- Từ lúc Vũ Trụ tạo Cửu đỉnh, thiết lập Cửu Châu.
Người trong nước vẫn cho rằng, thân ở trung tâm vũ trụ, còn bên ngoài Cửu Châu đều là nơi hoang dã.
Nguyên Trực ngươi nói “đức”, nhưng sáu trăm năm trước, Âu Ba La, Hi Lạp quốc ở xa ngàn dặm, có người nói, mỹ đức chia làm hai loại, mỹ đức trí tuệ và mỹ đức hành vi. Người đi trước đi từ học tập mà ra, người sau đi từ thực tiễn mà ra. Một người tên là Aristotle , là một trong ba thánh nhân Hi Lạp. Ông ta từng nói, mỹ đức đích thực không thể không có trí tuệ thực dụng, mà trí tuệ thực sự không thể không có mỹ đức.Nguyên Trực ngươi nay còn chưa được mười lăm tuổi vẫn còn đang là tuổi đi học, nhưng ngươi lại không biết cầu tiến, cả ngày chỉ đi tranh luận với người khác, nói phét là giỏi, khoe khoang khôn vặt. Không biết rằng, biển học vô bờ, ngươi hôm nay khoe khoang, tương lai sẽ chẳng ra sao.
Những người ngồi đây đều là người xuất chúng.
Ngươi thử hỏi họ, khi mười lăm tuổi họ đang làm gì?
Ngươi thiên tư thông minh, có thể từ một suy ra ba. Nhưng nếu không học hành, chỉ biết khoe khoang võ mồm, năng lực sẽ kéo dài bao lâu? Theo ta thấy, Nguyên Trực không nói nổi một chữ đức. Chỉ vì Nguyên Trực không hiểu thế nào là đức cho nên không đủ tư cách để luận thâm sâu với các ẩn sĩ.
Nguyên Trực ngươi nói “thiên”. Như thế nào mới là thiên?
Nghĩa rộng có, nghĩa hẹp có. Nay không luận nghĩa rộng, vì thiên đạo xa vời, nhân đạo di chuyển, không biết nhân đạo thì nói gì tới thiên đạo. Chúng ta hãy nói, nghĩa hẹp của thiên. Vẫn là một nơi man di như trước, sáu trăm năm trước khi thiên địa bốn mùa biến hóa, phân giải thế nào về chu kì vận động. Aristotle lấy thiên thể địa tinh làm trung tâm, vận động tốc độ chu vi hình tròn. Đồng thời lại có học thuyết nhất phái, cho rằng địa tinh mỗi ngày đều tự quay quanh trục của nó, lấy mặt trời làm trung tâm, chuyển động tròn. Ta muốn thỉnh giáo Nguyên Trực, ngươi biết gì về chu vi hình tròn? Lại cho rằng học thuyết đó là chuẩn mực? Cảm ứng thiên nhân rốt cuộc đâu mới là “thiên”?
Nguyên Trực ngươi nói mình đọc nhiều sách vở?
Ta lại hỏi, có thể đọc qua bài văn có tên “Lịch sử” không?
Sáu trăm năm trước, ở nơi Man Di, ven biển Tiểu Á Tế Á, một người tên Aristole đã được sinh ra, người này khi ba mươi tuổi, bắt đầu cuộc dạo chơi trường kì, đã tới lưu vực hai con sông, nam tới Ai Cập, tây tới đảo Sicilian, Bắc tới Hắc Hải…
Qua nhiều năm khảo sát, cuốn sách “lịch sử” của Aristole đề cập tới cả Ba Tư, Ai Cập, những nơi rộng lớn như vậy.
Ngươi có biết tập tục nơi này?
“ Nội dung trong lịch sử là những sự kiện mới phát sinh”, ngươi nghĩ sao về câu nói này?
Cuốn “lịch Sử chiến tranh Peloponnesus” không biết Nguyên Trực ngươi có từng xem qua. Trong cuốn sách đó, miêu tả đại lục Âu Ba La trong thời kì chiến tranh quan trọng.
