Di hồn và mượn xác
hoàn hồn cũng gần giống nhau, đều là di chuyển linh hồn của người này
vào thể xác của người khác, nhưng sự khác biệt giữa chúng chính là có sự phân chia về tà, chính. Mượn xác hoàn hồn chính là đem linh hồn của một người đã chết gửi vào thể xác của một người khác cũng đã chết, còn cái
gọi là di hồn, tức là đưa linh hồn của một người còn sống di chuyển vào
thể xác của một người đã chết, hoặc là đổi thể xác của hai linh hồn
người sống, mà bên chiếm thế chủ động, lại mang động cơ không những được lợi về mình mà còn rất tà ác.
Mượn xác hoàn hồn vẫn luôn khoác
trên mình cái áo là do quan phủ sắp xếp hoặc cho tặng hợp pháp, mặc dù
kết quả cuối cùng chưa chắc đã được sự chấp nhận của pháp luật trên nhân gian, nó vẫn luôn chỉ là một vở kịch vui, kém nhất cũng vẫn có tính
chất hài hước. Nhưng di hồn thì không giống thế, người thao tác nó là
thuật sĩ và phù thủy, dùng thủ đoạn bí ẩn và nguy hiểm không thể nhìn
thấy người thực hiện để tiến hành một cuộc lừa đảo ngoạn mục với mục
đích là sinh mệnh và tài sản, quá trình của nó rất kinh dị, kết cục luôn luôn là bi thương.
Nhìn từ góc độ kỹ thuật của thầy phù thủy thì là “di hồn”, nhưng mục đích cuối cùng là khiến nhân vật chính “dị
hình”, vì vậy, kiểu phép thuật này còn được gọi là “dị hình pháp”, dễ
nghe hơn một chút thì gọi là “thủ pháp mượn hình”, ngoài ra còn có những cách gọi như “thiết ngưu pháp”, có điều không biết tên này xuất phát từ đâu.
Trong bút ký tôi đọc được tài liệu sớm nhất về thuật dị
hình, là một truyện trong quyển hạ, biệt tập Quý tân tạp chí do Chu Mật
viết:
Có vị đạo nhân mạnh khoẻ họ Trần, thường xuyên qua lại với
một người tên Kiệt Tác, uống rượu nói chuyện. Kiệt hỏi đạo nhân sẽ làm
gì, đạo nhân trả lời: “Ta đang tìm khoảng mười bảy, mười tám thi thể nam nhân cường tráng.” Một đêm, đột nhiên có Lưu Thái úy dùng roi đánh chết tiểu đồng, Kiệt được mời đến lo ma chay. Đạo nhân cho thi thể đó vào
trong chum nước nóng, lại cho cả quần áo của mình vào trong đó, Kiệt Tác ngồi một bên, đạo nhân bắt đầu kết hợp. Cho đến sáng, thi thể của đạo
nhân cùng thi thể tiểu đồng sống lại.
Kiệt Tác là người lo việc
tang lễ, chôn cất, tin tức tình báo về thi thể trong thành phố, vì vậy
vị lão đạo này muốn tìm được thi thể vừa ý thì phải kết giao với Kiệt
Tác, người làm trong ngành. Quá trình di hồn hoán hình rất ung dung nhàn nhã, trong bồn nước, hai người ngồi đối diện với nhau, nhìn từ bên
ngoài vào, rõ ràng là cảnh sư đồ truyền đạo. Thậm chí còn có thể lý
tưởng hóa quá trình này hơn nữa, ví dụ nói thành tiểu đồng “bị tự
nguyện” cống hiến toàn bộ “cơ quan” của mình cho lão đạo, nhưng cách nói này có chút giống với kiểu “chuyên gia” thời nay, không thích hợp với
khả năng lý giải của những dân đen kiểu tôi.
