Tào Tặc

Chương 262: Chương 262: Gặp phải mối nguy.




Còn lúc này, sự quan tâm của Tào Bằng lại tập trung về phía Tư Mã Ý. Cha con Tào Tháo đầy màu sắc đẹp đẽ tạo ra thời đại Kiến An. Nhưng cha con Tư Mã Ý thì ngược lại dường như vẫn không để lại chút dấu ấn đặc biệt. Ngoài bỏ nhà Tấn thối nát ra thì cống hiến lớn nhất của dòng họ Tư Mã chính là loạn bát Vương cùng với loạn Ngũ Hồ.Có lẽ cũng vì nguyên nhân này mà trong lịch sử dòng họ Tư Mã không được đánh giá cao như dòng họ Tào.

Mà nay nhìn Tư Mã Ý, Tào Bằng cũng hiểu được ít nhất về mặt thưởng thức cảnh sắc đó không phải là thứ mà y sở trường. Có điều hắn cảm thấy rất thích nhìn gương mặt đỏ bừng của Tư Mã Ý. Dù sao thì có thể quan sát một trong những con hổ nổi danh đời sau cũng là một chuyện thú vị.

- Hữu Học! Ngươi viết xong rồi?

Tư Mã Ý nhẫn nhịn một lúc lâu, quay đầu lại thấy Tào Bằng đang nhìn mình cười thì giật mình.

Tào Bằng gật đầu, đưa tay rồi suỵt một tiếng sau đó chỉ giấy bút trước mặt Tư Mã Ý. Hắn chỉ mỉm cười chứ không nói tiếng nào.

Có điều lúc này, Tư Mã Ý vô cùng hoảng sợ. Từ nãy tới giờ mới được bao nhiêu thời gian?Thậm chí còn chưa tới nửa nén nhang mà không ngờ Tào Bằng đã viết xong. Tốc độ đó đúng là kinh người, chỉ sợ cho dù là lão sư cũng chưa chắc có thể làm được. Đồng thời y cũng chửi thầm:" Ngươi đã như vậy còn tới đây học cái gì? Thế này có phải định làm khó cho ta không?"

Một thứ ghen tị chưa bao giờ có từ từ gieo hạt giống trong lòng Tư Mã Ý. Y cười cười rồi cúi đầu không để ý tới Tào Bằng.

- Tào Bằng! Ngươi làm xong? - Hồ Chiêu đột nhiên mở miệng.

Tào Bằng vội vàng khom người:

- Bẩm tiên sinh! Học sinh đã hoàn thành.

- Mang tới đây ta xem.

Trong ánh mắt kinh ngạc của tất cả mọi người, Tào Bằng đứng dậy cung kính mang bài văn của mình tới trước mặt Hồ Chiêu. Hồ Chiêu nheo mày nhìn lướt qua rồi ngẩng đầu nhìn Tào Bằng nói:

- Sát khí quá nặng.

- ?

- Nét bút của ngươi đầy sát khí.

Hồ Chiêu trầm giọng nói:

- Có điều nghĩ lại thì việc này cũng liên quan tới con đường binh nghiệp của ngươi khiến cho sát khí tăng lên. Hữu Học! Từ nay về sau phải nuôi dưỡng Hạo nhiên chính khí để bình ổn thứ sát khí này.

Tào Bằng nghiêm mặt cung kính:

- Học sinh hiểu.

Hồ Chiêu thở dài rồi cúi đầu xem kỹ bài văn.Chỉ trong bảy mươi lăm chữ nhưng đã nói hết được suy nghĩ của hắn. Lúc đầu, sắc mặt của Hồ Chiêu vẫn thản nhiên rồi từ từ nở nụ cười.Ông ngẩng đầu nhìn Tào Bằng.

- Hữu Học! Bắt đầu từ ngày mai cần phải mặc trang phục trắng.

Chỉ một câu nói đó cũng đồng nghĩa với việc Hồ Chiêu chính thức nhận Tào Bằng.

Sắc mặt Tư Mã Ý thay đổi, sự ganh tỵ càng thêm nặng kèm theo cả sự tò mò."Không biết vừa rồi Tào Bằng viết cái gì mà lão sư lại hài lòng tới mức lập tức chấp nhận cho hắn mặt áo trắng nghe giảng?"Tư Mã Ý cúi đầu nhìn chỗ văn mình vừa viết mà sắc mặt trở nên khó coi.Đồng thời y cũng cảm thấy không yên tâm, không biết đoạn văn hôm nay có lọt vào mắt của lão sư được hay không?

****

Tháng tư năm Kiến An thứ tư, Tào Tháo tự mình dẫn đại quân vượt qua sông.

Đại tướng Sử Hoán đánh chiếm Hà Nội rồi hợp quân với Tào Nhân giáp công Xạ Khuyển, chém chết bộ tướng của thái thú Hà nội. Sau đó, Tào Tháo qua sông tiếp tục vây công Xạ Khuyển. Nguyên Trưởng sử Hà Nội là Tiết Hồng dẫn bộ hạ ra đầu hàng. Phía nam Hà Nội có Hổ Lao hiểm trở, phía Bắc được gia cố chắc chắn. Sau khi Tào Tháo chiếm được Hà Nội liền lệnh cho Trương Liêu làm thái thú Hà Nội, xuất quân đóng ở Xạ Khuyển để khống chế.

