Mùa xuân đến, vạn vật sống lại.
Trận mưa nhỏ hồi đêm qua đi khiến trong không khí trong vườn trở nên tươi mát.
Kinh Nam vốn không phải là một địa khu thiếu mưa, mà mưa vào mùa xuân lại càng thường có, rất xứng với câu thơ “Tùy phong tiềm nhập dạ, nhuận vật tế vô thanh”. Trên tường viện vẫn còn lưu lại dấu mưa, đào trong vườn thơm ngát thấm nhuần vào phổi.
(Tùy phong tiềm nhập da, nhuận vật tế vô thanh: Trong Bài thơ Xuân dạ hỉ vũ của Đỗ Phủ: Mưa theo gió âm thầm vào đêm tưới nhuần cỏ cây)
Lưu Bị khoác một chiếc áo mỏng bước chậm trong viên.
Đây là một buổi sáng sớm cực kỳ dễ chịu, nhưng tin tức tối hôm qua truyền đến lại khiến ông cảm thấy trầm trọng.
Tào Bằng làm Đô Đốc quân sự Kinh Nam!
Không biết bắt đầu từ khi nào, Lưu Bị đã coi Tào Bằng trở thành đối thủ chân chính.
Tuy rằng trước đây đã từng giao phong vài lần với Tào Bằng, mà phần lớn Tào Bằng đều chiếm ưu thế nhưng ông không hề kiêng dè. Nhưng không thể không phủ nhận Tào Bằng này đích thật khiến ông đau đầu. Người này giống như một con cá thu trơn không ngờ bị giãy thoát tuột mất vào trong nước, xoay người cắn lại một nhát khiến Lưu Bị đau đớn. Đứng ở dưới một tán cây hạnh, nhìn hoa hạnh nở rộ trắng xóa, Lưu Bị chìm trong suy nghĩ.
Giang Lăng thảm bại đối với Lưu Bị mà nói tuyệt đối là một sự đả kích rất lớn.
Ông không chỉ tổn binh hao tướng mà còn mất vợ con cùng với ái tướng Triệu Vân.
Cam Ngọc, Mi Trinh...
Hai người này theo ông vào sinh ra tử, đồng cam cộng khổ hơn mười năm, hiện giờ tung tích không rõ. Cam phu nhân và Mi phu nhân là những người luôn ở bên ông trong những thời điểm khó khăn, trải qua không ít đau khổ, nhưng trước sau không bao giờ rời bỏ ông. Đồng thời hiện tại, ngay cả con ông A Đẩu Lưu Thiện cũng không rõ tung tích. Điều này cũng khiến Lưu Bị vô cùng đau lòng! Kiêu hùng không câu nệ tiểu tiết, mà phải có trái tim ác nghiệt. Nhưng kiêu hùng cũng là người, cũng có tình cảm, huống chi đó là vợ con ông, đó là cốt nhục của ông!
Nói Cam phu nhân và Mi phu nhân chết trong loạn quân?
Lưu Bị cũng không tin...
Nhưng đám người Hướng Lãng nói Triệu Vân phản chủ cầu vinh đầu hàng quân Tào, Lưu Bị cũng không tin.
Những người trốn từ trên Trường phản pha trở về đã kể lại tình huống đêm đó, Triệu Vân thất tiết tại Trường phản pha như nào, giết chết vô số quân Tào, có tướng lĩnh quân Tào nổi danh, còn có mười mấy người trong đó bao gồm cả đại tướng Cao Lãm cùng với ái tướng Tào Bành của Tào Tháo.
Lưu Bị từng ở dưới trướng Viên Thiệu một thời gian, đương nhiên biết Cao Lãm lợi hại.
Một mình ở trong quân địch giết cho máu chảy thành sông, bảy tiến bảy ra vẫn luôn tìm kiếm vợ con Lưu Bị, sao có thể dễ dàng phản chủ cầu vinh?
Nghe nói tù binh trong tay Tào Bằng bao gồm cả Hướng Lãng.
