Tào Tặc

Chương 222: Chương 222: Úp tay làm mây, che tay làm mưa.




Lưu Bị ngồi trong trướng có chút đắc ý:" Ta cướp lương của ngươi, đánh bộ hạ của ngươi thì sao? Trong mắt Tào công ngươi chỉ là một thằng nhóc vắt mũi chưa sạch, có chút công là định muốn làm gì thì làm sao?"

Nhưng hiện tại y như ngồi trên đống lửa. Sắc mặt Tào Tháo lập tức trầm xuống.

- Bảo tên tiểu tử đó báo môn mà vào.

Sắc mặt Tào Tháo âm trầm, quát to. Mọi người trong trướng hơi nhíu mày dường như đối với hành động của Tào Tháo không hài lòng lắm.

- A Phúc! Chủ công bảo ngươi báo môn mà vào...

- Vừa rồi ta không làm gì sai tại sao lại phải báo môn mà vào? Chẳng lẽ cướp đoạt đồ của người khác lại có lý? Ta liều chết nhưng lại không có chỗ nói lý lẽ hay sao? Tào công đối xử với ta như vậy ta không phục...nếu như vậy ta cáo từ...

Nếu là người khác không chừng có thể cúi đầu. Nhưng Tào Bằng bây giờ thì không. Hắn biết rằng bản thân mình có lý. Nếu lúc này mà lui một bước thì tất cả mọi cố gắng lúc trước đều uổng phí. Hắn muốn cho Tào Tháo biết sự hiện hữu của mình, nhớ kỹ sự có mặt của hắn. Hắn muốn nói cho Tào Tháo biết rằng chuyện hắn làm không hề sai.

Sự đắc ý trong lòng Lưu Bị không còn lại lấy một chút nào. Ánh mắt của mọi người trong trướng giống như con dao nhỏ cắt lên người khiến cho y cảm giác rất khó chịu.

- Tào công! Chuyện hôm đó thực sự là sai. Bị quản lý thuộc hạ không nghiêm để xảy ra chuyện như vậy. Sáu ngàn hộc lương thảo, Bị chưa hề động tới sẽ sai người trả lại cho Tào công. Xin Mạnh Đức thứ lỗi. Còn về vị tiểu tướng quân kia...thật ra cũng không sai. Chỉ có điều thường ngày Bị hơi kiêu căng cho nên...Mạnh Đức! bao nhiêu cái sai là do Bị. Xin ngài chớ trách tội tiểu tướng quân. Nếu không Bị thật sự cảm thấy không yên lòng...

- Ôi chao! Huyền Đức để ý làm gì. Chỉ là sự hiểu lầm mà thôi, không cần phải để ý tới tên tiểu tử đó...

Tào Tháo xua tay:

- Sáu ngàn hộc lương thảo cứ để lại chỗ Huyền Đức đi. Chỉ có điều sau này Huyền Đức nên quản lý nhiều hơn, tránh để xảy ra sai lầm.

Tào Tháo chợt quát lớn:

- Điển Vi! Còn không áp chế tên tiểu tử đó lại...

Điển Vi ở ngoài trướng nhận được lệnh liền ôm lấy Tào Bằng.

- A Phúc! Ngươi đừng có làm ầm lên nữa. Có như vậy cũng không làm gì được Lưu Huyền Đức mà sẽ làm cho mình bị ảnh hưởng...

- Ta...

Điển Vi giơ bàn tay to ôm lấy miệng Tào Bằng rồi sau đó đẩy mạnh hắn đi.

- Nghe ta nói! Ta biết ngươi chịu uất ức. Nhưng khi đại chiến nên suy nghĩ cho đại cục. Chủ công cũng muốn trị tội nhưng Lưu Huyền Đức cho dù thế nào cũng là anh hùng một phương. Nếu bức y quá chỉ sợ sẽ làm cho cuộc chiến bất lợi. Nghe lời ta ở lại đây, đừng có làm ầm ĩ nữa.

Tào Bằng nổi giận nói:

- Điển Quân Minh cũng bắt đầu biết tới đại cục sao?

- Ta...