Đúng lúc này thì từ Quảng Lăng báo tin tới.Tôn Sách đã vượt sông Trường Giang tới huyện Quảng Lăng. Còn Tôn Hà thì dẫn quân theo Trường Giang lên phía Bắc đánh thẳng tới Hải Lăng.Nhất thời tình hình của Hoài Nam hết sức nguy cấp.

Đối với Tào Tháo mà nói, tháng tư năm Kiến An thứ tư rõ ràng là không tốt đẹp lắm.

Tôn Sách vượt sông tấn công Quảng Lăng khiến cho tình hình ở quận Quảng Lăng đột nhiên trở nên nguy cấp. Chiến sự ban đầu, Trần Đăng liên tiếp bại trận, thậm chí bị đánh bật ra khỏi huyện Quảng Lăng, thối lui tới Đông Dương cố thủ. Mà tình hình ở Hải Lăng cũng nguy khốn như vậy. Đối mặt với sự liên thủ công kích của Tôn Hà và Lỗ Túc, Vương Mãi liên tiếp bại ba trận trong một ngày, cuối cùng chạy về huyện Hải Lăng, quyết tâm chống cự lại Tôn Hà.

Bắt đầu chiến trận mà quân Tào đã lâm vào tình thế khó khăn. Thứ sử Từ Châu cùng xa kỵ tướng quân Xa Trụ đều chậm trễ không cứu viện, ngược lại hạ còn hạ lệnh cho Đặng Tắc không được qua Hoài Thủy cứu viện, thủ vững tiền tuyến ở Hoài Thủy. Đặng Tắc khuyên can Xa Trụ lại bị Xa Trụ sai người đuổi ra Hạ Bì.

Rơi vào đường cùng, Đặng Tắc đành phải phái người đi Hứa Đô cầu viện trợ, đồng thời bảo Chu Thương xuất thủy quân đến vùng duyên hải nam hạ, đi thẳng đến cửa khẩu Đông Lăng Đình. Đây cũng là do Đặng Tắc rơi vào đường cùng, nghe theo kế sách của Đặng Chi, thông qua đường thủy mà đánh úp bất ngờ, cố gắng cắt đứt đường quân nhu của Tôn Hà.

Nhưng hắn cũng biết, Chu Thương có thể thành công một hai lần nhưng cuối cùng chắc cũng khó mà thành công liên tiếp.

Vương Mãi huyết chiến tại Hải Lăng mười lăm ngày, gần như toàn quân bị diệt. Sau cùng, hắn nghe theo mưu kế của Đái Càn, xuất quân đột phá vòng vây.

Bản thân Đài Càn bị trọng thương, cùng Vương Húc đóng giữ lại trong huyện Hải Lăng. Đài Càn sai người lấy hết toàn bộ quân nhu củi đốt cũng như những thứ có thể nhóm lửa, đem chất hết trong huyện lị, sau đó nới lỏng canh gác. Tôn Hà biết được tin tức, lập tức lệnh cho Đan Dương thống soái Tổ Lang xuất quân, đánh vào thị trấn Hải Lăng.

Tổ Lang trước đây xích mích với Viên Thuật rồi tạo phản, nhưng cuối cùng lại bị chiêu hàng, quy thuận Tôn Sách. Lần xuất quân vượt sông này, Tổ Lang có ý muốn lập công chuộc tội. Tôn Hà ngầm hiểu ý của y nên cử Tổ Lang làm tiên phong, lệnh y phải giành được Hải Lăng.

Vậy mà, ngay khi Tổ Lang tiến công vào Hải Lăng thì Đài Càn nhóm lửa, đốt cả huyện Hải Lăng. Gần ba nghìn quân Đan Dương không hề phòng bị trước tình huống này, bị trận lửa lớn nuốt trọn. Sau khi Tôn Hà biết được tin tức, lập tức xuất binh cứu viện. Thế nhưng trận lửa ở Hải Lăng quá lớn, cuối cùng không thể cứu vãn.

Một trận Hải Lăng, quân Tôn Sách tử thương hết năm nghìn mạng.

Về phía Quân Tào, huyện lệnh Hải Lăng Đài Càn cùng Hải Lăng Úy Vương Húc đều chết trận. Nông đô Úy Vương Mãi mang theo hơn trăm người đột phá vòng vây thành công, chạy về Xạ Dương.

Tử thương hai bên đều vô cùng thảm khốc.

Bộ Chất tại Diêm Độc chiêu mộ thêm sáu trăm tinh binh, ngày mười ba tháng tư ở Xạ Dương cùng Vương Mãi hợp binh, tạm thời ổn định trận tuyến.