(Lịch sử chiến tranh Peloponnesus: 431 đến 404 TCN, là một cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại)
Cổ nhân nói rằng, lịch sử ngôn ngữ tinh tế sâu xa, cầm bút xuân thu.
Mà Thucydides cho rằng, phải chuẩn xác ý thức quá khứ vận động, thậm chí cả lịch sử thời đại trước kía nữa đều không nằm ngoài khả năng. Bở vì họ trong thời gian, cách xa chúng ta quá. Cho nên, họ phân ra khảo cổ và phạm trù lịch sử, như vậy, ngươi cho rằng, những gì họ nói là đúng? Từ thời Khổng phu tử tới nay, người trong lịch sử có thể cầm bút xuân thu công bằng lưỡng tự sao?
Được thôi, ngươi nói những cái đó là học thuyết Man Di, vậy ta sẽ nói việc của thánh nhân.
Khổng thánh nhân từng có ba nghìn môn đồ, giáo dục qua nhiều loại người. những đệ tử môn hạ này, có thợ thủ công, nông phu, quan lại…Mà ta lại nghe nói, ngươi cho rằng, nhân sinh có sự chia phân cao thấp, vì thế ta thật sự muốn thỉnh giáo, là lời phu tử nói chính xác hay Chu Bất Nghi ngươi lợi hại hơn thánh nhân?
Tào Bằng biết rõ, không thể để Chu Bất Nghi đoạt lấy cơ hội đầu tiên.
Đứa nhỏ này nhanh mồm nhanh miệng, một khi bị nó cướp mất cơ hội đầu tiên, chiếm thế chủ động, chính mình cũng có thể bị bao vây bên trong.
Chu Bất Nghi giỏi trộm lương đổi trụ, nhưng Tào Bằng có thể khống chế được điều này.
Hắn không cần đi tranh luận với Chu Bất Nghi, chỉ cần không ngừng đặt câu hỏi, đảo luận suy nghĩ của nó, tất cả hắn vẫn có thể nắm trong lòng bàn tay. Nếu là đàm luận một bài văn kinh điển, Tào Bằng không chắc mình có thể thắng được Chu Bất Nghi, đứa nhỏ này từ nhỏ đã được đào tạo về phương diện này, chứ không giống như Tào Bằng giữa đường đổi hướng. Đương nhiên, tái sinh mười năm, Tào Bằng bàn về điển tích thời đại này, phần lớn là có cơ sở hiểu biết. Đồng thời, hắn có thể cảm nhận được những năm cuối ở Đông Hán, tính bao hàm của nho học trăm năm.
Thậm chí thời kì Đường Tống, nho học cũng không phải là ngôn luận của một nhà, mà là của mọi nhà.
Mãi cho tới triều Nguyên, người Mông Cổ lại không hiểu hết được ý tứ trong nho học, vì thế đem nho học đánh đồng với nho giáo, hoàn toàn phá hủy truyền thống nho học lưu truyền hàng nghìn năm. Tới triều Minh, tính bao dung trong nho học dường như không còn tồn tại. Lý học bắt đầu hưng thịnh, thành một loại tôn giáo khác.
Tào Bằng có thể ở Đông Hán, đại đàm thuyết học man di, cũng vì nho học lúc đó có có nho sinh, đều đang vất vả đi tìm ý tứ đích thực của nho học, bọn họ cũng có thể tiếp thu những học thuật ngoại lại bất đồng khác, mà hình thành hệ thống lí luận của bản thân.
So với kinh điển, mười người như Tào Bằng e rằng cũng không phải là đối thủ của Châu Bất Nghi.
Nhưng so về kiến thức, có một nghìn tám trăm năm kinh nghiệm, một Chu Bất Nghi làm sao có thể là đối thủ của Tào Bằng.
