Tào Tặc

Chương 653: Chương 653: Nghiêm - Hoàng chạm mặt




Tào Bằng suýt chút nữa bật cười thành tiếng!

Hắn cố gắng nén sự kích động muốn bật cười trong lòng đó lại, nhưng vẫn nhếch mép lên, trong mắt ánh lên nụ cười cổ quái.

Ai là người xui xẻo nhất Tam Quốc?

Tương Tử Dực đứng mũi chịu sào!

Quần Anh hội, Tương Can trộm sách, làm hại Tào Tháo chờ đợi Thái Mạo và Trương Hữu Ngũ; Hai lần qua sông gặp được Bàng Thống, kết quả một chiêu liên hoàn kế đã khiến một triệu đại quân của Tào Tháo bị tiêu diệt tan tành. Tên nhãi này chắc chắn là sao chổi, bị Chu Du đùa giỡn còn vỗ tay, dương dương tự đắc.

Có thể nói, Tương Can chắc chắn là nhân vật có cảm giác cực vui sướng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tào Bằng không ngờ sẽ quen biết Tương Can trong trường hợp này. Hơn nữa, Tương Can có râu, đã hơn ba mươi tuổi rồi nhưng vẫn luôn mồm xưng ‘học trò’ khiến Tào Bằng sao có thể không cảm tình? Tai nghe Tương Can tự xưng học trò, hắn chợt thấy mình thật sự đã già rồi!

Tuy nhiên tính về tuổi tác, quả thật hắn không còn nhỏ tuổi nữa.

Tính cả kiếp trước và kiếp này, hắn đã sống hơn năm mươi năm, Tương Can tự xưng là ‘học trò’ cũng không có vấn đề gì.

- Cửu Giang Tương Tử Dực, ta cũng nghe đại danh đã lâu.

- Công tử cũng biết đến tên Tử Dực sao?

Tương Can vui mừng kinh ngạc, khiến cho Pháp Chính đứng bên phì cười không nhịn được, liền quay người cười trộm.

Ca ca, lời Tào công tử nói rõ ràng chỉ là một câu khách sáo, lão huynh sao lại coi là thật chứ? Thời đại này, cái gì mà ngưỡng mộ đại danh đã lâu hay tên tuổi vang dội nhiều khi là một lời xã giao. Nói chung, trừ khi là nhân vật có uy danh từ lâu, nếu không chẳng có ai coi là thật.

Thế nhưng tên Tương Can này lại coi là thật, hơn nữa tỏ ra vô cùng kích động.

Tào Bằng cười nói:

- Đại danh của Tử Dực, ta đương nhiên biết, trước đây ta theo gia huynh tới Hải Tây nhậm chức, từng nghe đến danh sĩ Lưỡng Hoài, tướng mạo của Tử Dực không tầm thường, rất có tài hùng biện, chỉ là đôi khi lại thật thà quá, khó tránh khỏi bị người khác lợi dụng, sau này vẫn nên cẩn thận thì hơn.

Vừa nghe thấy câu này, Pháp Chính chợt ngây cả người!

Xem ra, Tào Bằng đúng là biết người này.

Chẳng lẽ tên Tương Tử Dực thật sự có điểm phi phàm sao? Suy cho cùng, Tào Bằng đã nói ra ưu điểm của Tương Can, đồng thời cũng chỉ ra khuyết điểm của gã, còn bảo gã cẩn thận kẻo bị lợi dụng. Những lời này có hàm ý sâu sa, khiến Pháp Chính không khỏi kiêng nể Tào Bằng.

Tuy nhiên với thanh danh hiện giờ của Tào Bằng, việc giáo huấn Tương Can là có thừa.

Tương Can nghe những lời của Tào Bằng chẳng những không buồn bã mà trái lại vui vẻ khác thường, luôn miệng nói lời cảm tạ, bày tỏ mình nhất định sẽ cẩn thận hơn nữa.

Cứ như vậy, đoàn người trải qua bao phong trần mệt mỏi đi tới Tỷ Quy.

Trên đường đi cũng không gặp phải nguy hiểm nào, tuy nhiên khi đi qua Di Lăng, Tào Bằng đã gặp Vương Uy đang phụng mệnh trấn giữ Di Lăng.