- Đại trượng phu làm gì phải quyết định thật nhanh. Lưu Huyền Đức là ai? Chẳng lẽ thúc phụ không rõ hay sao? Nếu Lữ Bố là hao hổ thì Lưu Huyền Đức chính là một con sói. Tào công có nhiều tướng sĩ dưới trướng nhưng không để ý tới mà lại đi cọi trọng Lưu Huyền Đức chẳng phải khiến cho người ta thất vọng hay sao? Cái tên giặc tai to đó so với Lữ Bố còn là kẻ vong ân phụ nghĩa hơn nhiều. Nếu cứ để mặc y thì sớm muộn gì cũng trở thành cái họa trong lòng của chủ công...

Điển Vi ứ họng mà không trả lời được, chỉ biết ngượng ngùng rời khỏi quân trướng.

"Hành động của chủ công hôm nay có lẽ đã làm cho a Phúc nổi giận thật. Có điều nếu việc này xảy ra với ta, ta cũng không bỏ qua cho Lưu Huyền Đức."

Chính trị là cái gì? Nó chính là thứ mà không biết xấu hổ nhất trên đời này, trắng đen hòa làm một.

Tào Bằng cũng hiểu chính trị, chỉ có điều hắn không thể nào học được. Cái này gọi là dày mặt. Hắn không thể chấp nhận chính là vì thấy Tào Tháo nhất bên trọng nhất bên khinh. “Chúng ta đóng ở Hải Tây, cung cấp lương thảo cho ngươi chính là chúng ta, thậm chí đánh giặc cho ngươi cũng là chúng ta. Vây mà ngươi lại cố tình coi trọng Lưu Bị?"

Tào Bằng không thể trở thành một chính trị gia một phần cũng từ tính cách của hắn. Có điều hắn làm loạn trong trung quân cũng khiến cho Lưu Bị đứng ngồi không yên. Sau khi hàn huyên với Tào Tháo vài câu, y liền cáo từ.

Lúc y ra khỏi lều thì Điển Vi cũng đi vào. Khoảng khắc hai người đi ngang qua với nhau, Điển Vi đột nhiên hừ lạnh một tiếng rồi nghiêng người khẽ chạm vào người Lưu Bị.

- Huyền Đức hãy cẩn thận...

Điển Vi huých Lưu Bị một cái thật mạnh rồi làm như có lòng tốt nâng dậy...

- Chuyện này còn chưa xong...

Y nghiến răng nghiến lợi nói nhỏ vào tai Lưu Bị.

Lưu Bị thầm kêu khổ nhưng chỉ có thể nở nụ cười nói:

- Không sao. Không sao.

Vốn y tưởng rằng, Tào Bằng chỉ là một thiếu niên xuất thân bình thường nhưng hiện tại xem ra vị thế của Tào Bằng ở trong quân Tào không thể nào ngờ được.

Điển Vi đi vào trong trướng lớn, cung tay đợi lệnh. Tuy nhiên sắc mặt của Tào Tháo hết sức âm trầm, dường như không thoải mái.

- Mọi người! Huyền Đức là dòng dõi nhà Hán, mặc dù không phải là danh sĩ đương thời nhưng cũng là người có năng lực lớn. Ta coi trọng, tử tế với hắn là chuyện sai hay sao?

Trong trướng lớn trở nên im lặng.

- Đúng là Tào Hữu Học có công, hơn nữa phải chịu uất ức. Nhưng hiện tại đại chiến còn chưa bình ổn, chưa bình định được Lữ Bố. Ta muốn ổn định Lưu Bị để tránh cho Lữ Bố chiếm được lợi thế là không đúng? Lưu Bị cũng là một nhân kiệt. Hôm nay, Hữu Học không có tôn ti như vậy, nếu không cẩn thận sẽ làm hỏng trận chiến ở Từ Châu...