Tào Bằng chiếm cơ hội đầu tiên, đem quyền nói nắm trong tay mình, dùng câu hỏi liên tiếp, khiến Chu Bất Nghi không thể bình tĩnh suy tư, chỉ có thể đi theo ý nghĩ của Tào Bằng. Đợi khi Tào Bằng hoàn toàn khống chế được ý nghĩ của Chu Bất Nghi, mới công kích linh hoạt.
Chu Bất Nghi mặc dù vẫn đứng thẳng lưng nhưng sắc mặt đã dần tái nhợt.
Lời nói của Tào Bằng, khiến y cảm nhận được sự rộng lớn của thiên hạ, y quả thực chỉ như ếch ngồi đáy giếng.
Không chỉ có Chu Bất Nghi, đến cả Khổng Dung, cũng không ngăn được ngôn ngữ của Tào Bằng. Thần sắc nghiêm trang, trầm ngâm không nói.
- Khi ta ở Huỳnh Dương, ta nghe nói tới cuộc biện luận của tiên sinh Trọng Dự với Nguyên Trực ngươi.. Về thuyết Tường thụy tiên tri ta không quá hiểu biết. Tuy nhiên ta biết, bài văn đạo đức của tiên sinh Trọng Dự là mẫu mực của thiên hạ. Người từng soạn “Đông quan hán kỷ” tường luận về được mất của triều đình, có thể giúp ích cho hậu nhân, còn Nguyên Trực ngươi có gì, bài văn nào giáo hóa thế nhân? Có lẽ ngươi sẽ nói, Trương Lương Tiêu Hà đều không có sáng tác lưu truyền, cũng không có công lớn xác thực với xã tắc. Nhưng hiện tại họ đã lập được công tích. Nguyên Trực, ta hỏi ngươi, ngươi có công gì mà ta không biết? Nếu không có, ngươi có tư cách gì, đi chỉ trích tiên sinh Trọng Dự? Ngươi mười lăm tuổi, lại không học hành cầu tiến, mới mười lăm tuổi mà để bố mẹ lại Kinh Tương, thân mình thì ở Hứa Đô, truy danh trục lợi, ngươi chỉ mười lăm tuổi, chưa lập được tấc công nào, lại đi soi xét tiên hiền không có gì? Nguyên Trực, ta không quá nghiêm khắc, thật không biết trời đất là gì, vọng ngôn thánh hiền là cử chỉ của kẻ tiểu nhân mà thôi. Ngươi nói tới địa vị cao thấp? Được, chúng ta nói về cao và thấp. Từ xưa thánh hiền đều tự thân lập mệnh, Dịch Khai Thiên có câu: “ Quân tử không ngừng vươn lên”. Tử Văn mười lăm tuổi cùng ta chinh chiến Hà Tây, khi ta mười lăm tuổi, đã cùng Đặng Thúc Tôn, bình ổn Hải Tây, Tử Kiến mười bốn tuổi đã có thể làm một bài văn hoa mĩ. Nói tới người kém, ta biết rất nhiều, bọn họ xuất thân không tốt, dòng dõi bình thường, nhưng mười lăm tuổi đã có thể tự lập chỗ đứng. Hoặc chiến đấu trên lưng ngựa, chinh chiến thiên hạ, hoặc cày ruộng làm nông, tăng dư dả cho quốc khố, bản thân lại có đủ cái ăn cái mặc. Điều này, là do tự thân cố gắng. Nguyên Trực ngươi có cố gắng gì? Hay là dựa vào võ mồm mà an thân sinh mạng.
Chu Bất Nghi sắc mặt tái nhợt như tờ giấy, cũng không biết phản bác ra sao?
Tào Bằng nói rất có lí, làm người nhanh mồm nhanh miệng như y cũng không có đất dựng võ.