Tôn Hà cũng vì ba nghìn binh sĩ Đan Dương chết mà tổn thương vô cùng. Sau đó Lỗ Túc khuyên nhủ, Tôn Hà cuối cùng ngừng ý định tiến công, lui về Đông Lăng Đình đóng quân.

Chu Thương tập kích hai lần đều có được thành công. Nhưng vào lần tập kích thứ ba gặp phải Đan Đồ dưới trướng Lữ Bố cùng Đãng Khấu đô úy Tương Khâm mai phục khiến quân số bị tổn hại một nửa. Chu Thương dành phải men theo đường cũ trở về, ghé vào huyện Diêm Độc tạm thời nghỉ ngơi.

Ngày mười bảy tháng tư, Bái Quốc thái thú Chu Linh dẫn binh tiếp viện. Nhưng trước khi xuất binh, hắn đến Hạ Bì trước, chém đầu thứ sử Từ Châu, sau đó thu lấy binh thư, ra lệnh Đặng Tắc xuất binh.

Ngày hai mươi tháng tư, Đặng Tắc dẫn binh vượt sông Hoài Thủy, tiến đến Xạ Dương, lấy thể phản công.

Trong tình hình như vậy, Tôn Sách cũng biết là việc chiếm lấy Quảng Lăng là vô vọng. Hắn đành phải dẫn quân rời khỏi Quảng Lăng, lui về Đan Đồ.

Trần Đăng thừa cơ đoạt lại huyện Quảng Lăng, chiếm Giang Thủy. Tôn Hà ở Đông Lăng Đình thấy tình hình như vậy vội vàng lui binh, trở về Giang Đông.

Chiến sự Giang Hoài căng thẳng nhưng Tào Tháo không để tâm.

Điều khiến Tào Tháo thực sự lo nghĩ là Viên Thiệu nghe theo ý kiến của mưu sĩ Quách Đồ và Thẩm Phối, đóng quân ở Lê Dương, ý muốn chiếm lấy Duyện Châu. Mà tàn dư giặc Khăn Vàng ở Nhữ Nam là Lưu Ích và Cung Đô sau chiến sự ở Giang Hoài đã nhân cơ hội chiếm lấy quận Nhữ Nam. Sau đó, Lưu Ích Cung Đô liên hệ với Lưu Bị, nghênh đón Lưu Bị đến Nhữ Nam. Sau đó Viên Thiệu biết được, lập tức lệnh cho Cao Kiền tặng ba nghìn binh mã cho Lưu Bị để có thể lưu lại ở Nhữ Nam.

Kể từ đó, Viên Thiệu cùng Lưu Bị một nam một bắc tạo thành thế gọng kìm.

Tào Tháo rất đau đầu, hạ lệnh đại tướng Vu Cấm đóng ở ngạn nam Hoàng Hà, giám sát tình hình của quân Viên Thiệu. Sau đó, hắn điều Tào Nhân tới Lương Quận, lệnh Tào Nhân làm thái thú Lương Quận, cùng hiệp lực với Tào Hồng theo dõi tình hình của Lưu Bị. Trong nhất thời, lòng dân ở Dự Châu trở nên hoang mang bất an.

-Tử Hòa, Tử Đan, các ngươi có việc gì?

Sau khi Tào Tháo trở về Hứa Đô, còn chưa kịp nghỉ ngơi thì Tào Thuần dẫn Tào Chân đến cầu kiến. Mặc dù là tâm phiền ý muộn, Tào Tháo vẫn cho hai người Tào Thuần vào tiếp kiến.

Khi Tào Thuần truy kích Lưu Bị bị thương nên nghỉ ngơi đến tận bây giờ. Hôm nay hắn đến đây là có việc quan trọng muốn bẩm báo. Thấy Tào Tháo cho tiếp kiến, hắn lập tức xin Tào Tháo cho người hầu lui ra.

-Tử Đan báo cáo cho ty chức một việc, việc này vô cùng quan trọng nên Tào Thuần không dám chậm trễ nên cố đến đây bẩm báo.

Tào Tháo thở ra một hơi rồi cười nhẹ hỏi:

-Tử Đan, ngươi muốn báo tình hình gì?

Tào Chân tiến lên một bước, chen vào nói:

-Trước thanh minh, điệt nhi từng gặp Hữu Học. Lúc ấy trên đường đi thì ngẫu nhiên gặp Chủng Bình con trai của Trường Thủy giáo úy Chủng Tập. Lúc đó Hữu Học bèn nhắc nhở điệt nhi, nói là Chủng Tập là cựu thần chưa hẳn sẽ đồng lòng cùng chủ công. Vì thế đối với hắn càng phải đề phòng. Chủ công cũng biết, trước đây điệt nhi từng vì chuyện Lưu Bị mà hiểu lầm Hữu Học. Vì thế lần này Hữu Học nhắc nhở, điệt nhi cảm thấy rất có lý. Vì thế mà con đã sai người bí mật giám sát hành động của Chủng Tập…

Sắc mặt Tào Tháo trầm xuống.

-Kết quả thế nào?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.