Vương Uy là một trong một nghìn năm trăm kẻ sỹ Kinh Châu được đề bạt sau khi Tào Tháo nắm giữ Kinh Châu.

Phong quan Trung Lang Tướng, Giáo úy Kinh Môn.

Nhìn thì có vẻ chức vụ này không cao lắm.

Thế nhưng thực tế thì sao, lại là một vị trí được độc dẫn một quân, có quyền lực rất lớn. Di Lăng từ xưa là yếu địa nối liền Kinh Châu với Ba Thục. Vương Uy trấn giữ Di Lăng, không chỉ là giữ vững đại môn phía tây của Kinh Sở mà đồng thời phía nam còn có Di thủy làm bình phong, chống lại quân địch từ Trường Sa đến. Trong một tháng trước, Ngũ Khê Man nhiều lần tập kích Di Thủy nhưng đều bị Vương Uy phát giác và đánh tan, cũng vì thế được Tào Tháo rất coi trọng.

Tính ra, Vương Uy coi như là cùng một hệ với Tào Bằng.

Gã có chút tình nghĩa với Đặng Tắc, mà người trước đây nói Vương Uy sẽ ra hàng lại chính là Tào Bằng.

Cũng vì nguyên nhân này, sau khi Vương Uy quy hàng, không những không bị áp chế mà còn được Tào Tháo tin tưởng. Trước đây khi chưa quy hàng, Vương Uy còn không biết tầm ảnh hưởng của Tào Bằng như thế nào. Chỉ sau khi quy hàng, gã mới có thể cảm nhận thấy năng lượng to lớn của Tào Bằng trong phủ Thừa tướng.

Nghe nói, mười hai Tào trong phủ Thừa tướng có quan hệ vô cùng phức tạp với Tào Bằng.

Còn những tướng lĩnh dưới tay Tào Tháo hẳn là có quan hệ làm ăn chặt chẽ với Tào Bằng. Kể cả những người như Điển Vi, Hứa Trữ cũng liên thủ buôn bán với hắn. Những mâu thuẫn về lợi ích to lớn đã vô tình hình thành một mạng lưới khổng lồ, khiến Tào Bằng bình chân như vại dưới trướng Tào Tháo.

Nếu nói trước đây Vương Uy còn có chút thanh cao, kiêu ngạo.

Thì nay gã biết rất rõ, muốn thăng quan tiến chức nhanh phải ôm chặt lấy chân Tào Bằng.

Vì thế, khi Tào Bằng đến Di Lăng, Vương Uy rất nhiệp tình tiếp đãi, bày yến tiệc trên sông Trường Giang để thiết đãi đám Tào Bằng, Hoàng Trung.

Trong bức tiệc, Tào Bằng ngẫu nhiên hỏi tới chuyện của Ngũ Khê Man.

Vương Uy liền gượng cười đáp:

- Người Ngũ Khê Man từ trước tới nay chính là hiểm họa từ bên trong của Kinh Sở.

Thậm chí trước đây Phục Ba tướng quân là Mã Viện tự mình dẫn binh đi bình định, cũng chưa thể tiêu diệt hoàn toàn. Mấy năm gần đây, triều cương không thịnh, Ngũ Khê Man thừa cơ lên mặt. Cộng với chiến loạn liên miên trước đây, rất nhiều người trốn vào trong núi lánh nạn đã dần bị người Ngũ Khê Man đồng hóa, trở thành họa tâm phục.

Khi Lưu Kinh Châu còn sống, Hán Thăng tướng quân đã từng chinh phạt núi Hổ Đầu.

Nhưng kết quả…

Vương Uy không nói tiếp, khiến Tào Bằng sinh lòng hiếu kỳ mãnh liệt.

Hắn quay đầu nhìn Hoàng Trung, nghi ngờ hỏi:

- Trung Bá, kết quả thế nào?