Tuân Du đột nhiên đứng dậy:

- Tư Không! Mặc dù Hữu Học sai nhưng cũng không phải là sai lầm lớn. Lữ Bố như cá trong chậu còn không thể lo cho bản thân. Nhưng chủ công lại đối xử tử tế với Lưu Huyền Đức như vậy. Lưu Bị thậm chí còn hơn cả Lữ Bố. Chủ công! Hôm nay người có thể vây công Hạ Bì là do cống hiến của các tướng sĩ. Là những người như Thúc Tôn, Hữu Học liều chết xông lên, việc này có liên quan gì tới Lưu Huyền Đức? Lúc đầu khi ngài chưa đánh hạ Bành thành, quân của Lưu Bị ra sức từ chối, chỉ biết đòi hỏi, đồng thời tiến quân thong thả. Khi đó vùng Hoài Tứ là do đám Hữu Học liều chết giữ chân Lữ Bố. Sau này khi đại quân của chúng ta bao vây Hạ Bì, Lưu Bị mới nhanh chân chạy đến. Ngài cũng thấy đối xử với hắn như vậy nhưng bộ hạ của hắn lại không thèm để ý tới ngài...

Tào Tháo nghe vậy mà trầm mặc.

- Tên tiểu tử đó bây giờ thế nào?

- Hắn...dù sao cũng không được vui lắm. Có điều tính tình của tên tiểu tử đó, chủ công cũng không cần phải để ý. Cái chuyện này nếu là thuộc hạ cũng chưa chắc đã cảm thấy vui...

Điển Vi trả lời một cách cẩn thận khiến cho Tào Tháo nở nụ cười...

- Quân Minh! Ta cũng không chấp với tên tiểu tử đó...có điều mọi người cho rằng ta đối xử quá tử tế với Lưu Huyền Đức sao...

- Chủ công! Người quá nhân từ với bọn họ. - Tào Hồng đứng dậy lớn tiếng:

- Theo ta thấy Lưu Huyền Đức chỉ có tiếng mà không có miếng...

Tào Tháo thở dài, vê râu trầm ngâm.

- Đúng rồi! Phụng Hiếu đâu?

- Sau giờ ngọ, Phụng Hiếu đi ra ngoài nói là muốn quan sát địa hình của Hạ Bì.

- Nếu hắn quay về thì bảo hắn tới gặp ta...

Tào Tháo trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Để cho Tào Hữu Học và bộ hạ của hắn vào doanh rồi nói, trước tiên đưa về chỗ Tử Liêm thống lĩnh. Tử Liêm! Ngươi phải quản lý tên tiểu tử đó cho ta một chút, năm sau bổ nhiệm làm Nông Đô úy. Phải làm cho hắn bớt nóng đi một chút. Còn về phần Lưu Huyền Đức...ta cho y sáu ngàn hộc lương thực cũng là muốn xem sự thể hiện của y như thế nào.

Mọi người nghe thấy vậy đều im lặng. Lưu Bị được sáu ngàn hộc lương thực mà không muốn bỏ sức ra thì chỉ sợ không dễ dàng. Lợi ích của Tào Tháo đâu có thể để cho Lưu Huyền Đức có được một cách dễ dàng như vậy. Tiếp theo đó nếu y không tấn công Hạ Bì thì có lẽ không còn gì để nói nữa.

Tới giờ Tuất, Quách Gia cũng từ bên ngoài trở về. Sau khi tiến vào trong doanh, y nghe thấy chuyện Tào Bằng đại náo binh doanh Lưu Bị mà không cười nổi.

Tào Tháo đang nằm ngủ, biết Quách Gia trở về liền vội vàng mặc quần áo rồi ngồi trong quân trướng. Y sai người dâng rượu rồi sau đó thở dài một tiếng.

- Chủ công vẫn còn vì chuyện lúc nãy mà bực tức sao?

- Cái tên tiểu tử đó thật sự không biết an phận. Gây ra chuyện lớn như vậy y thậm chí không bẩm báo với ta mà còn dẫn bộ hạ đi gây rối với Lưu Bị...

- Chủ công! Đây là chuyện tốt.

- Chuyện tốt...?

- Nếu không như vậy thì Lưu Huyền Đức làm sao có thể dốc sức?

- Nhưng...

- Chủ công! Tào Bằng làm như vậy càng chứng minh ý chí của hắn không có gì uẩn khúc. Còn nếu ỷ công mà kiêu ngạo thì cũng chưa chắc. Việc này có lẽ phần lớn là vì hắn suy nghĩ cho chủ công. Lưu Huyền Đức cướp lương thảo của chủ công, nếu hắn không làm vậy thì bây giờ chủ công có thể nhẹ nhõm được hơn không?

Tào Tháo nở nụ cười.