Chu Mật là người
cuối thời Nam Tống và đầu thời Nguyên, trước đó liệu có phải đã có những ghi chép về việc di hồn dị hình, chỉ giận là những sách tôi đọc có hạn, còn chưa gặp được, nhưng không thể vì thế mà kết luận rằng kiểu phép
thuật này chưa từng xuất hiện sớm hơn. Nếu chúng ta mở rộng phạm vi lớn
hơn một chút, thì có thể coi Liệt tử là câu chuyện di chuyển trái tim
trong thời Ngụy - Tấn như một cách khác của di hồn dị hình. Bởi vì trái
tim trong đó đề cập đến bao gồm tất cả những gì mà linh hồn người này
có, trên thực tế thì là thông qua thủ đoạn y học để hoàn hồn cho người
ta. Liệt tử. Thang vấn đại khái như sau:
Lỗ Công Hộ, Triệu Tề
Anh, hai người này đều có bệnh, đồng thời cùng đi mời Biển Thước[1] tới
trị bệnh. Biển Thước chữa khỏi bệnh cho họ rồi, lại nói với họ rằng:
“Bệnh của hai vị là bệnh tạng phủ[2] từ ngoài xâm nhập vào, dùng thuốc
có thể chữa khỏi. Nhưng hai người vẫn mang bệnh tim bẩm sinh, ngày một
nặng hơn, và không có thuốc nào chữa được.” Sau đó nói tiếp: “Công Hộ
chí mạnh nhưng khí yếu, vì vậy có cơ mưu nhưng không dám quyết đoán. Tề
Anh chí yếu nhưng khí mạnh, vì vậy kém cỏi trong việc suy nghĩ nhưng lại quyết đoán. Nếu hai người có thể đổi tim cho nhau, thì cả hai người ai
cũng sẽ trở nên hoàn hảo hơn.” Thế là Biển Thước cho hai người bọn họ
uống rượu độc, mê man chết lâm sàng ba ngày, phanh ngực tìm tim, đổi cho nhau, sau đó lại cho thần dược, hai người sống lại như thường. Hai
người bệnh cáo từ Biển Thước quay về, Công Hộ đi thẳng đến nhà Tề Anh,
coi vợ con Tề Anh như vợ con mình, nhưng bọn họ đương nhiên không thể
nào chấp nhận được một người lạ như thế. Ngược lại, Tề Anh cũng vậy, coi nhà Công Hộ như nhà mình, và cũng bị đuổi ra ngoài. Hai nhà ồn ào một
trận, cuối cùng vẫn phải do Biển Thước đứng ra giải thích, mới coi là ổn thỏa. Vợ của hai vị đó đành phải “đắc ý vong hình”, dần dần thích ứng
với vị phu quân lạ lẫm.
[1] Biển Thước được mệnh danh là thần y
của Trung Quốc. Tên thật là Tần Hoãn, tự Việt Nhân, vốn người Châu Mạc,
Bột Hải (nay là huyện Nhiệm Khâu, tỉnh Hà Bắc - thời Chiến Quốc thuộc
nước Triệu). Ông sinh khoảng năm 401 trước công nguyên, mất năm 310
trước công nguyên, thọ hơn chín mươi tuổi.
[2] Tạng phủ: Đông y gọi là vị (dạ dày), đảm (mật), đại tràng (ruột già), tiểu tràng (ruột non), bàng quang (phủ).
Những người cầm đao thực hiện thuật di hồn dị hình này không phải là người
trong cuộc muốn di hồn, thứ mà Biển Thước dùng cũng không phải là tà
thuật, chỉ là suy nghĩ của ông ấy với thuật di hồn dị hình xuất phát từ
một gốc như nhau mà thôi. Còn về việc câu chuyện này có phải xuất phát
và được lưu truyền trong nhân gian hay không, cũng không thể ngồi đó mà
đoán mò được. Vấn đề là ở chỗ, cho dù khi đó dân gian vẫn chưa có ma
pháp di hồn, nhưng suy nghĩ tuyệt vời của danh y Biển Thước và kinh
nghiệm của việc mượn xác hoàn hồn, cũng có thể là khởi nguồn của thuật
phù thủy khai phá ma pháp này, càng quan trọng hơn là, các hoàng đế
Trung Quốc rất thích trải nghiệm những phương pháp để kéo dài tuổi thọ,
chỉ bằng cách luyện đan, bất luận là nội đan hay ngoại đan, thuốc gì
cũng dám uống, so sánh với phương pháp di hồn dị hình thì những phương
pháp đó an toàn hơn nhiều. Nhưng thiên cổ nhất đế cùng những người theo
đuổi phương pháp này không chịu thành lập dự án, kêu gọi sự hỗ trợ, ủng
hộ, vẫn là vì thể xác của những người quyền thế đó quá quan trọng đối
với họ, đại diện cho địa vị của người đứng trên hàng vạn vạn người, hai
thứ quyền lợi và tiền bạc, thì ai cũng phải công nhận đó là thứ quan
trọng duy nhất trên thế giới. Bọn họ tuyệt đối không dám mạo hiểm, thử
nghĩ mà xem, nếu linh hồn của Sử Hoàng đế mà lại bị di chuyển vào trong
thể xác của Trần Thắng, Ngô Quảng, cho dù sống khỏe mạnh vạm vỡ, nhưng
Lý Tư, Triệu Cao còn có thể coi ông ta là hoàng đế hay không? Vì vậy,
bọn họ chỉ còn cách dùng bất tử đan, trường sinh dược, những thủ thuật
trong phòng the để duy trì sự “thanh xuân” cho vẻ bề ngoài, ít nhất là
khiến người ta khi nhìn cũng thấy thần sắc phơi phới, da dẻ hồng hào.