Tuổi tác của Hoàng Trung lớn hơn Tào Cấp, nếu theo tập tục thời đó thì làm ông nội Tào Bằng cũng không oan uổng. Xuất phát từ sự tôn kính, Tào Bằng tôn Hoàng Trung làm thế phụ. Còn Hoàng Trung sau khi khuyên bảo không có tác dụng cũng không thể từ chối cách xưng hô này của Tào Bằng, nhưng lại gọi Tào Bằng là ‘Công tử’.

Cũng chính một tiếng ‘Thế phụ’ này khiến thái độ của Hoàng Trung đã thay đổi một trăm tám mươi độ.

Hoàng Trung từng có một đứa con nhưng bị chết yểu. Sau này, ông không có thêm đứa con nào nữa, nguyên nhân ư? Cũng không ai biết. Bề ngoài Hoàng Trung dường như không sao cả, nhưng trong lòng vẫn rất tiếc nuối. Tào Bằng gọi ông là thế phụ, giống như con ông vậy, khiến Hoàng Trung rất xúc động trong lòng. Từ sự cống hiến sức lực đơn thuần đến sự bảo vệ hiện giờ. Sở dĩ không chịu rời khỏi Hổ Báo kỵ, trong đó có nguyên nhân rất lớn cũng chính là một tiếng ‘Thế phụ’ này. Trong mắt hoàng Trung, Tào Bằng dường như không khác gì với con mình.

Nghe thấy Tào Bằng hỏi, Hoàng Trung gượng cười:

- Núi Hổ Đầu địa hình kéo dài, vô cùng phức tạp.

Trước đây ta từng dẫn bộ binh chinh phạt Trường Sa, nhưng một khi vào trong núi thì không còn trình tự nữa. Đám người Ngũ Khê Man đó rất giỏi tác chiến trong núi nên thương vong thê thảm nặng nề. Những tên này xuống núi làm thổ phỉ, về núi làm dân thường, căn bản không thể diệt trừ. Ta từng đề nghị với Cự Thạch công tử dùng cách dụ dỗ để chiêu hàng, nhưng hiệu quả không rõ lắm. Người Ngũ Khê Man tính tình thô bạo, hơn nữa còn cực kỳ giảo hoạt. Ta cũng có hơi kỳ lạ, Lưu Huyền Đức sao lại tin dùng đám Ngũ Khê Man đấy? Đúng rồi, còn một chuyện nữa, Công tử phải cẩn thận… Tiểu vương của Ngũ Khê Man tên là Sa Ma Kha, tuổi gần bằng Công tử… nhưng lại có thần lực, anh dũng phi phàm, sau này nếu gặp gã phải cẩn thận.

Sa Ma Kha sao?

Tào Bằng mơ hồ có ấn tượng với cái tên này.

Tên này hình như chính là hung thủ giết Cam Tự.

- Nếu có cơ hội, cũng muốn lĩnh giáo một chút.

Tào Bằng cười nhạt, không tiếp tục thảo luận về chuyện này nữa.

Đêm đó, mọi người thỏa thích trên sông mới quay về. Ngày hôm sau, Tào Bằng liền dẫn theo nhân mã tiếp tục khởi hành, lên đường đến Tỷ Quy.

Hai ngày sau, đoàn người đã tới Tỷ Quy.

Phía trước cũng có tin truyền đến, nói sứ đoàn Ích Châu đã xuất phát từ Cù Nhẫn, đang gấp rút tới Ngư Phục.

- Công tử có biết tên Trương Vĩnh Niên không?

Ngay lúc Tào Bằng chuẩn bị tiến vào huyện thành Tỷ Quy, Pháp Chính lại ngăn hắn lại hỏi.

Trương Vĩnh Niên cũng chính là sứ giả Ích Châu đi sứ tới Tương Dương lần này, tên là Trương Tùng. Nói thật, Tào Bằng cũng không hiểu nhiều lắm về tên này, chỉ là trong ký ức từ kiếp trước loáng thoáng có chút ấn tượng. Người này có tài xem qua là nhớ, hơn nữa có còn giỏi ăn nói, nhanh trí.

Nhưng ngoài điều này ra, không còn chút ấn tượng nào nữa.