- Hiểu ta cũng là Phụng Hiếu...

Đúng là chuyện Lưu Bị đoạt lương thảo, Tào Tháo không thể nào trách tội một cách lộ liễu được. Nhưng hôm nay Tào Bằng làm ầm ĩ, cho dù Tào Tháo không trách tội thì Lưu Bị cũng phải dốc sức công thành mà không thể kiếm cớ hoãn binh. Đồng thời Tào Tháo còn có thể nhân cơ hội này mà được cái mác chiêu hiền đãi sĩ, xem như nhất cử lưỡng tiện. Chỉ có điều suy nghĩ đó của Tào Tháo lại không thể nói cho người khác biết, chỉ có Quách Gia là hiểu được suy nghĩ của y.

- Có điều Tào Bằng nói một câu rất đúng. Cái hại của Lưu Bị còn hơn cả Hao hổ.

- Vậy phải làm thế nào?

Quách Gia mỉm cười:

- Hổ có thể gây hại cho người chỉ khi ở trong rừng núi. Nếu giam nó lại, chỉ để cho người ta ngắm thì khó có thể gây hại. Sau khi trận chiến này chấm dứt, chủ công có thể nhân cơ hội đưa hắn tới Hứa Đô. Chờ tới khi đó cho dù Lưu Bị có lợi hại tới mấy thì có thể làm được gì? Đến lúc đó, chủ công thậm chí còn không phải mất người nào, thậm chí chỉ cần một cái chiếu thư là có thể cho đầu và thân của hắn chia lìa. Nếu Lưu Bị ở bên ngoài thì đúng là một con mãnh hổ nhưng tới Hứa Đô thì có khác gì mèo, chó đâu...

Tào Tháo nghe thấy vậy thì vỗ tay cười.

- Lời nói của Phụng Hiếu rất đúng với ý của ta...

Quách Gia chợt nghiêm mặt nói nhỏ:

- Chủ công! Có một việc cần phải nói cho chủ công biết...

- Cứ nói đừng ngại.

- Ta có một kế có thể phá được thành Hạ bì kiên cố...

- Kế gì...

- Nói ra thì cái kế này phải nhắc tới Tào Bằng. Tào Bằng từng nói với Viên Đức và Minh Lý rằng xung quanh Hạ Bì là nước có thể phá được. Vừa rồi tới giờ Ngọ ta đi điều tra địa hình thì phát hiện đúng là như vậy. Hạ Bì chính xác là một vùng đất trũng có Nghi thủy và Tứ Thủy chảy qua. Hiện giờ trời đang rét đậm, nước sông không xiết lắm. Sao chủ công không nhân cơ hội mà đắp đập, đợi khi thời tới thì cho nước ngập Hạ Bì. Đến lúc đó cho dù thành trì có cao tới mấy cũng không làm gì được.

- Đắp đập ngăn nước, nước ngập Hạ Bì...

Tào Tháo mừng rỡ nhưng rồi chợt cười khổ:

- Ngươi nói xem Tào Bằng khi thì nóng nảy khi thì mưu kế hơn người. Thằng nhóc này có đức hạnh và tài hoa rất tốt. Nói thật ra ta thấy để cho nó ở Quảng Lăng dường như có chút khó chịu...

Quách Gia nói:

- Nguyên nhân là do hắn cương trực cho nên mới cần phải tôi luyện.

Tào Tháo do dự một chút:

- Vậy thì cứ để cho hắn ở đây chịu sự sai khiến của Tử Liêm trước. Chẳng phải đắp đập ngăn nước hay sao? Lệnh cho Tử Liêm làm việc này...truyền lệnh ta ngày mai tấn công mạnh Hạ Bì, không để cho đối phương có cơ hội thở dốc...

Không để cho Lữ Bố có cơ hội thở dốc chẳng qua là để yểm hộ cho việc đắp đập ngăn nước.