Tào Bằng cười lạnh nói:
- Người cao sang dựa vào tài học của bản thân, văn có thể an bang, võ có thể định quốc. Lên ngựa mà bình thiên hạ, đề bút có thể an cư lạc nghiệp hoặc giáo háo sinh linh, hoặc công bằng thiên thu. Bằng khả năng bản thân mà lập địa vị trong thiên hạ, đó là người đáng cao sang. Mà người không có học vấn, nghề nghiệp, chỉ biết trộm cắp, miệng lưỡi lợi hại, mới là kẻ ti tiện.
Tào Bằng chỉ là chưa chỉ vào Chu Bất Nghi và mắng y là kẻ tiện nhân mà thôi.
Rồi sau đó, hắn lành lạnh cười lạnh.
- Mỗ từ khi sinh ra tới nay, không thẹn với sinh linh. Ta bắt chước gia huynh, đại trị Hải Tây, hằng năm có thể có thể chuyển vận hàng triệu hộc lương thảo cho cả nước. vùng Lưỡng Hoài, trăm họ an cư lạc nghiệp, Kiến An hai năm nay, nhân khẩu gia tăng hai trăm nghìn, ta chinh chiến Quan Độ, từng dẫn bộ hạ trảm Nhan Lương, giết Văn Sú, tung hoành chiến trường, đánh chém vô số tướng sĩ, ta đi sứ Sóc Phương, thống trị Hà Tây, kéo Hà Tây về Trung Nguyên, khiến Hà Tây không còn chịu thảm họa chiến tranh. Ta chinh chiến Lương Châu, ba năm khiến thảm họa chiến tranh Lương Châu bình định, vì triều đình lập nhiều công lao hiển hách. Ta có thể giúp những đứa trẻ biết cổ kim, ta viết Tam tự kinh, khiến người khác biết được thiện ác, hiểu được trung hiếu. Chu Bất Nghi ngươi có tư cách gì bình luận cùng ta? Ngươi có tư cách gì nói ta không đúng? Những người ở kia học vấn ai cũng cao thâm hơn ngươi, ngươi lại có tư cách gì nói họ sai? Theo ta thấy, ngươi không có tư cách đánh giá bất cứ kẻ nào, nếu muốn đánh giá người khác, trước hãy xét tới bản thân. Ẩn sĩ ở đây, ngươi là người trẻ nhất, lại có đức hạnh gì mà ngồi ở đây? Nếu ta là ngươi, tuyệt đã không lưu lại nơi này nữa.
Chu Bất Nghi bỗng dưng đứng dậy, ngón tay chỉ vào Tào Bằng, môi run run.
Con ngươi song song lạnh lùng nhìn chăm chú hắn.
Tào Bằng có thể nhìn thấy, ngấn lệ trong mắt y đang chớp động.
Trong lòng cũng có đôi chút không đành lòng.
Nó vẫn là một đứa nhỏ.
Bị người khác sai khiến, bản thân không thể tự chủ.
Ý niệm đó khiến tình cảm không đành lòng lại nảy sinh.
Lúc này, hắn tuyệt đối không được nương tay. Điều này không can dự gì tới Tào Xung, đây là trận chiến giữa Chu Bất Nghi và hắn.
Chu Bất Nghi buông tay, xoay cửa phòng rời đi.
Mới đi ra ngoài Nhã Các trong nháy mắt y đột nhiên trở lại, hướng về phía Tào Bằng thi lễ, yên lặng ở cửa phòng.
- Hữu Học nói rất hay!
- Công tử dạy rất phải, tiểu tử này cả ngày chỉ khoe mẽ miệng lưỡi thật không đáng làm một quân tử.
Tào Bằng lạnh lùng liếc nhìn những người xung quanh một cái, đột nhiên thở dài, đứng dậy:
- Dung Công, lòng ta suy nghĩ không yên, thật có chút bực bội, xin cáo từ trước. Ngày mai ta ở trong phủ thiết yến, nếu Dung Công có nhã hứng, không ngại tới bản tự, Bằng thất lễ, trước cáo lui.
Hắn thực sự không có cảm giác vui, ngược lại lại cảm thấy hơi trầm nặng.