Như vậy nguyên nhân Triệu Vân đầu hàng đại khái Lưu Bị có thể đoán ra được manh mối: đây là một giao dịch. Triệu Vân dùng sự đầu hàng của mình để đổi lấy đường sống của đám người Hướng Lãng.
Nhưng vì sao chỉ có đám người Hướng Lãng quay về?
Còn Cam phu nhân và Mi Phu nhân cùng với Mi Trúc lại không trở về? Kết quả chỉ có một, chỉ có điều Lưu Bị lại không dám nghĩ sâu thêm.
Hướng Lãng nói, Mi phu nhân và Cam phu nhân chết trong tay Tào Bằng.
Nhưng Lưu Bị đã từng giao phong mấy lần với Tào Bằng, tuy rằng không hiểu Tào Bằng nhiều nhưng rõ ràng Tào Bằng tuyệt đối không làm chuyện như vậy. Nếu không, Triệu Vân sẽ là người tạo phản đầu tiên giết chết Tào Bằng để báo thù. Mà Triệu Vân không có phản ứng, cũng nói lên Tào Bằng không liên quan đến chuyện này. Không phải Tào Bằng, vậy chân tướng chỉ có một, nhưng Lưu Bị vẫn không thể đi chất vấn đám người Hướng Lãng.
Thở dài một hơi, Lưu Bị cảm thấy tinh thần sa sút.
Chinh chiến nửa đời người, kết quả là...
Ông nheo nửa con mắt, rất lâu mới xoay người định quay vào nhà, đúng lúc này chợt nghe tiểu giáo báo lại:
-Quân sư từ Giang Hạ tới rồi, có chuyện quan trọng cầu kiến chủ công.
-Cho mời.
Lưu Bị vội vàng nói.
Gia Cát Lượng ở Giang Hạ vẫn phụ trách liên lạc với Giang Đông.
Mà nay đột nhiên trở về, đã xảy ra chuyện gì sao?
Lưu Bị cũng là người có thể điều chỉnh cảm xúc của mình, rất nhanh đã dứt bỏ tình cảm nữ nhi, bắt đầu suy nghĩ ý đồ Gia Cát Lượng đến đây.
Không đến một lát, Gia Cát Lượng đi tới phòng.
Y mặc áo choàng màu xanh nhạt, cầm quạt lông, đầu chít khăn, nhìn vô cùng phiêu diêu thoát tục.
Sau khi chào Lưu Bị, Lưu Bị hỏi:
-Quân sư không ở Giang Hạ, sao lại quay về Trường Sa? Hay là bên Giang Đông xảy ra biến cố?
-Đúng vậy!
Gia Cát Lượng hơi cúi người, sau đó trả lời:
-Đột nhiên Tào Tháo hạ lệnh đình chỉ tập kết ở Ô Lâm.
Thủy quân Kinh Châu ba ngày trước đã bắt đầu rút lui về sau, nay đang tập kết ở Vân Mộng Trạch. Hơn nữa theo tin tức Giang Đông truyền đến, Tào Tháo liên tục phái ra mười một nhóm sứ giả đi sứ Giang Đông, trong đó có Tuân Diễn, Tuân Hưu Nhược đều là những người phần lớn là có quan hệ chặt chẽ với trọng thần Giang Đông, hình như có ý cầu hòa.
Cầu hòa?
Từ xưa đến nay, đều là kẻ yếu cầu hòa kẻ mạnh, chưa bao giờ nghe kẻ mạnh cầu hòa kẻ yếu.
Lưu Bị giật mình lạnh toát cả người, vội vàng hỏi:
-Hay là có trá hình?
Ông ngựa chiến cả đời, sao không hiểu chứ? Từ trong lời nói của Gia Cát Lượng, Lưu Bị lập tức tỉnh ngộ, trong giọng nói đầy vẻ khẩn trương.
Gia Cát Lượng lắc lắc đầu:
-Chỉ sợ Tào Tháo thật sự muốn hòa giải với Tôn Quyền.