Có điều, Tào Bằng cũng chấp nhận ở lại bên ngoài thành, hơn nữa dốc sức dưới trướng của Tào Hồng cho nên có vẻ thoải mái. Hắn và Tào Hồng hợp tác với nhau khiến cho sòng bạc ở Lạc Dương làm ăn phát đạt, hiện giờ ngày thu cả đấu vàng. Vì vậy mà Tào Hồng cũng không bạc đãi Tào Bằng. Y lệnh cho Tào Bằng làm Tư mã, quyền Tham quân sư, phụ trách đốc thúc đắp đập ngăn nước. Mặc dù trên danh nghĩa là bộ hạ của Tào Hồng nhưng thực tế giống như tự lĩnh một cánh quân. Mỗi ngày, Tào Bằng ngoại trừ việc nói chuyện phiếm với Tào Hồng ra thì phần nhiều để ý tới cuộc chiến ở Hạ Bì.

Ngày mười lăm tháng mười, Lã Bố đột nhiên đột phá, cõng Lữ Lam trên lưng định xông ra ngoài. Không ngờ y bị Lưu Bị phát hiện liền dẫn Quan Vũ và Trương Phi ngăn cản. Sau đó, Hạ Hầu Đôn, Từ Hoảng đều xuất quân đánh cho Lữ Bố phải lui về Hạ Bì. Trong trận chiến này, Lưu Bị tổn thất nặng nề, Quan Vũ và Trương Phi đều bị thương không thể tấn công thành.

Sau đó Tào Tháo lệnh cho Lưu Bị dẫn quân lui lại, đồng thời để cho quân của Tào Hồng thay thế. Binh mã trong tay Lưu Bị ngoại trừ Bạch Mão binh ra, còn lại đều xung quân cho Tào Hồng. Mặc dù Lưu Bị không muốn nhưng cũng không còn cách nào khác đành phải bỏ đám binh lính đó, dẫn bộ hạ của mình lui lại đại doanh, chờ lệnh của Tào Tháo.

Tào Tháo nhẹ nhàng tước lấy binh quyền của Lưu Bị khiến cho Tào Bằng vô cùng cảm khái.

Có điều hắn lại hết sức quan tâm tới tình hình của Hạ Bì. Bởi vì hắn biết, Lữ Bố phá vây trên thực tế là muốn nhờ viện binh của Viên Thuật. Không thể phá vây được, Lữ Bố không còn chút hy vọng. Tiếp theo, Lữ Bố chỉ còn cách chờ đợi sự diệt vong. Mà Tào Bằng cũng theo đó, triển khai hành động.

- Trần Cung và Tào Hồng.

Tào Bằng đi lên vọng lâu nhìn xuống chiến trường thành Nam nhưng tâm trạng lại đặt ở nơi thành Bắc.

Ngày hai mươi bảy tháng mười một con đập ngăn nước Nghi Thủy và Tứ Thủy đã xong, thời gian tới lúc Lữ Bố bị thua còn không còn lâu nữa. Tuy nhiên cho tới lúc này, Tào Bằng vẫn chưa tìm được biện pháp thích hợp.

Nguyên nhân của nó hết sức đơn giản. Thật ra Lữ Bố chỉ muốn tạm bợ nhưng Trần Cung lại hết sức kiên quyết. Đồng thời, Lữ Bố cũng không thể nào mà cúi đầu với Tào Tháo. Sau này trên lầu Bạch Môn, lúc Lữ Bố bị bắt từng nói với Tào Tháo:" Ta phục ngươi. Sau này hai người chúng ta liên thủ, ta thống lĩnh kỵ quân, ngài thống lĩnh quân bộ thì trên đời này không còn ai có thể ngăn được Minh công.

Nếu nghe qua thì những lời nói đó không có gì đáng để ý. Nhưng nếu ngươi suy nghĩ cẩn thận thì có thể nhận ra sự khác thường.

"Người này còn chưa đầu hàng đã nghĩ tới việc thống lĩnh một đội quân hơn nữa còn là quân kỵ tinh nhuệ nhất... Người thống lĩnh quân kỵ, Tào Tháo thống lĩnh quân bộ thì khi giao chiến, thành tích được tính cho người nào? Mặc dù miệng Lữ Bố thì chấp nhận đầu hàng Tào Tháo nhưng trong lòng y vẫn coi mình là Ôn Hầu. Đây là một vấn đề vị trí. Mặc dù Lữ Bố bị Tào Tháo bắt làm tù binh, cũng không thể có được vị trí của mình. Nhưng trong tình hình như vậy, Tào Tháo liệu có thể thay cho Lữ Bố hay không? Không thể phủ nhận võ nghệ của Lữ Bố số một thiên hạ. Nếu như y thống lĩnh quân kỵ, lâm trận biến hóa thì không một ai có thể bằng được. Nếu như y chấp nhận là một viên chiến tướng thì còn dễ nói. Nhưng vấn đề ở đây, dã tâm của Lữ Bố quá lớn. Nhưng năng lực của y so với dã tâm lại chưa thể có mối quan hệ trực tiếp.”