Còn đối với những thuật sĩ trên giang hồ, những đạo sĩ vườn mà nói, thì
họ không phải lo lắng tới việc này, thứ duy nhất mà họ mất chỉ là một
lớp da cũ, còn họ lại có được tất cả những gì họ muốn.
Trong Chí
quái lục của Chúc Duẫn Minh người thời Minh có ghi chép lại một câu
chuyện xảy ra ở những năm cuối của thời Nguyên, đã trở thành một phần
khiến người thực hiện phép di hồn phải sợ hãi. Một người tên là Diệp
Tống Khả, đang trên đường đi đến Hoài Dương, gặp họa binh đao, thây chết đầy đường. Trời đã tối, anh ta nghe thấy phía trước có tiếng động,
không dám đi tiếp, mà nằm bò dưới đất, trà trộn vào đám thi thể. Dưới
ánh sáng của trăng chỉ thấy có người đi lại gần, là một đạo sĩ, bên cạnh có một tiểu đồng cầm đuốc, quan sát đám thi thể.
Phàm là đàn bà, người già, trẻ con, người ốm yếu bệnh tật đều bị bỏ qua, dùng tay xách
lên để ước lượng, sau đó lại đặt xuống như thả một chiếc lá. Một người
đàn ông tráng kiện chết vì đói, nằm đó. Đạo sĩ nhìn thấy liền vui mừng,
lập tức cởi áo ra, ôm thi thể đó trong lòng, miệng kề miệng hà khí vào
trong thi thể. Một lúc lâu sau, khí của đạo sĩ yếu dần, còn thi thể bắt
đầu cử động. Người chết đói đó, lại mở mắt ra, thản nhiên đứng dậy, mang theo tên tiểu đồng cầm đuốc đi về phía trước, không biết đi đâu.
Giữa đêm khuya thanh vắng, nơi đồng không mông quạnh, nằm bò lên trên thi
thể, miệng đối miệng hà hơi không ngừng, cảnh tượng này không chỉ khiến
người ta phải nổi da gà, mà hình tượng xem ra cũng không được đẹp đẽ cho lắm. Chuyện này sau đó được làm mới lại trong truyện Dị hình ở cuốn
Trâm Vân lâu tạp thuyết do Trần Thượng Cổ người đời Thanh viết, địa điểm đổi thành huyện Gia Hưng, Sùng Đức ở tỉnh Chiết Giang, đạo sĩ biến
thành người già, và quá trình “dị hình” cũng được đổi từ thế nằm sang
thế đứng.
Lật đi lật lại đám thi thể đó, những kẻ mất đầu bị bỏ
qua. Chỉ có một thi thể duy nhất là trông khá to lớn, ông già cởi trần,
vực thi thể đó đứng dậy, áp miệng mình vào miệng thi thể, sau một lúc hà hơi, ông lão dần dần kiệt sức ngã xuống đất, thi thể từ từ có phản ứng, đột nhiên đứng thẳng lên, áo mũ chỉnh tề, đi tiếp.
Đấy là một
loại hình, dùng thi thể vẫn còn tươi mới để đổi cho đối tượng, miệng
người và miệng thi thể áp sát vào nhau, chính là dùng miệng làm đường di chuyển linh hồn. Nhưng Trần Thượng Cổ còn kể về một loại hình khác, tức là hai người sống đổi linh hồn cho nhau.