Ta còn nghe nói, Tào Tháo đã từ Giang Lăng điều động quân đội của Nhạc Tiến, đóng quân ở Lâm Tự. Ý đồ này rõ ràng là muốn đem binh lực tập kết ở tây bộ...
Liên Ngô diệt Lưu!
Lưu Bị nói:
-Đêm qua ta nhận được tin tức, Tào Tháo lệnh cho Tào Bằng làm Đô Đốc quân sự Kinh Nam!
Lúc trước ta còn thấy kỳ lạ, đang yên lành sao Tào Tháo lại phái Tào Bàng tới, nay nghe Khổng Minh nói, ngược lại ta có chút hiểu.
Hành động của lão già này rõ ràng là muốn trấn an Tôn Quyền, toàn lực đánh chiếm Kinh Nam, nắm trong tay đất Kinh Sở.
Phái Tào Bằng tới chính là để đối phó với ta. Hừ hừ, Tào Tháo thật quá coi thường Lưu Bị, chỉ một mình Tào Bằng mà có thể khiến ta bó tay không có biện pháp sao?
Gia Cát Lượng ngẫm nghĩ một chút, lại nói:
-Nhưng ta lại cảm thấy, chưa chắc Tào Tháo đã muốn nuốt trôi Kinh Nam.
Nếu không, với binh lực của hắn có thể đích thân đốc chiến, càn quét Kinh Nam, không cần thiết phải phái Tào Bằng đến đó. Tào Bằng làm đô đốc quân sự Kinh Nam, kiềm chế chủ công chỉ là ngụy trang, điều Tào Tháo muốn làm là càn quét Giang Hạ, uy hiếp Giang Đông, khiến cho Tôn Quyền không dám dễ dàng động binh.
Đợi khi hắn chiếm lĩnh Giang hạ, trấn an Tôn Quyền thì có thể tập trung binh lực chinh phạt Trường Sa.
Mà chủ công lúc đó lại không có viện binh, khó có thể ngăn cản được quân đội của Tào Tháo.
-Việc này...
Lưu Bị nghe vậy, tim lập tức nảy lên.
Lời nói của Gia Cát Lượng vô cùng có khả năng.
Nếu thật sự để Tào Tháo công chiếm Giang Hạ, vậy Tôn Quyền kia có dám xuất binh viện trợ mình hay không, thật sự ở giữa cái nào cũng được.
-Khổng Minh, vậy ta nên làm gì?
Gia Cát Lượng ngẫm nghĩ một chút, trầm giọng nói:
-Liên Ngô kháng Tào, không thể thay đổi.
Chỉ có điều, hiện nay chủ công không thể đem tất cả hy vọng phó thác trên người Tôn Quyền, cần mưu tìm đường ra để phòng ngừa điều không may xảy ra. Lượng chuẩn bị lập tức đi tới Giang Đông thuyết phục Tôn Quyền cố gắng xuất binh tương trợ. Cùng lúc đó, chủ công còn phải nghĩ cách lấy được liên hệ với Lưu Chương.
-Khổng Minh muốn đến Giang Đông?
Lưu Bị vừa nghe, lập tức nóng nảy, vội vàng lắc đầu nói:
-Không nên không nên, bên kia thật sự là rất nguy hiểm.
Mà nay Giang Đông thái độ chưa rõ, nếu chẳng may xảy ra biến cố chẳng phải tự chui đầu vào lưới sao? Việc này quả quyết không thể, ta không thể cho phép...Nếu Tôn Quyền thật sự không chịu xuất binh tương trợ, ta đành phải mượn nơi Kinh Nam quyết một trận tử chiến với Tào Tháo. Nếu Khổng Minh đến Giang Đông, ta tuyệt đối không đồng ý.
Trong lời nói Gia Cát Lượng có chút cảm động.
Y nghiêm mặt nói:
-Chủ công, xin hãy nghe ta nói một lời.