Tuy nhiên, Trương Tùng và Pháp Chính không phải bằng hữu sao? Tào Bằng tròn xoe mắt nhìn Pháp Chính chăm chú. Có Pháp Chính ở đây, cần gì phải khen ngợi nữa?

- Không biết nhiều lắm.

Pháp Chính cười nói:

- Tên Vĩnh Niên này bề ngoài phóng đáng bất trị, thường khiến mọi người khinh rẻ. Nhưng thực tế y lại có tâm cơ sâu lắng, có chí lớn. Lúc trước ta ở Thành Đô nên có qua lại nhiều với Vĩnh Niên, vì thế biết được suy nghĩ của y. Hồi nhỏ Vĩnh Niên có tướng mạo quái dị nên tâm tư vô cùng mẫn cảm, lại rất tự trọng… Nếu người khác kính trọng y, y sẽ báo đáp gấp mười lần, còn nếu coi thường y sẽ toàn lực báo thù. Trước đây khi từ Tân Đô trở về Thành Đô nhận chức Hiệu cục quân nghị, đúng lúc vật giá ở Thành Đô tăng cao, cục diện hỗn loạn. Vĩnh Niên từng khuyên nhủ Lưu Quý Ngọc chú ý nhiều hơn, không ngờ Lưu Quý Ngọc không nghe theo. Vì thế y từng nói riêng với ta:

- Lưu Quý Ngọc không phải người có thể làm chuyện lớn, phải sớm úp sọt.

- Nói tiếp đi.

Tào Bằng tỏ ra rất bình tĩnh, trên mặt không hề biểu lộ vẻ mất kiên nhẫn.

Pháp Chính nói:

- Trước đây huynh trưởng Vĩnh Niên đi sứ chỉ là mưu cầu chức quan cho mình.

Thế nhưng lần này Vĩnh Niên tới, theo ta thấy còn định tìm minh chủ khác… Công tử đã có lòng… thì không thể lạnh nhạt với người này.

Tỷ Quy quá xa, không đủ để thể hiện thành ý của Công tử.

Ta cho rằng, trước mắt Công tử đến Vu huyện, sau đó sai người dọn sạch sẽ đường phố để nghênh đón Vĩnh Niên. Nhân cơ hội tiếp xúc với y, ta sẽ cung tiến cho Công tử, không biết ý Công tử thế nào?

Tào Bằng trầm tư suy nghĩ!

Nói thật, hắn không biết rõ trong lịch sử Trương Tùng rốt cuộc đã đi sứ mấy lần.

Có điều theo cách nói trong Diễn Nghĩa thì chỉ có một lần. Đó là việc diễn ra sau khi trận chiến Xích Bích kết thúc, Lưu Bị đã giành được bốn quận Kinh Nam. Nay đến đây, không biết Trương Tùng có mang theo “bản đồ địa hình Tây Xuyên” không? Theo Diễn Nghĩa ghi chép lại, Tào Tháo quả thực coi thường Trương Tùng, trong khi đó Lưu Bị lại khoản đãi Trương Tùng bằng nghi thức cực kỳ long trọng, khiến y vui lòng phục tùng dâng lên bản đồ Tây Xuyên. Nếu thế, lần này Trương Tùng đi sứ chắc hẳn sẽ mang theo bản đồ. Cho dù không có bản đồ, chẳng phải Pháp Chính đã nói, Trương Tùng thực ra sớm có ý định làm phản… Kết giao với nhau, không phải không thể thử, cũng chỉ cần vài bước mà thôi.

Nghĩ đến đây, Tào Bằng cũng đã đưa ra quyết định.

- Đã như vậy, chúng ta lập tức lên đường tới Vu huyện.

Hắn kêu Tỷ Quy trưởng đến yêu cầu lão chuẩn bị kỹ, dọn dẹp đường phố để nghênh tiếp sứ đoàn đến. Để bảo đảm không có bất trắc xảy ra, Tào Bằng vẫn giữ Tương Can lại, để y phụ trách giám sát. Sau đó, đội quân lại lên đường tới Vu huyện. Pháp Chính cũng vô cùng vui mừng trước quyết định này của Tào Bằng. Y sở dĩ vui không vì cái khác mà vì sự coi trọng của Tào Bằng với y. Y bụng đầy kinh luân, điều tìm kiếm chẳng phải chỉ mong có chủ công xem trọng y sao? Mà nay, Tào Bằng có thể vì một câu nói của y mà thay đổi hành trình, chứng tỏ sự coi trọng như thế nào. Nếu nói trước đây Pháp Chính vẫn còn giữ ý nghĩ mượn đường đi của Tào Bằng để phục vụ cho Tào Tháo, nhưng giờ y đã có chút thay đổi.