Đấy là chuyện xảy ra ở
huyện Đông An, phủ Hoài An thời Sùng Trinh. Trong một ngôi miếu, có một
vị hòa thượng và đồ đệ của ông ta. Sư phụ năm nay hơn năm mươi tuổi, còn đồ đệ mới chỉ hai mươi. Sư phụ có việc phải đi đến Hải Dương, để đồ đệ ở lại trông miếu. Hôm ấy có một lão hòa thượng tới xin nghỉ chân, tuổi
tầm ngoài bảy mươi. Ngày hôm sau, lão hòa thượng bỏ tiền ra mời tiểu hòa thượng ăn một bữa, sau đó nói: “Muốn tìm sư huynh mượn đồ, không biết
ngươi có đồng ý không?” Tiểu hòa thượng đáp: “Vậy thì phải đợi sư phụ
tôi về hãy hay.” Lại thêm một ngày nữa trôi qua, lão hòa thượng lại bày
ra một bàn tiệc, tỏ vẻ thành khẩn nài nỉ, tiểu hòa thượng nghĩ một lát,
đại khái cảm thấy trong miếu cũng chẳng có thứ đồ gì đáng tiền, cũng
không hỏi kỹ, liền đồng ý, nhưng rốt cuộc lão hòa thượng muốn mượn đồ
gì, lão hòa thượng cũng không nói rõ. Đêm hôm đó, hai người nằm cùng
phòng, tiểu hòa thượng nghe thấy lão hòa thượng mở cửa đi ra ngoài, cũng không quay lại, nên thấy rất lạ. Sáng sớm hôm sau, tiểu hòa thượng vừa
tỉnh dậy đã đi hỏi hàng xóm, không ngờ khi mọi người nhìn thấy hắn ta
thì vẻ mặt như chưa từng quen biết, hỏi: “Lão sư phụ từ đâu tới đây? Tới đây từ lúc nào?” Tiểu hòa thượng đáp: “Tiểu tăng vốn là người ở miếu
này”, mọi người đều thất kinh kêu lên: “Không ngờ mới chỉ là một thiếu
niên nhỏ, mà giờ đã thành ra già nua thế này.” Tiểu hòa thượng vội vàng
quay vào miếu soi gương, không ngờ mình lại biến thành hình dạng của lão hòa thượng hơn bảy mươi tuổi. Cuối cùng cũng không thắng nổi sinh lão
bệnh tử, vài năm sau buồn sầu đau khổ mà chết.
Trong quyển mười
một Chỉ vấn lục do Dung Nột - cư sĩ người đời Thanh viết có truyện Đổi
xác, tình tiết đại để cũng tương tự, có địa điểm được rời đến Cám Châu,
Giang Tây. Nhưng đoạn cuối cùng là, tiểu hòa thượng phát hiện mình trở
thành lão hòa thượng, trong lòng mặc dù biết rõ chuyện gì đã xảy ra,
nhưng ngoài miệng lại rất khó để nói cho rõ ràng, đành nhờ người khác
giúp hắn ta đi bắt lão hòa thượng kia. Người đó nói: “Chẳng phải ông là
lão hòa thượng hay sao?” Hắn đáp: “Không phải vậy. Lão hòa thượng tối
qua nói muốn nằm nhờ ở phòng tôi, tôi đồng ý, nhưng không ngờ ông ta
không chỉ mượn phòng, mà còn mượn cả cơ thể tôi. Giờ ông ta mang theo cơ thể tôi chạy mất, còn vứt lại thân thể già nua của mình cho tôi. Tôi
muốn tìm lại thân thể của mình, và trả lại ông ta thân thể hiện tại.”
Tất cả những vị hòa thượng khác càng nghe càng thấy khó hiểu, đều cho
rằng vì ông ta già quá nên hồ đồ. Vị hòa thượng này cuối cùng đành đi
cáo quan, huyện thái xuất thân từ tiến sĩ nên năng lực lý giải cũng tốt
hơn, sau khi nghe chuyện, lại nói là trên thế giới này làm gì có chuyện
kỳ lạ như thế, nếu ngươi còn ăn nói hồ đồ nữa, ta sẽ phán ngươi tội
tuyên truyền những lời mê tín dị đoan.