Đứa nhỏ kia, hắn mắng, chỉ sợ là không còn chỗ dung thân ở Hứa Đô nữa.
Nghĩ lại, có lẽ bản thân đã mắng quá lời.
Nhưng có lẽ không còn cách nào khác, đứa nhỏ này cả ngày gây hấn, nếu cứ tiếp tục chỉ hủy hoại tính mạng nó mà thôi.
Nó cao ngạo, quật cường, sáng tạo, nhanh nhẹn, có thể là một danh sĩ, nhưng nếu tham gia chính trị sớm muộn gì cũng chết không có chỗ chôn.
Khổng Dung tán thưởng nhìn Tào Bằng, gật gật đầu.
Thắng không kiêu đó là vẻ đẹp của người quân tử.
Tào Bằng cũng không cao hứng vì hắn thắng Chu Bất Nghi, ngược lại hắn lại trầm tĩnh, điều này cũng chứng tỏ hắn là một người mỹ đức.
- Lời nói hôm nay của Hữu Học, Khổng Dung đã được mở rộng tầm mắt.
- Đợi ngày mai, ta tất đến thăm, đến lúc đó sẽ cùng Hữu Học nói chuyện. Hôm nay tụ hội lại thiếu chút hứng thú, không bằng chúng ta tan thôi.
Kỳ thực, Khổng Dung cũng tiếc cho Chu Bất Nghi?
Ứng Tràng tuy rằng không đạt được mục đích, nhưng cũng đã được gặp mặt Tào Bằng.
Đối với y mà nói thế đã thành công rồi.
Cho nên, lúc Khổng Dung nói tan y không ngăn cản mà vui vẻ đáp ứng.
Nếu người triệu tập tan thì mọi người tiếp tục ở đây cũng không có nghĩa lí gì nữa. Tào Bằng sau khi cáo từ, liền lên ngựa sau tửu lầu chậm rãi trở về phủ.
Lúc này, không phải là giờ cấm nên đường còn rất náo nhiệt.
Từ xa, Tào Bằng nhìn thấy một dáng người, dọc theo đường phố như hồn bay phách lạc mà đi tới.
Là Chu Bất Nghi!
Đối với một đứa nhỏ mười lăm tuổi, Chu Bất Nghi chưa từng trải qua sự đả kích nào như hôm nay. Y tự nhận tài năng vô song, tài học hơn người, đọc nhiều sách vở, kiến thức phi phàm. Nhưng trước mặt Tào Bằng những kiêu ngạo trước kia của y như hoa trong kính, trăng trong nước, biến thành hư ảo. Từ trước tới giờ ngay từ lần biện luận đầu tiên khi đến Hứa Đô y chưa từng thất bại nào, nhưng những thắng lợi đó, giờ nghĩ lại, thật buồn cười, không có ý nghĩa gì.
Hoá ra, không phải y thắng!
Mà là những người có học vấn cơ bản là khinh thường việc cãi cọ với y.
Những thứ kia của Tào Bằng y chưa từng nghe qua. Những cái tên cổ quái man di, càng làm y cảm thấy mờ mịt về thiên hạ rộng lớn, sao có thể nói chuyện về thiên hạ được?
Chả nhẽ, bản thân trong mắt người khác chỉ như một thằng hề, một kẻ nông cạn?
Phía sau tiếng vó ngựa vang lên, Chu Bất Nghi bừng tỉnh.
Một con ngựa ngăn cản đường đi của y, vang bên tia một thanh âm lớn:
- Chu Bất Nghi!
Y ngẩng đầu, ngạc nhiên nhìn lại.
ở dưới ngọn đền, Chu Bất Nghi nhìn ra một khuôn mặt.
- Tào Bằng!
Tào Bằng ánh mắt sáng quắc, dừng lại!