Bên cạnh Tào Tháo là những người như thế nào?

Trình Dục, danh sĩ Nghiêu Châu; Giả Hủ, danh sĩ Cô Tang.

Hai người này có kinh nghiệm thâm hậu, người thường không thể sánh được. Tuân Úc, Tuân Du càng khỏi phải nói! Xét về năng lực, tài học, xuất thân thì không có mấy người dưới trướng Tào Tháo có thể so sánh với hai người này. Đó là hào môn Toánh Xuyên, xuất thân nhà dòng dõi Nho học. Duy chỉ có mình Quách Gia nhìn có vẻ không có nền tảng mạnh lắm, tuổi dù còn nhỏ nhưng đã đi theo Tào Tháo mười mấy năm rồi.

Mười mấy năm ư!

Mười mấy năm vẫn được Tào Tháo trọng dụng.

Chức vụ mặc dù không cao nhưng mưu lược hơn người, là cố vấn tài trí của Tào Tháo.

Pháp Chính mặc dù năng lực không hề thua kém năm mưu chủ đó, nhưng muốn vượt qua bọn họ, đâu có dễ?

Thà ở bên giúp đỡ Tào Bằng còn hơn tranh đấu cái vị trí đó đến mức đầu rơi máu chảy… Ít nhất, Tào Bằng không phải hạng người bạc tình bạc nghĩa, cũng sẽ không bạc đãi mình.

Sự thay đổi trong suy nghĩ của Pháp Chính, Tào Bằng cũng không rõ lắm.

Mất một ngày một đêm bọn họ đã tới ngoài thành Vu huyện. Vu huyện trưởng nhận được tin từ lâu, đã ra thành chào đón. Sau khi hỏi han, Tào Bằng mới biết sứ đoàn Ích Châu đã tới huyện Ngư Phục. Theo hành trình, chạng vạng tối mai sẽ tới địa giới của Vu huyện. Tào Bằng nhìn sắc trời sắp tối, trầm ngâm một lát hắn lập tức nói với Vu huyện trưởng:

- Truyền lệnh của ta, triệu tập dân chúng toàn thành suốt đêm dọn dẹp đường phố.

Nói với bọn họ, tất cả những người được triệu tập từ nay về sau được miễn trừ lao dịch năm sau.

Trung Bá, ngươi dẫn người tới đình mười dặm đóng quân, đợi sứ đoàn tới; Hiếu Trực dẫn bộ binh đến Châu Giới đón đoàn của Trương Vĩnh Niên.

Với tính khí của Hoàng Trung, chắc chắn sẽ không làm chuyện đi nghênh đón người khác.

Nhưng những lời này được nói ra từ miệng Tào Bằng, Hoàng Trung lại cảm thấy hoàn toàn chính đáng.

- Chuyện nào có đáng gì, ta sẽ đi thu xếp.

Hoàng Trung dẫn một đội binh mã thẳng tiến đến tiếp quan đình mười dặm. Còn Tào Bằng được Vu huyện trưởng dẫn đường tiến vào huyện thành của Vu huyện.

Đêm đó, Vu huyện trưởng triệu tập lao dịch, lệnh cho dân chúng quét dọn đường phố, rửa sạch những nơi ô uế.

Có mệnh lệnh của Tào Bằng, dân chúng Vu huyện cũng không có ý kiến gì, ra khỏi nhà suốt đêm cầm đuốc dọn dẹp, náo nhiệt cho đến khi trời sáng.

Tào Bằng ngồi trong nha huyện của Vu huyện nhưng không hề nghỉ ngơi.