Chuyện này tôi nghĩ chắc
là do thuật sĩ trên giang hồ và những kẻ mạo danh đạo sĩ tuyên truyền mà ra, giờ đổ tội đó lên đầu các vị hòa thượng quả là hơi quá đáng. Dân
gian thời xưa thường coi hòa thượng là những người khác loài, đến ngay
cả những câu chuyện cười cũng không quên kéo họ vào. Để các vị hòa
thượng không quá cảm thấy ấm ức, sau đây chúng ta sẽ kể một câu chuyện
về đạo lão, để cân bằng hai giáo. Tư đó có thể thấy, cho dù hòa thượng
thật sự biết thuật dị hình, cũng chỉ để đổi lấy thể xác của một người
trẻ tuổi mà thôi, nhưng nếu rơi vào tay đạo lão, di hồn đại pháp là món
tài sắc kiêm nhiệm.
Câu chuyện ở trong quyển một Tử bất ngữ do
Viên Mai viết, Lý Thông phán là đại phú hào nổi tiếng ở Quảng Đông, tiền bạc, châu báu nhiều như núi, chỉ riêng những cô vợ bé xinh đẹp thôi
cũng đã lên tới bảy người. Chỉ đáng tiếc, Lý Thông phán chỉ sống đến năm hai mươi bảy tuổi, mắc bệnh đột ngột rồi qua đời, tiền vàng, mỹ nữ
chẳng mang theo được thứ gì. Nhất định sẽ có những kẻ rỗi hơi bên ngoài
lo lắng thay cho anh ta, bọn họ mong muốn tài sản của Lý Thông phán chia làm bảy phần, cho bảy người vợ xinh đẹp cùng hưởng, sau đó bảy cô vợ
lại được gả đi, còn bản thân là một trong những kẻ may mắn lấy được vợ
người ta. Nhưng trong nhà Lý Thông phán có một lão nô bộc đã già và rất
trung thành, thay chủ nhân coi giữ phần gia tài mà chủ nhân để lại. Lúc
này, ông ta đang đau buồn vì việc chủ nhân mất sớm, nên cùng với bảy cô
vợ trẻ xinh đẹp của chủ nhân siêu độ vong nhân. Hôm nay, đột nhiên có
một đạo sĩ đến hòa duyên, lão bộc xua đuổi nói: “Chủ nhân ta vừa mất,
không có thời gian để mắt tới ngươi đâu.” Đạo sĩ cười đáp: “Ngươi không
muốn chủ nhân nhà này sống lại sao? Ta có thể làm phép, khiến hồn anh ta quay lại.” Lão bộc vừa nghe thấy chuyện kỳ quái đó, vội vàng bẩm báo
lại với các nữ chủ nhân, nữ chủ nhân đương nhiên đồng ý, để lão bộc tiếp đón vị thần tiên sống kia. Nhưng đạo sĩ lại nói: “m tào địa phủ có quy
định, người chết muốn hoàn dương, cần phải có người khác xuống thay
thế.” Bảy cô vợ trẻ xinh đẹp lúc này lại rất thống nhất ý kiến, đều
không đồng ý làm người thay thế kia, thế là lão bộc điềm nhiên nói: “Các vị phu nhân đây còn trẻ, lão tôi cũng sắp về với trời đất rồi.” Liền
nói với đạo sĩ: “Ngài xem lão nô tôi có thể làm người thay thế không?”
Đạo sĩ đáp: “Được! Chỉ cần một là không được hối hận, hai là không nhát
gan.” Lão bộc nói: “Chỉ cần chủ nhân có thể sống lại, ta chẳng sợ gì
hết.” Đạo sĩ đáp: “Niệm tình ngươi thành tâm, có thể ra ngoài cáo biệt
họ hàng bạn bè thân thích, khi ta làm phép, ba ngày phép thành, bảy ngày phép nghiệm.” Lão bộc mời đạo sĩ vào nhà, đối xử rất kính trọng, còn
mình thì đến từng nhà người thân, họ hàng của chủ nhân, để nói lời cáo
từ. Bạn bè, họ hàng, người thân của chủ nhân ông ta đều cười, người thì
cảm thấy đáng thương, người thì tôn trọng, người lại không tin. Lão bộc
khi đi ngang qua Thánh đế miếu mà cả đời mình tôn kính, liền vào trong,
vừa vái vừa khấn: “Chủ nhân nô tài đã chết, cầu Thánh đế giúp đạo sĩ thả linh hồn chủ nhân nô tài quay lại dương gian.” Lời vừa nói xong, chỉ
thấy một vị hòa thượng hiện ra trước hương án, nói: “Mặt ngươi đầy yêu
khí, họa lớn sắp giáng xuống rồi. Ta tới cứu ngươi, ngươi không được để
lộ ra ngoài.” Rồi cho ông ta một cái túi giấy, nói rằng khi có việc cần
dùng thì mở ra, nói xong liền biến mất. Lão bộc trở về nhà, lặng lẽ mở
túi giấy ra thấy bên trong có một bộ móng vuốt, dây thừng, không hiểu ý
gì, liền ôm vào trong lòng. Rất nhanh thời hạn ba ngày đã đến, đạo sĩ
lệnh cho gia đình đẩy giường của lão bộc và linh cữu của chủ nhân sát
lại với nhau, khóa chặt cửa lại. Còn đạo sĩ lại ở gần đám thê thiếp,
khóc lóc. Một lúc sau, chẳng có bất kỳ động tĩnh gì, lão bộc bất giác
nảy sinh nghi ngờ, nhưng đúng lúc này, phía dưới giường có tiếng động,
thấy hai người đen xì nhảy lên, da xanh mắt thâm, khắp người đầy lông
mao, thân cao hơn hai thước, đầu to như bánh xe, hai mắt nhìn lão bộc
sáng rực, vừa nhìn vừa đi, đi vòng quanh quan tài, sau đó dùng răng cắn
đứt đai quấn quanh quan tài. Nắp quan tài bị hai quỷ cắn hở một lỗ, liền nghe thấy có tiếng ho phát ra từ bên trong. Hai quỷ liền mở nắp quan
tài ra, đỡ chủ nhân ra ngoài, trông khỏe mạnh không giống như người bị
ốm. Hai quỷ lại bắt đầu làm phép, miệng chủ nhân bắt đầu nói được. Nhưng lão bộc thấy hình dạng thì giống chủ nhân, tiếng nói lại như của đạo
sĩ, bất ngờ thốt lên: “Lời của Thánh đế quả linh nghiệm.” Nói xong liền
mở túi giấy vẫn ôm trong lòng ra, chỉ thấy năm bộ móng vuốt bay ra, biến thành kim long, dài hàng chục trượng, quấn theo lão bộc lên trên không
trung, dùng dây thừng làm cầu. Lão bộc mơ mơ hồ hồ nhìn xuống dưới, thấy hai quỷ sau khi đỡ chủ nhân ra khỏi quan tài, đỡ đến giường của lão
bộc, nhưng không thấy lão bộc đâu, bất giác hoảng hốt. Lúc này chỉ nghe
thấy tiếng chủ nhân hoảng sợ hét lớn: “Phép hỏng rồi!” Hai quỷ nhanh
trí, chạy khắp phòng để tìm, nhưng không thể tìm thấy lão bộc. Chủ nhân
nổi giận, cầm chăn gối trên giường lão bộc lên, cắn thành trăm mảnh, nát rươm. Lúc này một quỷ ngẩng đầu, thấy lão bộc đang đứng trên cầu, vui
mừng, đỡ chủ nhân đứng dậy, định bắt lão bộc, nhưng còn chưa chạm tới
cây cầu, thì rầm một tiếng như tiếng sấm, lão bộc rơi ngã xuống đất, nắp quan tài đóng lại như cũ, hai tên quỷ cũng biến mất tăm mất tích. Những nữ chủ nhân nghe tiếng sấm, vội vàng mở cửa phòng vào xem. Lão bộc kể
lại đầu đuôi câu chuyện một lượt, rồi cùng nhau đi xem tên đạo sĩ kia
thế nào, thấy đạo sĩ bị sét đánh chết nằm trên đàn, trên thi thể có ghi
chữ “Yêu đạo luyện pháp dị hình, tham tài hám sắc, trời quyết định trừng phạt, y lệnh.”
Tà thuật của đạo sĩ là định chuyển linh hồn của
mình vào trong thi thể của Lý Thông phán, việc lão bộc “chết thay” chỉ
là cái cớ, đương nhiên, lão bộc là người hiểu biết, cần phải chết để bịt miệng, đồng thời cũng là điều kiện trao đổi không thể thiếu trong quá
trình thực hiện yêu thuật.
Nhưng kiểu chết thay này không phải là hiếm gặp, trong Quảng dị ký do Đới phu viết có ghi lại một chuyện xảy
ra vào năm Đường Thiên Bảo, thuật sĩ Trương Dạ Xoa đã sử dụng thuật này, để Úy Mã nào đó ở Lạc Dương thay thế cho Kiếm Nam Tiết độ sử chương –
Cừu Liêm Quỳnh chết do ngã ngựa, nhưng nội dung không âm u yêu khí như
dưới ngòi bút của Viên tài tử, khiến người ta phải rùng mình nổi da gà.
Trong tình tiết câu chuyện của Viên tài tử hoặc là có hiệu quả theo đuổi khiến người ta phải động lòng, nhưng di hồn chết thay, liên quan đến số mệnh, thì pháp thuật này cũng không thể là quá đơn giản. Trong Quảng
Tây quỷ sư ở quyển mười bảy cuốn Tử bất ngữ, Viên Mai có đề cập đến hình ảnh “tiếp lửa” của “bắt người sống chết thay”, thuật phù thủy này thật
khiến người ta kinh sợ.
Lập đàn, treo mấy chục bức tượng quỷ
thần, quỷ sư trang trí như một phu nhân, khóc lóc, trống chiêng ầm ĩ.
Cho tới đêm thì thắp đèn, đi ra ngoài gọi hồn, âm thanh thê lương. Hàng
xóm có người đang ngủ say, hồn trả lời và đến, quỷ sư trao lửa, sau khi
nhận rồi, quỷ sư mới chúc mừng gia chủ, người bệnh sẽ khỏi, còn người
nhận lửa sẽ chết.
Trong quyển ba Động linh tiểu chí của Quách Tắc Vân viết về thuật “tiếp lửa” ở Quảng Đông có chút không giống nhưng độ
kinh khủng thì giống nhau.
Người làm thuật này phải tới lập đàn ở nhà người bệnh, chuẩn bị tượng quỷ thần, càng đáng sợ càng tốt. Giữa
đêm yên ắng, lại thắp đèn, thổi hù hù làm tiếng quỷ, đi khắp đường phố.
Có sinh hồn đi đêm, thấy lửa liền xông lên cướp, thế là người ốm khỏe
lại còn người cướp lửa sẽ chết.
Ở đây nói là “sinh hồn”, có lẽ
mộng hồn của con người sau khi ngủ say trốn khỏi thể xác ra ngoài. Nhưng tại sao những mộng hồn này lại xông lên để cướp lửa, mà không nói năng
gì? Dường như không được hợp lý như “quỷ sư đưa lửa cho người ấy?”.
Nhưng trong cái không hợp lý đó còn tiềm ẩn một sự “rủi ro”, tức là khi
thầy phù thủy làm phép, thì họ không được lựa chọn linh hồn đến nhận
lửa, nếu nhìn kỹ, chẳng may là vợ mình, đuổi không đi, tránh cũng không
kịp, đành đứng nhìn vợ cướp lửa mà chết. Nghe nói cũng có cách phòng
tránh, trước khi thầy phù thủy ra khỏi nhà, đặt giày của người nhà một
sấp một ngửa, nếu làm thế mộng hồn không thoát được ra khỏi cửa và đi
cướp lửa.
Ngoài ra còn có một kiểu tà thuật di hồn nữa, người làm phép không di chuyển linh hồn mình vào thể xác của người khác, mà là di chuyển linh hồn của người ấy sang một thi thể khác. Trong quyển mười
lăm Duyệt vi thảo đường bút ký do Kỷ Quân viết cũng có nói về kiều này.
Mỗ Giáp hẹn bạn đi du ngoạn cảnh hồ, khi lên thuyền, còn có mỹ nữ váy đỏ
cùng thưởng cảnh uống rượu. Khi người này ngồi dưới ánh đèn và nhìn kỹ
lại, thì ra là vợ mình. Nhưng nhà người này ở cách đây hơn hai nghìn
dặm, vợ anh ta sao có thể đến đây được? Hơn nữa, cô gái đó coi anh ta
như người qua đường, chẳng hề sợ hãi, cũng không xấu hổ, tiếng nói cũng
không giống tiếng nói của vợ. Sau bữa tiệc, anh ta bồn chồn bất an, mấy
ngày sau, nhận được thư nhà, thì ra vợ anh ta đã chết từ nửa năm trước
rồi. Mỗ Giáp mặc dù cảm thấy chuyện này kỳ lạ, nhưng cũng coi như một
lần được gặp ma, dần dần quên đi. Đột nhiên, lúc này lại xảy ra một
chuyện, có một thuật sĩ bị sét đánh chết. Người hầu của thuật sĩ này dần dần tiết lộ hết, thuật sĩ này có thể đọc chú để nhặt thi thể những
người con gái mới mất, lại có thể nhập hồn vào trong những thi thể đó.
