để che gió lạnh, trong đình có giá quấy rượu ba chân, đang hâm rượu ngọc tương.
Còn chưa đi vào, đã ngửi thấy một mùi hương rượu.
Tào Bằng dừng lại trước đình, nói với giọng cung kính:
- Điệt nhi Tào Bằng, bái kiến Thúc phụ.
Tào Tháo nhìn thấy Tào Bằng, trên mặt lập tức tươi cười,
- A Phúc, đừng khách sáo… Hôm nay trong vườn hoa mai nở rộ, thật làm động lòng người. Đột nhiên ta nhớ tới chuyện, năm đó sau khi ta từ Từ Châu chiến thắng trở về, đã từng cùng với ngươi nấu rượu dưới cây mơ. Thoáng cái đã nhiều năm qua, Hữu Học đã trưởng thành, không còn là thiếu niên ngây thơ của năm đó. Chú cháu ta, rất lâu rồi không nói chuyện cùng nhau, cho nên gọi ngươi đến, cùng nhau thưởng mai nấu rượu.
Vừa nói chuyện, Tào Tháo đứng dậy, đi đến bên đình.
Ông ta cười tủm tỉm nhìn Tào Bằng, hạ giọng nói:
- A Phúc, thật sự ngươi đã trưởng thành… nên mới có thể làm tốt chuyện lớn!