Hắn đang suy nghĩ xem nên giải thích chuyện này thế nào với Tào Tháo:

- Nay Tào Tháo công chiếm U Châu, giành lấy Kinh Châu, có thể nói là vô cùng hài lòng. Hơn nữa, Tào Bằng cũng biết, Tào Tháo cực kỳ ác cảm với lòng tham vô đáy của Ích Châu, nếu Trương Tùng đến, chưa chắc y đã vui vẻ với Trương Tùng.

Thế nhưng, tên Trương Tùng này lại chính là mấu chốt đoạt lấy Ích Châu.

Tào Bằng nhắm mắt lại, suy nghĩ thật lâu, cuối cùng quyết định bẩm báo với Tào Tháo tính nghiêm trọng của việc này bằng cách viết thư. Tuy nhiên nên dùng giọng điệu thế nào để viết bức thư này đây? Tào Bằng ngồi cạnh thư án, không ngừng đắn đo cách dùng từ, mãi đến khi trời sáng mới viết xong bức thư.

Sau đó, hắn sai người đi với tốc độ sáu trăm dặm, gấp rút đưa thư tới Tương Dương.

Chỉ hy vọng Tào Tháo nhận được bức thư này xong sẽ thay đổi thái độ, coi trọng đoàn người của Trương Tùng…

Nếu thật sự không thể thay đổi thái độ của Tào Tháo thì chỉ mong đợi vào Trương Tùng. Dù cuối cùng Trương Tùng quyết định thế nào thì Tào Bằng quyết không cho phép y câu kết với Lưu Bị.

Làm xong công việc, Tào Bằng cuối cùng cũng thấy được nhẹ nhõm.

Hắn dặn dò Vu huyện trưởng rồi quay về phòng nghỉ ngơi, cũng để dưỡng đủ tinh thần đón đoàn người của Trương Tùng đến. Hắn ngủ một mạch đến qua giờ ngọ, sau đó Vu huyện trưởng phái người tới gọi Tào Bằng dậy. Tào Bằng rửa mặt và ăn một chút. Đang ăn hắn liền nghe thấy ngoài hành lang có tiếng bước chân gấp gáp, tiếp theo đó cánh cửa mở ra, vị Vu huyện trưởng bước vào phòng:

- Khởi bẩm Đại đô đốc, việc lớn không hay rồi… Hoàng lão tướng quân đang đánh nhau với người của sứ đoán Ích Châu ở tiếp quan đình.

- Hả?

Tào Bằng nghe thế cũng hoảng hốt.

- Lập tức chuẩn bị ngựa cho ta.

Hắn cũng chẳng còn lòng dạ ăn uống gì, với chiếc áo bào bằng bông rồi lao ra khỏi phòng.

Đã có binh dẫn chuẩn bị sẵn ngựa, Tào Bằng xoay người lên ngựa, giật dây cương, lao thẳng đến tiếp quan đình.

Có điều, Tào Bằng vẫn hơi nghi hoặc trong lòng. Hoàng Trung không phải lại người không biết nặng nhẹ, lão nên biết bản thân mình đang mưu đồ cái gì, tại sao còn muốn đánh nhau với sứ đoàn Ích Châu? Hơn nữa, lúc này hắn cũng nghĩ tới một việc. Khi Vu huyện trưởng bẩm báo với hắn có nói là Hoàng Trung đã đánh nhau với người trong sứ đoàn Ích Châu… ý là cùng người trong sứ đoán đánh nhau chứ không phải đã đánh người của sứ đoàn. Nói cách khác, trong sứ đoàn Ích Châu này có người ngang tài với Hoàng Trung.

Hoàng Trung là người như thế nào?

Là thượng tướng ngũ hổ Thục Hán!

Sáu mươi tuổi vẫn có thể đánh bất phân thắng bại với Quan Vũ.

Còn hiện giờ Hoàng Trung vẫn chưa đến sáu mươi, tinh khí thần còn mạnh hơn lúc sáu mươi tuổi rất nhiều. Ngay cả Triệu Vân cũng nói, muốn phân thắng bại với Hoàng Trung phải trên ba trăm hiệp trở lên. Còn trước mắt, trong sứ đoàn Ích Châu lại có người có thể địch được với Hoàng Trung, tuyệt đối không phải kẻ đầu đường xó chợ.