Hắn ta coi những người con gái này là thê thiếp, có mới sẽ bán cũ, mới
cũ trao đổi với nhau, lợi không thể tính. Vợ của Mỗ Giáp, có lẽ là người đầu tiên bị mượn thi thể.
Tiện đây cũng nói luôn, đa số giống
như thuật phù thủy, di hồn dị hình cũng là một tà thuật, không chỉ Trung Quốc mà ở nước ngoài cũng có. Về lịch sử phép thuật của phương Tây thì
tôi không hề biết gì, nhưng từ một vài bộ phim kinh dị của phương Tây ta có thể thấy được những tà thuật này ẩn chứa bên trong. Bộ phim Chìa
khóa vạn năng của điện ảnh Mỹ (hay còn được dịch là Chìa khóa độc) là bộ phim điển hình cho thuật di hồn, thầy phù thủy hoàn đổi linh hồn của
mình với thể xác của một cô gái trẻ, từ đó khiến mình có được da thịt
tươi mới hơn. Nhưng thuật cùng nhau đổi thể xác đó cả hai bên phải cùng
lúc thực hiện, cũng chính là muốn nói, hình thái nguyên thủy của nó là
do cả hai bên tự nguyện (giống như lão hòa thượng muốn mượn “phòng” cũng phải được tiểu hòa thượng đồng ý), cô gái trẻ đương nhiên không muốn
biến thành một người phụ nữ vừa già vừa xấu, thế là bà phù thủy trong
phim liền làm phép, khiến cô gái trẻ vô tình học tà thuật, và trong một
thời cơ thích hợp vì bảo vệ mình mà sử dụng, kết quả cô ta trúng mánh,
đã đổi thể xác với bà phù thủy kia.
Ngoài ra, tập Lời nguyền của
pháp sư trong m dương ma giáo của Mỹ viết về một ma thuật gia nổi tiếng. Cứ ba mươi năm, ma thuật đại sư lại phải tìm một người kế nhiệm trong
đám phù thủy trẻ, giao lại mũ áo của mình cho người đó, và mình thì rút
lui. Dưới sự chứng kiến của đông đảo mọi người, lão ma thuật sư và người trẻ tuổi kia hợp tác biểu diễn ma thuật “lời nguyền của pháp sư”, thế
là di hồn ma pháp được thi triển dưới hình thức ma thuật, linh hồn của
lão pháp sư chiếm luôn thể xác của người trẻ tuổi. Pháp sư già cỗi sắp
chết đã được trẻ hóa, phải qua ba mươi năm nữa mới biểu diễn lại. Còn
linh hồn của người trẻ tuổi kia đã bị nhốt trong thể xác của lão pháp
sư, anh ta phải thay ông già đó “rút lui”, lặng lẽ chờ chết. Sự truyền
thụ đó trải qua rất nhiều đời, cái mà mọi người nhìn thấy là ma thuật
gia đời đời tương truyền, không ai biết bên trong vẻ bề ngoài luôn được
đổi mới đó, thực ra vẫn là một linh hồn cũ nát.
Kết thúc này
khiến người ta hơi buồn, vậy thì tôi xin được nói một vài chuyện vui vẻ
khác, xem xem thuật hoán hình khoa học được áp dụng bởi những kỹ thuật
tiên tiến nhất. Tôi từng đọc một cuốn truyện tranh nước ngoài, bác sĩ và bệnh nhân trao đổi về bước thay đổi nội tạng tiếp theo. Nhưng bệnh nhân nằm trên giường đó chỉ là một manh tràng[3], bởi vì mọi cơ quan trong
người anh ta đều là của người khác, sau khi phẫu thuật chỉ còn lại bao
nhiêu đây thôi, cũng chính là muốn nói, chỉ có đoạn manh tràng kia mới
có thể đại diện cho người này đưa ra ý kiến. Trong cuốn truyện tranh đó
có những chữ tôi đọc mà không hiểu, có lẽ là bác sĩ và bệnh nhân đều
thấy bối rối, thay nữa thì biết thay cái gì đây?
[3] Ruột già được chia ra làm ba phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
hết tập 2