Sau một lúc lâu, hắn đột nhiên nói:
- Nguyên Trực, về nhà đi! Nơi này là nơi của người trưởng thành, có nhiều việc không thể tưởng tượng được. Về nhà đi, về đọc sách, đợi khi học thành tài, đến tranh luận với ta. Trở về nói với những người đứng sau ngươi, không cần dùng biện pháp ti tiện này. Có bản lĩnh hãy đứng ra, chớ ở phía sau sai khiến một tên tiểu tử ra phía trước chiến đấu. Ta vốn rất kính trọng hắn ta, nhưng nếu như hắn chỉ có thủ đoạn dùng lời nói này thôi, thì hãy nói với hắn, hắn chỉ là rác rưởi. Trở về đi, ta tin rằng người thân của ngươi đang chờ ngươi về nhà.
Chu Bất Nghi lúc đầu vẫn kiên cường thẳng lưng đối diện với Tào Bằng.
Vốn tưởng rằng Tào Bằng sẽ hạ nhục y lần nữa, y thậm chí đã chuẩn bị kĩ càng cho lần này.
Nhưng không nghĩ rằng...
Cũng không biết vì sao, mũi y cay nồng, nước mắt trút xuống.
Tào Bằng thở dài, lấy ra khăn tay, ném về phía Chu Bất Nghi.
- Nguyên Trực, biện pháp thành người rất nhiều, sao ngươi lại chọn cách ngu xuẩn như vậy, đó là cách không có lý trí. Có thể cái tên Chu Bất Nghi ngươi rất nhanh được mọi người biết tới, nhưng ta cam đoan, không có thực học, sớm muộn gì cũng sẽ bị người đời nhạo báng.
Dứt lời, Tào Bằng quay đầu ngựa, nghênh ngang mà đi.
Chu Bất Nghi nắm trong tay chiếc khăn, một lúc sau cất tiếng khóc lớn.
Hóa ra, những gì bản thân làm trong mắt Tào Bằng chỉ là một trò cười ngây thơ. Hóa ra hắn sớm đã biết lai lịch của kẻ đứng sau!
Chu Bất Nghi trở về nhà trong trạng thái hồn bay phách lạc, như quả bóng xịt hơi.
Tào Bằng có thể nhìn ra manh mối, Tào Tháo phải chăng cũng nhìn ra manh mối? Cứ nghĩ đến tất cả những gì mình làm trong mắt người khác chẳng qua chỉ là hành động của một thằng hề nhảy cầu, Chu Bất Nghi không khỏi giật mình, dựng ngược tóc gáy, y còn muốn tiếp tục ở lại Hứa Đô nữa không?
Xuất thân của Chu Bất Nghi không hề cao quý như trong lời nói của y.
Mẫu thân y là muội muội của Lưu Tiên, xuất thân danh gia vọng tộc.
Nhưng trên thực tế, mẫu thân của Chu Bất Nghi chẳng qua chỉ là thứ nữ bàng chi bị coi thường trong dòng tộc Lưu Thị. Hoàn cảnh này gần tương tự với Đặng Tắc. Dòng họ Đặng thị ở Cức Dương nơi Đặng Tắc sinh sống có tổ tiên chính là Giao Vũ, một trong hai mươi tám tướng Vân Đài. Tuy nhiên sau đó Đặng thị dần lụi tàn, dòng họ Đặng gia liên tục phát triển, hình thành nên thôn Đặng Cức Dương ngày nay. Bang Tắc là thứ nữ bàng chi của Bang thị.
Thông thường, thứ nữ đã là loại người thấp kém, nói gì tới bàng chi.
Cũng chính vì lý do này, mẫu thân của Chu Bất Nghi về sau đã được gả cho một con cháu hàn môn ở địa phương và sinh ra Chu Bất Nghi.
Điều này cũng lý giải tại sao tên của Chu Bất Nghi lại là hai chữ chứ không phải một chữ.
Từ nhỏ y đã rất chịu khó học hỏi, tỏ ra thông minh hơn hẳn bạn cùng lứa, dần dần có chút tiếng tăm, khi đó y được mọi người ở địa phương ca ngợi là thần đồng.