Hai đất Trường Sa Võ Lăng nhìn có vẻ rộng lớn nhưng nhân khẩu thưa thớt, vật tư thiếu thốn không đủ để cầm. Mà nay người Ngũ Khê Mãn mặc dù đi theo chủ công nhưng không thể tin. Người Ngũ Khê man thay đổi thất thường, nhiều lần đã hàng Hán thất, lại nhiều lần tạo phản tác loạn. Nay chủ công đã tốn một số tiền lớn để mua chuộc, biết đâu ngày nào đó Tào Tháo còn dùng lợi ích lớn hơn khiến người ngũ Khê Man phản chiến? Kinh Nam, chỉ có thể tạm thời đặt chân mà không thể đủ để làm căn cơ. Mà nay mặc dù Tào Tháo lôi kéo Giang Đông nhưng tin rằng ở Giang Đông cũng có người sáng suốt, sao không thể nhìn thấu ảo diệu trong đó?
Lượng đi Giang Đông, “hữu kinh vô hiểm” (có kinh hãi mà không có nguy hiểm). Cho dù không thể khiến Tôn Quyền xuất binh cũng có thể bình yên quay về...
Nhưng thật ra chủ công ở Trường Sa cần cẩn thận một chút. Tuyệt đối không thể không để tâm đến Đô Đốc quân Sự Kinh Nam Tào Bằng. Người này giả dối nhiều mưu, vả lại biết lôi kéo lòng người, thủ đoạn vô cùng cao minh. Cho nên, tốt nhất chủ công không nên dễ dàng tạo xung đột, cố gắng lôi kéo binh mã Hồ La Uyên Giang Đông, cũng có thể chia sẻ áp lực.
Mặt khác, Lượng nhớ năm đó chủ công xuất thế, U Châu Mục là Lưu Yên, cha của Lưu Quý Ngọc.
Đây cũng là tình nghĩa thầy trò, sao không phái người tới thành đô qua lại với Lưu Chương kia nhiều hơn? Nói không chừng còn có thu hoạch ngoài ý muốn.
Khi loạn Khăn vàng thì Lưu Bị xuất thế, đang gặp loạn U Châu, trưng binh Lưu Yên.
Lại nói tiếp, Lưu Bị đã từng được gặp Lưu Yên, và được Lưu Yên khen ngợi. Chẳng qua sau đó Lưu Bị rời khỏi U Châu, chinh chiến tứ phương nên không còn qua lại với Lưu Yên nữa. Sau khi loạn Khăn vàng kết thúc, Lưu Yên Nhân Công dời U Châu, đảm nhiệm Ích Châu Mục. Đoạn tình nghĩa thầy trò này cũng theo đó mà cắt đứt. Mà nay Lưu Yên đã qua đời, Lưu Bị và Lưu Chương lại chưa từng gặp mặt, càng chưa từng xuất hiện cùng.
Nhưng hai người đều là dòng họ Hán thất, cũng có thể lôi kéo quan hệ.
Ý tứ Gia Cát Lượng có thể hiểu là: Nếu Trường Sa có thể thủ, cần phải thủ vững!
Nhưng nếu không thể thủ, hãy tị nạn tới Tây Xuyên. Nếu có khả năng, hãy lôi cuốn Lưu Chương vào, cũng có thể chia sẻ được áp lực với Lưu Bị.
Tây Xuyên là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, binh hùng tướng mạnh, nhân khẩu đông đúc.
Nếu Lưu Chương xuất binh tương trợ, tất nhiên Tào Tháo cũng sẽ có băn khoăn.
Đến mức bất đắc dĩ thì có thể dâng Trường Sa ra. Dù sao tuy nói Lưu Chương nhu nhược ngu ngốc, nhưng vẫn luôn như hổ rình mồi đối với Kinh Châu.
Lưu Bị vẫn không muốn những vẫn chịu nghe khuyên bảo của Gia Cát Lượng mà đồng ý.
Sau khi từ biệt, ông kéo tay Gia Cát Lượng, hai hàng nước mắt rơi xuống: