- Đúng rồi... Mạch Nhân! Ngươi có biết tại sao ta biết được huyện này không? Ha ha! Đúng ra thì phải cảm tạ lão quỷ của nhà ngươi. Năm đó y không chịu ở lại Lạc Dương thật là đạo đức. Ta nói cho ngươi biết, sở dĩ cha ngươi trở về thứ nhất cũng không phải là vì danh dự, thứ hai cũng không phải vì thiếu tiền bạc mà nguyên nhân thật sự do y tìm được bí lục về kho báu ở Hải Tây. Y vội vã từ Lạc Dương về chủ yếu là muốn mở cái kho báu này.
- Cái gì?
- Con của ta. Đáng tiếc là y không có duyên mà lại làm lợi cho lão tử. - Vương Thành nói tới đây thì cười ha hả.
Mạch Nhân tức giận tới mức nổi điên, đột nhiên định vùng ra khỏi tay đám binh lính nhưng vẫn bị giữ chặt.
- Đức hạnh tuyệt vời, khí tiết xuất chúng?
Vương Thành cười lạnh rồi hừ một tiếng.
- Cái đức hạnh của cha ngươi so với đám trộm cướp chúng ta thì có kém gì?
Mạch Nhân tức tới nỗi thở hồng hộc nhưng không làm gì được Vương Thành.
- Ngươi đẩy con cá vào bên trong là được.
Phùng Siêu gật đầu rồi dùng sức đẩy mạnh con cá, sau đó rút tay ra.
Chỉ nghe tiếng cơ quan vang lên, con nghê bắt đầu từ từ chìm xuống. Cùng lúc đó, hai bên bức tường đá rung động khiến cho một đám bụi bộc lên, để lộ một cái hình Thái Cực trên bức tường. Thái cực đồ xoay chuyển khiến cho tường đá rung rinh rồi từ từ nâng lên cao.
Trường Văn không nhịn được thốt lên:
- Hay thật.
Cho dù là Tào Bằng thì cũng phải khen thầm. Thuật máy móc của cổ nhân đúng là rất cao minh. Đối với sự sáng tạo gần như không tưởng này thì cho dù là công nghệ cao đời sau cũng chỉ thường thôi.
Bức tường đá từ từ nâng lên khiến cho một làn gió thổi ra. Đám người Tào Bằng vội vàng lui lại mấy chục bước, lấy tay che kín miệng.
Một căn phòng đá khổng lồ xuất hiện trong tầm mắt của mọi người. Chính giữa căn phòng đá có một cái ao. Diện tích của cái ao rất lớn, chính giữa đứng sừng sững một ngọn núi. Ngoại trừ điều đó ra thì không còn bất cứ một thứ gì khác.
- Đây là cái gì?
Trần Đăng bước vào trong thạch thất mà ngạc nhiên. Y nhìn ngọn núi cao gần bốn trượng, đường kính ước chừng năm trượng mà như nằm mộng. Đây chính là kho báu của Hải Tây sao?
Không hề có cảnh vàng bạc chất đống lấp lánh ánh sáng mà chỉ có một ngọn núi và ba cái ao? Đây chính là kho báu của Hải Tây?
- Nhớ năm đó khi muội muội của Lý Quảng Lợi được sủng ái thì y được Vũ Đế coi như tâm phúc.
Nét mặt Vương Thành vẫn thản nhiên mà giải thích:
- Mỗi lần phong thưởng cho y ít nhất đều có tới trăm vạn, ngàn vạn tiền. Mà Lý Quảng Lợi lại là cao thủ vơ vét của cải. Thời điểm Hải Tây dựng nước y gần như vơ vét tất cả của cải ở Hải Tây vào người mình. Y dựa vào Hải Tây, chiếm cứ lưỡng Hoài, lại có thêm ưu thé gần biển để buôn bán. Sau đó y còn đặt tất cả của cải vào kho trong phủ. Có bản ghi chép nói rằng năm đó Lý Quảng Lợi giàu ngang một nước. Tuy nhiên số của cải đó khi xét nhà lại không phát hiện ra.
- Ý ngươi nói là...
Trần Đăng nghe thấy vậy thì ngẩn người, quay đầu nhìn Vương Thành. Tào Bằng đột nhiên nhớ ra điều gì đó:
- Ta nhớ trong một quyển sách có tên Hải Tây dật văn lục từng ghi lại rằng có một lần Lý Quảng Lợi mời khách và bạn sau đó so tiền với nhau. Trong bữa tiệc đó, y từng kiêu ngạo nói rằng ta có núi tiền ngũ tranh, gom cả tiền tài thiên hạ... Đó có phải là ngọn núi này không?
Người đứng ở đây đều không phải là kẻ ngu thì làm sao mà không hiểu ý của Tào Bằng?
Trước mắt là một ngọn núi thật hay là do tiền chồng chất mà thành núi?
Một ngọn núi lớn thế kia không biết phải dùng bao nhiêu tiền mà chất mới thành?
Trần Đăng không khỏi hít một hơi.
Tất cả mọi người đều không kiềm chế được mà bước tới vây xung quanh ngọn núi để xem.
Vương Thành đột nhiên tới bên cạnh Mạch Nhân mà cười nói:
- Con của ta! Làm cha của ngươi bao nhiêu năm, ta quyết định cho con một sự ngạc nhiên.
- Ngươi...
- Theo ta đi.
Thừa dịp mọi người không để ý, Vương Thành dẫn Mạch Nhân tới bên cạnh một cái ao.
Diện tích của cái ao này so với cái ao chứa ngọn núi kia thì kém xa, hơn nữa nước ao lại màu đen, không thể nhìn rõ trong đó có thứ gì.
- Đây là cái gì?
- Năm đó, Lý Quảng Lợi không chỉ có tiền ngũ tranh mà còn có nhiều bảo ngọc quý hiếm khác. Y mang hết của cải lấp vào trong hai cái ao này. Không biết bao nhiêu năm qua, bảo ngọc quý hiếm có còn ở đó không?
- Có thật không?
Mạch Nhân nghe thấy vậy thì hơi động tâm. Y vốn là người yêu tiền nên vừa rồi khi nhìn thấy ngọn núi đó đã động tâm. Tuy nhiên y cũng biết rằng nó không tới phần của mình. Nếu Trần Đăng đã có mặt ở đây thì làm sao tới lượt y?
Có điều bản thân là một người tham lam, vì vậy mà y cúi đầu xuống định nhìn cho rõ trong ao có gì không? Nào ngờ khi y vừa mới cúi mình xuống thì trong nháy mắt Vương Thành nở nụ cười dữ tợn. Gã đột nhiên nhào tới, hai tay nắm lấy lưng áo Mạch Nhân.
- Ngươi định làm gì.
- Con của ta. Theo ta đi tìm bảo vật nào.
Vương Thành cười ha hả, ôm lấy Mạch Nhân mà ngã xuống ao. Ngay lập tức cái ao như sôi lên. Mạch Nhân kêu lên một tiếng thảm thiết, trang phục của y nhanh chóng bị ăn mòn.
Nước đen trong cái ao đó hiển nhiên là có tính ăn mòn rất cao.
Vương Thành ôm chặt lấy Mạch Nhân để mặc cho y giẫy dụa, cố trồi lên.
Mặt đất xung quanh cái ao bị những giọt nước bắn lên làm bốc lên một làn khói trắng.
"Đây là a xít?"
Tào Bằng vội vàng hét lên:
- Mọi người cẩn thận, không được tới gần.
Phan Chương dẫn vài tên lính đang định chạy tới cứu, nghe thấy Tào Bằng nói vậy liền dừng lại. Chỉ thấy trên mặt đất bị mấy giọt nước đen ăn mòn mà xuất hiện mấy cái hố. Phan Chương nuốt nước bọt, sắc mặt trắng bệch.
Mạch Nhân ở trong ao vùng vẫy một lúc rồi từ từ im lặng.
Đám người Trần Đăng hoảng sợ nhìn hai cái thi thể trong ao đang từ từ chỉ còn xương tráng mà hoảng sợ. Còn Phùng Siêu thì hết sức bình tĩnh, mà Tào Bằng chỉ hơi nheo mắt lại.
- Y...
- Chắc Tiết Châu tự biết mình khó lòng thoát chết đồng thời không muốn bỏ lại ái tử cho nên...
Trường Văn đột nhiên mở miệng, nhưng không ai dám nói vào.
- Trần thái thú khi lấy bảo vật ra phải chú ý cái ao này. Ta đoán rằng trong ao nhất định còn có thứ gì đó nên Lý Quảng Lợi mới dùng thứ chất độc này để bảo vệ nó. Xem ra, trong một sớm một chiều khó có thể lấy ra được.
Đặng Tắc không nhịn đươc lên tiếng khiến cho những người khác cũng gật đầu theo.
Sự cố bất thình lình làm cho Trần Đăng mất đi tâm trạng vui vẻ vì tìm thấy kho báu.
- Chúng ta ra ngoài thôi.
Y im lặng, xoay người ra khỏi căn phòng. Cái truyền thuyết lưu truyền ba trăm năm, cuối cùng hôm nay cũng được vén màn bí mật. Tuy nhiên vì cái truyền thuyết đó mà có bao nhiêu người mất mạng?
Tào Bằng đi tới bên cạnh Phùng Siêu, vỗ vỗ bờ vai của y:
- Đi thôi... Có lẽ đối với chúng ta mà nói thì đây là một kết quả tốt nhất.
Với thân phận của Mạch Nhân, muốn trị y tội chết cũng không phải là chuyện dễ. Cho dù như thế nào thì y cũng là nhân vật nổi tiếng ở Hải Tây. Cho dù có buôn bán muối lậu, thậm chí cấu kết với hải tặc giết chết quan lại thì sao?
Tất cả cũng chỉ là điều mà Tào Bằng suy đoán, trong tay hắn không có bằng chứng xác thực. Cho dù có chứng cớ thì cũng không tể nào dồn được Mạch Nhân vào chỗ chết, chưa nói y không có chút chứng cớ nào.
Trong phút chốc, Tào Bằng như hiểu được câu nói của Vương Thành trước đó: “Ta giải quyết rắc rối cho ngài, ngài giúp ta chăm sóc ba vạn người kia.”
Có lẽ Mạch Nhân chính là sự rắc rối lớn nhất của Đặng Tắc ở Hải Tây. Hiện giờ Mạch Nhân đã chết. Mối thù của Phùng Siêu đã được báo, Đặng Tắc tiến hành đồn điền cũng không có gì trở ngại.
Bởi vì Mạch Nhân đã chết thì quan lại ở Hải Tây không còn gì phải lo. Đặng Tắc và chín vị chủ sự phối hợp đủ để thực hiện việc đồn điền ở Hải Tây.
Khi lợi ích tăng lên, cuối cùng bọn chúng cũng đành phải cúi đầu với Đặng Tắc.
Mà tất cả những chuyện này đối với Tào Bằng dường như không liên quan.
Hắn bắt đầu suy nghĩ việc Trần Đăng yêu cầu mình tới huyện Quảng Lăng.
Sau khi đi ra khỏi tòa nhà hình tháp, Đặng Tắc lệnh cho Phùng Siêu dẫn người tới bảo vệ nơi này.
Còn đám người Trần Đăng thì đi theo Đặng Tắc trở về huyện nha để nghỉ ngơi.
Đặng Tắc trình bày toàn bộ tình hình của Hải Tây cho Trần Đăng biết. Hơn nữa, y còn thẳng thắn nói mục đích y cần lập đồn điền ở Hải Tây.
Lấy đồn điền để đổi với con đường muối?
Hợp pháp hóa việc buôn lậu muối?
Nghe ra thì việc này dường như làm trái nhưng Trần Đăng cũng phải thừa nhận rằng đối với tình hình trước mắt thì đây là phương án tốt nhất cho Hải Tây.
Tào Bằng chỉ biết cười trừ:
- Cho dù đệ có nói thì tỷ phu có thời gian ăn không?hI
- Chuyện này... - Đặng Tắc cũng bật cười.
Lời nói của Tào Bằng rất thật. Mấy hôm trước, Đặng Tắc gần như làm việc liên tục không có thời gian trống. Lúc đầu, hắn ở Hứa Đô thì giúp Điển Vi luyện binh rồi sau đó lại tới Hải Tây gặp phải bao nhiêu chuyện khó khăn. Nếu như không giải quyết được chuyện hải tặc thì không chừng hiện giờ hắn vẫn còn phải lo lắng đề phòng. Cho dù có thế nào thì từ khi tới Hải Tây đến nay, dường như chỉ có hôm nay là nhẹ nhàng nhất.
- Thúc Tôn!hI Ngươi chuẩn bị thực hiện đồn điền ta cũng không phản đối. Tuy nhiên có hai chuyện ngươi phải đồng ý với ta. Thứ nhất ngươi không thể cưỡng ép chuyện đồn điền, mà phải do mọi người tự nguyện. Huyện Hải Tây trong những năm qua gặp nhiều tai nạn, hiện giờ vất vả lắm mới ổn định được, ta không hy vọng nó lại rơi vào đau khổ... Hơn nữa việc này đối với ngươi cũng không có gì không tốt. Mặc dù Hải Tây không rộng lớn lắm nhưng người ở Quảng Lăng rất rắc rối. Nếu như bọn họ liên hệ với nhau mà ngươi lại cưỡng ép mở rộng tạo nên thanh danh không tốt thì sau này đối với ngươi mà nói cũng không ổn lắm.
Những lời nói đó của Trần Đăng cũng là vì suy nghĩ cho Đặng Tắc. Đặng Tắc cũng không còn là đứa trẻ con nên làm sao không hiểu được ý tốt của Trần Đăng?Nh
- Xin Trần thái thú cứ yên tâm. Hạ quan sẽ lưu tâm làm việc.
- Còn chuyện thứ hai....
Không để cho Trần Đăng nói xong, Trần Quần đã ngắt lời.
- Nguyên Long huynh!hI Công việc của các ngươi thì chọn chỗ nào đó mà nói. Trước món ngon thế này và ngươi còn có tâm nói tới công việc thì đúng là giết chết bữa ăn... Đến đây nào Thúc Tôn. Uống rượu.
- Thật ra có một số việc các ngươi cũng biết rằng ta không tiện nói. Nhưng ta phải nhắc nhở cho các ngươi rằng các ngươi thiết lập con đường muối, để cho việc buôn bán muối được hợp pháp hóa ở Hải Tây trước mắt mà nói thì đúng là biện pháp tốt. Nhưng như vậy các ngươi sẽ bị một số người căm ghét. Các ngươi khống chế con đường muối trong tay chỉ sợ...
- Mi gia ở Đông Hải?hM
- Cái này..
Trần Đăng không ngờ Tào Bằng lại nói thẳng ra như vậy.
"Ai!h Đúng là thanh niên xốc nổi!Nh"
- Dù sao thì Mi gia Đông Hải cũng đã kinh doanh nhiều năm, Mi Chúc cũng không phải là một người đơn giản. Hiện giờ tuy hắn không những tay vào chuyện trong gia tộc nhưng trên thực tế Mi gia ở Đông Hải vẫn là một lực lượng rất mạnh trong tay Mi Chúc. Lúc trước, quận Đông Hải cũng muốn xử lý Mi gia nhưng kết quả là phải thê thảm mà chuyển đi. Mi gia có buôn muối lậu, cũng có người đỡ lưng. Nếu các ngươi phong tỏa con đường muối ở Hải Tây thì sẽ bị Mi gia trả thù.
Lời nói của Trần Đăng thật ra ẩn chứa một ý. Nếu Mi Chúc ra tay trả thù thì cho dù gã có là thái thú Quảng Lăng thì cũng không tiện ra tay giúp đỡ.
Ngẫm lại thì chuyện đó cũng hết sức đơn giản.
Tổ tiên Mi gia buôn bán muối lậu, nắm chặt con đường muối ở lưỡng Hoài trong tay nhiều năm cũng là có lý do của nó. Quảng Lăng đúng là nơi lưỡng Hoài làm sao không có người của Mi gia?hM Nếu Đặng Tắc khống chế con đường muối chắc chắn sẽ động chạm tới lợi ích của rất nhiều người. Tới lúc đó, Trần Đăng cũng không thể giúp Đặng Tắc được nhiều lắm. Cho dù Trần Đăng cũng tán thành với việc khống chế con đường muối.
- Chuyện này hạ quan đã có tính toán.
- Tính gì?h
- Trước khi ta rời khỏi Hứa Đô từng nghe người ta nói Tào công sử dụng việc binh điền?gh
- Binh điền?h
Đặng Tắc gật đàu:
- Ta định theo phương pháp của Tào công để cho thương điền và binh điền song song... Vào ngày vụ mùa, nông nhàn thì luyện binh...đây chính là ngụ binh ư nông (1). Binh nông kết hợp chỉ cần có thể vượt qua mùa thu thì cho dù Mi gia có lợi hại tới mấy ta cũng không sợ họ.
- Ngụ binh ư nông?h Binh nông hợp nhất?h
Trần Quần đặt đũa xuống, nhìn Đặng Tắc mà nói nhỏ:
- Chẳng lẽ Thúc Tôn là người của pháp gia?hI
- A?gh
- Phương pháp ngụ binh ư nông hoàn toàn giống với nhà Tần thời đó. Tào công sử dụng binh điền có lẽ không bị người ta công kích. Nhưng nếu như Thúc Tôn mà thực hiện việc đó chắc chắn sẽ dẫn tới tranh luận. Theo ý kiến của ta thì ngươi có thể thi hành chính sách binh điền, có điều lấy thương điền là chính còn binh điền thì giấu trong đó đồng thời, ngươi phải nhanh chóng gửi sách lược tới Hứa Đô xin Tào công đồng ý. Nếu không thì chắc chắn ngươi sẽ gặp phiền toái.
Ý kiến của Trần Quần làm cho Đặng Tắc bừng tỉnh. Gã quay đầu lại nhìn Tào Bằng thì thấy Tào Bằng gật nhẹ đầu.
Đặng Tắc là một người tu luật pháp thì làm sao không hiểu được chuyện đó. Phương pháp binh điền dấu trong thương điền thật ra cũng là lời đề nghị của Tào Bằng.
Trong thời kì Tam quốc đúng là từng có việc binh điền, hơn nữa còn do Tào Tháo làm.
Có điều hiện giờ việc thực hiện dân điền vừa mới bắt đầu còn chưa được hai năm cho nên binh điền còn chưa xuất hiện.
Còn về việc Tào Tháo có đưa ra khái niệm binh điền hay không thì Tào Bằng cũng không biết rõ lắm. Nhưng hắn biết nếu muốn thuyết phục Đặng Tắc làm binh điền thì cũng đánh trúng ý của Tào Tháo. Trần Quần nói đúng, nếu tự ý thi hành binh điền, làm không tốt sẽ bị Tào Tháo hoài nghi. Dù sao thì Tào Tháo trong lịch sử nổi danh là một người đa nghi. Binh nông kết hợp nếu làm không tốt sẽ khiến cho Tào Tháo nghi nghờ.
"Có lẽ mình suy nghĩ vẫn còn đơn giản. Đúng là phải thượng tấu về Hứa Đô."
Đặng Tắc bưng chén rượu lên:
- Trường Văn!hM Đa tạ.
- Việc Hữu Học tới Quảng Lăng...
Trần Quần đột nhiên nhắc lại chuyện xưa.
Tào Bằng hơi chun mũi, hỏi:
- Không biết tại sao Trần thái thú lại muốn triệu ta tới đó?hI
- Cái này thật ra không dám giấu diếm. Đây không phải là ý của ta mà là của gia phụ.
- Đây là ý của Trần Công?h
- Đúng vậy.
Tào Bằng ngây người. Hắn có thể xác định rằng bản thân cùng với Trần Khuê không hề có liên hệ. Đang yên đang lành, Trần Khuê lại triệu hắn tới đó làm gì?h
- Trần công triệu kiến tại hạ muốn dùng vào việc gì?hh
- Chuyện này thì gia phụ không nói. Chỉ nói là tận lực mời bằng được Hữu Học tới Quảng Lăng.
Lần này Tào Bằng đúng là có chút hồ đồ.
- Trần thái thú!h Nếu như ta không đồng ý, chuyện này để cho tại hạ suy nghĩ thêm có được không?h
- Tất nhiên là có thể. Có điều ngươi nên quyết đoán sớm.
Tào Bằng và Trần Đăng nói tới đó là chấm dứt.
Mọi người lại nâng ly rồi cạn chén. Ước chừng hết khoảng sáu cân thịt dê núi thì mới cảm thấy mỹ mãn.
Trong đó một mình Tào Bằng đã ăn gần hai cân. Từ khi hắn ở Hạ Bì đột phá, cốt cách sinh trưởng rất tốt, hơn nữa sức ăn cũng từ từ trở nên kinh người. Không chỉ có hắn mà Vương Mãi cũng vậy. Vương Mãi tự mình nói hiện giờ gã có thể ăn một lần mười cái bánh, gần hai ba cân. Sức ăn kinh người như vậy càng tăng thêm sức khỏe cho họ. Sau khi ăn no, Tào Bằng liền dẫn hai tên tùy tùng đi tới chợ Bắc bàn bạc với đám người Vương Mãi và Đặng Phạm.
Ngày hôm sau, Trần Đăng quay trở về. Giống như khi tới, lúc quay trở về y cũng hết sức lặng lẽ.
Có điều Trần Quần vẫn ở lại. Y ở lại Hải Tây, nói rõ là muốn ăn đồ ăn của Tào Bằng.
Đối với chuyện này, Tào Bằng cũng chẳng từ chối. Cái đạo lý có thêm một người bạn, Tào Bằng hiểu rất rõ. Kiếp trước, bản thân hắn giao lưu rất hẹp vì vậy vào những lúc quan trọng chỉ có một mình một súng làm việc, cuối cùng dẫn tới cảnh nhà tan cửa nát. Tới đời này, Tào Bằng cố gắng thay đổi tính cách của mình, cố gắng kết giao với mọi người để hòa nhập vào cùng với thời đại.
Trần Quần cũng là một người rất giỏi kết giao. Hơn nữa, gã không có cái kiểu quần áo lụa là của con nhà thế gia. Mặc dù trong xương tủy có một sự kiêu ngạo nhưng cũng còn phải xem kết giao với người nào.
Chẳng hạn như khi đối mặt với đám người Hoàng Chỉnh, Phan Dũng, Trần Quần thường thường chẳng thèm để ý.
Nhưng quay đầu lại, lúc nói chuyện với đám người Bộc Dương Khải thì y thể hiện một sự nho nhã. Còn khi ở một chỗ với Tào Bằng, Trần Quần giống như một lão tham, hơn nữa rất hoạt bát. Việc kết giao đối với Trần Quần thì ở đời sau chỉ dùng một từ "thích"
Trần Quần có học thức hơn người, thông kim bác cổ. Cái gì gã cũng có thể nói nhưng đều có chừng mực. Tào Bằng rất ít khi nghe thấy gã bình luận về thời cuộc. Phàm những khi đề cập về triều đình, Trần Quần đều sử dụng cách thứ đưa đẩy khéo léo để cho qua. Hơn nữa, gã cũng không nói tới Lưu Bị, chẳng nói tới Lã Bố mà chỉ nói một chút phong thổ. Nếu như có người nào suy nghĩ thật sâu xa thì sẽ phát hiện trong lời nói của Trần Quần rất thâm sâu.
Y ủng hộ quân tào. Đối với chuyện này Tào Bằng biết rõ trong lòng những cung không nói.
(1); Ngụ binh ư nông: Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam, phải gia nhập quân ngũ.
Lực lượng cấm quân chuyên bảo vệ cung điện của nhà vua, đóng xung quanh kinh thành, gọi là thiên tử binh, còn lực lượng quân tại các địa phương gọi là lộ quân hay sương quân. Triều đình chia số quân trong bộ phận sương quân thành từng phiên, một số phiên thường trực, còn lại về quê làm sản xuất nông nghiệp; cứ như vậy từng lượt luân phiên nhau. Số quân không có số nhất định mà cốt lấy người khỏe mạnh đủ có thể tham gia quân ngũ[2].
Như vậy trong thời bình, binh lính chia nhau vừa sản xuất vừa tập luyện. Việc để binh lính tại các địa phương làm nông nghiệp được gọi là gửi binh ở nông (ngụ binh ư nông).