Thế nhưng điều này không có nghĩa là Chu Bất Nghi được dòng họ phía bên mẫu thân chấp nhận.
Không chỉ không được chấp nhận, y còn phải làm những công việc quá sức của mình để nuôi sống bản thân. Năm tháng trôi đi, Chu Bất Nghi dần trưởng thành, vì thông minh nên đã được Lưu Tiên coi trọng, để y làm thư đồng bên cạnh mình. Có điều, cũng chỉ là một thư đồng mà thôi.
Trong một dịp tình cờ, Chu Bất Nghi theo Lưu Tiên tới thăm sơn trang Thủy Kính, đã được Tư Mã Huy khen ngợi.
Sau đó, Gia Cát Lượng là đồ đệ của Tư Mã Huy cũng rất thân mật với Chu Bất Nghi, luôn khen ngợi hết lời, khiến cho Lưu Tiên bắt đầu coi trọng và chính thức nhận y làm cháu ngoại. Lưu Bị tới Kinh Châu, Lưu Tiên theo lệ tới thăm hỏi. Đâu ngờ Lưu Bị vừa nhìn thấy Chu Bất Nghi đã rất thích thú. Thậm chí cho hay muốn giới thiệu danh sư cho Chu Bất Nghi, còn chịu các chi phí cần cho Chu Bất Nghi theo học. Khi đó, Lưu Bị đã giới thiệu danh sỹ Lưu Ba ở Kinh Châu cho Chu Bất Nghi, hy vọng Lưu Ba sẽ truyền dạy cho y, giúp y giành được công lao sự nghiệp.
Lưu Ba người Linh Lăng, cùng dòng họ với Lưu Tiên.
Hắn ta đường đường chính chính là con cháu của Lưu thị ở Linh Lăng, địa vị còn trên cả Lưu Tiên.
Tổ phụ hắn Lưu Diệu được phong quan Thái Thú của Thương Ngô: Cha ông Lưu Tường từng là Thái Thú Giang Hạ, phong tước tướng quân. Trước đây Lưu Biểu chiếm giữ Kinh Châu, Lưu Thị ở Linh Lăng không hề thân thiết với gã mà còn mấy lần xảy ra xung đột với Lưu Biểu, khiến cho gã càng thêm căm ghét, thậm chí nảy ra sát tâm. Gã ta đã khống chế Lưu Ba, rất nhiều lần nghĩ cách giết hại, tuy nhiên cuối cùng Lưu Ba đã tránh được một cách thông minh.
Sau đó, thế tộc Kinh Tương từ giằng co chuyển sang ủng hộ Lưu Biểu.
Lưu Tường cũng vì lý do sức khỏe đã bị giáng xuống chức Thái Thú Giang Hạ, để thân tín của Lưu Biểu là Hoàng Tổ thay thế, mới coi như làm dịu được mối quan hệ.
Khi Lưu Ba mười tám tuổi đã ghi chủ bộ cho Tào Chủ.
Mấy lần Lưu Biểu chinh ích đã tỏ ý muốn tiến cử hắn ta làm mậu tài, nhưng Lưu Ba luôn cảnh giác Lưu Biểu, cứ mãi không chịu nhận chức.
Nói ra thì Chu Bất Nghi cũng là cháu trai của Lưu Ba.
Bảo y bái Lưu Ba làm sư phụ cũng là điều hợp tình hợp lý. Thế nhưng không ngờ Lưu Ba không những ác cảm với Lưu Biểu mà còn với cả Lưu Bị. Lưu Bị chạy đi giới thiệu, y không tiện ra mặt từ chối, nhưng cuối cùng vẫn nghĩ ra cách từ chối khéo léo lời thỉnh cầu này… Vì thế mà Chu Bất Nghi rất đau lòng. Y cảm kích Lưu Bị, nhưng lại không thể căm hận Lưu Ba. Y hận bản thân mình xuất thân là thứ dân, cảm thấy vô cùng tự ti, đồng thời từ đó còn xuất hiện một tâm lý tự tôn rất kỳ lạ. Thế nên y bắt đầu vùng dậy.