Đầu óc hắn xoay chuyển rất nhanh, Tào Bằng cẩn thận nhớ lại các đại tướng của Thục.

Đất Tây Xuyên này, những nhân vật có tiếng tăm có thể đếm được trên đầu ngón tay… Trương Nhậm, Lôi Đồng, Lãnh Bao? Đúng rồi, còn cả lão tướng Nghiêm Nhan!

Rốt cuộc là ai đã hộ tống sứ đoàn đến đây?

Tào Bằng không khỏi hiếu kỳ trong lòng…

Người còn chưa đến tiếp quan đình nhưng đã nghe thấy tiếng la giết từ phía đó vang đến.

Trên quan đạo, hai đội nhân mã đứng hai bên đường, hai viên đại tướng cưỡi ngựa xoay tròn trên quan đạo, khó phân thắng bại. Một người trong đó là Hoàng Trung, cưỡi con ngựa Hoàng Phiếu, tay lão cầm đại đao Long Tước, miệng liên tục gào thét, ánh đao lấp lánh, đao vân quay cuồng, khí thế kinh người; Còn tướng lĩnh Ích Châu đanh đánh với Hoàng Trung trông tuổi tác không kém lão là bao.

Cũng khoảng trên năm mươi tuổi, râu dài trắng tung bay dưới cằm.

Lão ta cưỡi con Tử Hoa Lưu, tay cũng cầm đại hoàn Long Tước trăm luyện vô cùng sắc bén. Đối mặt với sự tấn công hung mãnh của Hoàng Trung, viên lão tướng này không hề sợ hãi, vung đao đỡ lấy. Hai người xoay tròn chém giết ở chính giữa quan đạo, khó phân thắng bại. Tuy nhiên có thể thấy, viên lão tướng Ích Châu dường như không phải là là đối thủ của Hoàng Trung. Mặc dù nhìn bên ngoài thì hai người sàn sàn như nhau, nhưng khí thở của viên lão tướng có phần hỗn loạn.

Quả nhiên là lão!

Tào Bằng nhìn thấy rõ viên lão tướng đó, lập tức nhớ ra thân phận của đối phương.

Cũng đúng lúc này, Hoàng Trung đột nhiên biến ảo thế đao, đại đao trong tay như nặng nghìn cân, lúc nhanh lúc chậm, chém về phía viên lão tướng kia. Lão ta bất ngờ không kịp trở tay, mắt thấy không thể cản được liền nghiến răng giơ đao lên đỡ.

Tào Bằng biết đao này của Hoàng Trung tên là Liên sơn cửu chuyển.

Giải thích chính xác là từ bí quyết chữ ‘Mạt’ của đao pháp chuyển hóa thành, đao này nối tiếp đao khác vun vút, uy lực vô cùng.

Tào Bằng không dám chậm trễ, phóng ngựa phi nhanh đến.

- Hán Thăng tướng quân, Nghiêm lão tướng quân, đều là người một nhà cả, xin chớ động binh khí.

Cùng lúc đó, ngựa đã tới trước trận, trong đội ngũ sứ đoàn Ích Châu lập tức có một tên tiểu tướng lao ra, phóng ngựa cầm thương, lớn tiếng quát:

- Ngươi muốn lấy số đông ức hiếp bọn ta hả?

Nhưng Tào Bằng không thèm để ý tới tên tiểu tướng đó, đột nhiên chuyển động thân người trên ngựa, tay phi ra mấy đường hào quang bay lả tả.

Thiết lưu tinh mang theo sức mạnh ghê gớm, gào thét lao đi. Tên tiểu tướng sợ hãi tới mức vội vàng né tránh, còn trên chiến trường, Hoàng Trung và viên lão tướng kia giơ đao ra chắn, né được thủ pháp ám khí của cửu tinh bôn nguyệt từ Tào Bằng.

Hoàng Trung thúc ngựa quay về, viên lão tướng kia cũng ghìm ngựa vung đao, giận giữ quát:

- Người vừa đến là ai?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.