Nói dễ nghe một chút thì Lữ Bố là người chất phác...

Nhưng nói khó nghe một chút thì y đúng là một tên ngu.

Là một võ tướng thì hết sức đơn giản nhưng xét về việc tranh giành thiên hạ thì thật là ngu xuẩn.

Lữ Bố còn chưa hiểu được thế nào là một người đấu tranh chính trị nhưng lại có dã tâm như vậy thì không chết có được không?

Một người như vậy thì làm sao mà cứu được?

Chưa nói tới việc sau khi được cứu Lữ Bố sẽ trở mặt với Tào Tháo. Cho dù không trở mặt thì Tào Bằng có thể chế ngự được y không?

Sau khi cứu thì nên dùng như thế nào?

Vấn đề này quá phức tạp khiến cho Tào Bằng quyết định thôi không cứu Lữ Bố mà chỉ cứu người nhà của y. Cái việc này coi như dễ hơn một chút. Theo kinh nghiệm trong lịch sử thì lão Tào chắc là cũng không làm khó người nhà Lữ Bố, chỉ có điều sau đó kết quả thế nào thì cũng không rõ.

Lữ Bố không có con trai...không! Y có một đứa con nuôi nhưng chưa đáng để lo. Một đám nữ nhân sức uy hiếp kém hơn nhiều cho nên Tào Tháo cũng không trở mặt.

Tuy nhiên vấn đề bây giờ là phải cứu thế nào?

Dưới cổng thành, những tiếng kêu vang trời vọng tới tuy nhiên trong doanh trại vẫn hết sức trang nghiêm.

Sau khi Tào Bằng tới trướng của Tào Hồng, ngoại trừ số lượng tinh binh do hắn tuyển ra thì thì những người còn lại đều giao hết cho Tào Hồng. Trong suy nghĩ của hắn, giao một ngàn binh lính mặc dù rất đáng tiếc nhưng thực tế lại bớt đi một gánh nặng. Nhưng người đó không phải là người Hải Tây, cũng chưa trải qua đại chiến sinh tử. Nói thẳng ra thì hơn một ngàn quân đó là hàng binh nên không có tâm quy hàng đối với Tào Bằng nhiều lắm.

Đình Đông Lăng có hai trăm binh lính, Khúc Dương còn lại ba trăm người, đồng thời trong tay cũng có ba trăm người đối với Tào Bằng cũng tương đối đầy đủ.

Với thân phận và địa vị của hắn còn chưa đủ tư cách nắm một đội quân tới ngàn người. Chỉ cần tám trăm người kia cũng đủ vượt qua lễ chế. Mặc dù nói trong thời loạn thế cũng không để ý lắm tới chuyện đó, nhưng hiện tại hắn là thủ hạ của Tào Tháo thì phải chú ý tới suy nghĩ của y. Nói một cách khác, hắn phải giao binh quyền của mình. Giữ lại tám trăm người, Tào Tháo sẽ không để ý, nhưng nếu để lại mấy ngàn ngời, Tào Tháo sẽ e ngại. Sớm muộn gì cũng phải giao chẳng bẳng chủ động giao sớm một chút.

Hơn nữa quan hệ của Tào Bằng với Tào Hồng rất thân mật, có giao cho Tào Hồng cũng như giao cho người trong nhà. Thái độ của Tào Bằng cũng khiến cho Tào Hồng thoải mái. Sau khi tiếp thu một ngàn bảy trăm binh lính, Tào Hồng liền tấu với Tào Tháo để cho Tào Bằng phái người tiếp tục quản lý Hạ Tương. Lý do ở đây rất đơn giản, việc vận chuyển lương thảo ở Hạ Tương đều do Tào Bằng cung cấp cho nên cứ để hắn quản lý.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.