Cuối năm Kiến An thứ chín, Chu Bất Nghi đột nhiên nhận được một bức thư.
Bức thư do Lưu Bị vốn là người y kính trọng nhất viết, muốn nhờ y làm một chuyện.
Lưu Bị nói với y, hiện giờ Hán thất suy vong, triều cương đổ nát, đang cần sự giúp sức của các bậc chí sĩ có học thức. Lưu Tiên muốn đi Hứa Đô, hy vọng Chu Bất Nghi cùng tới đó. Sau khi tới Hứa Đô, phải cố gắng thể hiện danh tiếng, kết giao với con cháu Tào thị, tốt nhất tranh thủ cơ hội để được Tào Tháo coi trọng.
Đồng thời, Lưu Bị còn nói với Chu Bất Nghi, muốn giúp y nâng cao địa vị của mẫu gia.
Tới Hứa Đô sẽ có người liên lạc với y, đến khi đó y chỉ cần nghe theo lời chỉ bảo của người đó, tự phát huy là được… Đợi sau này Hán thất phục hưng, y sẽ là công thần. Không nói tới vang danh khắp nơi, y còn có thể trở thành kẻ sĩ chân chính, được mọi người trong thiên hạ kính trọng.
Có thể nói, Chu Bất Nghi ôm đầy lý tưởng tới Hứa Đô.
Ngay từ đầu quả thật rất thuận lợi.
Được sự sắp xếp đặc biệt của một số người, Chu Bất Nghi đã làm quen được với Tào Xung.
Khi đó Chu Bất Nghi mười ba tuổi, còn Tào Xung chưa đến tám tuổi. Sự từng trải và hiểu biết của Chu Bất Nghi vượt xa Tào Xung, vì thế dễ dàng được Tào Xung tín nhiệm và nhanh chóng đứng vững ở Hứa Đô. Chỉ có điều, cứ tưởng rằng hành động của mình vô cùng kín kẽ, thế nhưng trong mắt các ẩn sĩ chân chính kia thì lại đầy rẫy sơ hở. Tào Bằng có thể nhìn ra, vậy thì Hứa Đô… còn có bao nhiêu người biết được?
Chu Bất Nghi càng nghĩ càng sợ hãi.
Càng sợ hãi, trong lòng y càng hoảng loạn…
Một đứa trẻ mười lăm tuổi, dù sao cũng chưa từng trải qua nhiều sóng gió.
Vẻ điềm tĩnh già dặn mà y cố tỏ ra trước đây, lúc này cũng tan thành mây khói.
Ta nên làm thế nào bây giờ?
Tiếp tục ở lại Hứa Đô hay là rời đi?
Y nằm trên sập, miên man suy nghĩ.
Đúng rồi, chẳng phải Huyền Đức Công đã nói, khi gặp nguy hiểm, có thể báo cho người thần bí đó, nhờ hắn ta ra tay tương trợ hoặc bày mưu tính kế?
Tới Hứa Đô đã được hai năm, y vẫn chưa gặp người thần bí đó.
Tuy nhiên y có thể đoán được, người này nhất định có địa vị không hề tầm thường.
Đúng rồi, phải nghĩ cách liên lạc với hắn ta… Chu Bất Nghi vùng dậy, khăn tay bên phải rơi xuống. Y đang định đứng dậy đi ra ngoài nhưng lại chần chừ một lúc, mãi sau mới ngồi xổm xuống, nhặt khăn tay lên và cẩn thận gấp lại. Y cầm trong tay hồi lâu, sau đó khẽ thở dài, bỏ vào trong lồng ngực.
Có lẽ điều hắn nói không sai.
Ta nên về nhà, ở bên phụ mẫu, chăm chỉ đọc sách…