Thanh Xuân Có Em

Chương 2: Chương 2: Dọn Đến Ký Túc Xá.




Ngày hôm sau, nó cùng mẹ đi mua rất nhiều quần áo mới, mua luôn cả quần áo đi học mà từ đầu hôm tới giờ không đủ điều kiện để sắm sửa.

Nó phải công nhận một điều là đi ra đi vào siêu thị lớn trong thành phố rất ư là mệt, cũng chẳng phải nó chưa đi mà là mẹ nó lôi nó đi không thôi, hết thử đồ lại dò hỏi ý. Bất quá nó cũng chỉ là một đứa con gái chỉ cần có ăn có mặc là đủ rồi, còn cái khác thì tùy ý.

Có lúc nhìn vào bảng giá, nó chỉ muốn thốt lên một câu cho ai đó biết nó đang rối “Ôi mẹ ơi đắt quá!”

Một cửa hàng mẹ nó chọn khoảng hai bộ đồ nhưng đi ra ngoài thì toàn là tính trên bảy tám con số, làm nó cầm quần áo mà rụng rời hết tay chân.

Dụng cụ học tập, sách vở các thứ thật sự không đắt nhưng nếu so với bộ đồng phục học sinh trường phổ thông A thì đúng là một trời một vực khác biệt.

Vài ngày sau đó nó đi thi để lấy điểm đầu vào, kết quả đúng là tuyệt vời trên cả tuyệt vời. Cũng may tháng hè nó có ôn lại nếu không thật sự đã ngu với cái đề nâng cao của trường đó rồi.

Còn đứa con trai Hoành Hiên nó cũng chưa gặp mặt qua kể từ lần nó về ở. Nó có nghe hôm đó con trai của dượng về nhà muộn rồi gói ghém hành lý đi du lịch mất rồi, kết quả là đến giờ hai đứa còn chưa thấy được bản mặt của nhau.

Trường phổ thông A là trường phổ thông tốt nhất trong thành phố, nó còn nghe nói đến nơi này có đầy đủ các thiết bị tối tân nhất cho học sinh sử dụng và dành cho những bạn có hoàn cảnh xa trường cư trú trong ký túc xá dạng hai sao.

Nó ở nhà dượng cứ thấy ăn mặc ở của mình luôn gây phiền phức cho người khác, nếu có thể nói một cách chân thành, nó thấy mình như ăn bám vậy, ăn rồi học, không giúp được cái gì cả.

- Mẹ, cho Di ở ký túc xá đi, như vậy sẽ tiện hơn cho việc học của con.

Nó mím môi, giọng điệu ương ương dở dở năn nỉ mẹ nó. Thà đừng để cho nó nhìn thấy mặt dượng, chứ để nó nhìn mãi nó nhất định cảm thấy mình thiếu nợ nhiều lắm.

- Ở ký túc xá thức ăn không đa dạng phong phú như ở nhà đâu con, còn nếu con muốn ăn phải tự nấu, con thật sự muốn đi sao?

- Dạ, con muốn đi. Theo con nghĩ ở đó chắc chắn rất nhiều học sinh giỏi, ít nhất có thể có ích lợi cho con.

Những người lặn lội xa xôi đến trường này đâu phải chỉ đơn giản là để học, mà là để học giỏi hơn nữa. Nó ngẫm bằng đầu gối cũng có thể nghĩ ra, tụi trong ký túc xá đứa nào cũng là top trường cả, nó vào đó ích lợi trào dâng cho coi.

- Con biết tính chuyện lợi ích nữa sao? Sao lại già trước tuổi vậy hả con!?

Mẹ nó than thở xoa đầu nó, xa cách mấy năm, chỉ có liên lạc vài lần mà bà ấy không thể ngờ được, chuyện năm đó lại ảnh hưởng lớn đối với một đứa trẻ như vậy, nếu có thể suy nghĩ kỹ lại bà ấy có thể sẽ nhẫn nhịn được thêm một chút.

- Đâu có ai cho không ai cái gì đâu mẹ, bạn bè thân thiết con cũng chẳng cần nhưng nếu không có bạn bè con sẽ không được ai giúp đỡ nên đành thân thiện dễ gần thôi.

Nó cười hiền hậu, mi mắt nhắm nghiền lại. Nó đâu phải là đứa trẻ xấu tính nhưng mà nếu không làm vậy thì bản thân nó sẽ bị thương, cũng như hai năm trước, một tình bạn êm đẹp bị phản bội.

Nó nhớ rất rõ từng chi tiết, hôm đó là ngày ăn mừng nó đạt top khối, nó chỉ vô tình nghe được một cuộc nói chuyện nhưng không ngờ người nói xấu đó lại là bạn thân nó, lúc đó nó cũng chẳng thể nào thốt thành lời vì con bạn thân thiết của mình bao năm chơi chung với nhau lại chỉ để lợi dụng.

- Con nhóc này, bỏ ngay cái suy nghĩ đó nghe không? Nếu không mẹ sẽ không cho con đi.

- Được được, sẽ bỏ mà mẹ.

Nó lập tức đáp, thái độ vô cùng ngoan ngoãn.Cuộc đời vốn dĩ đã rất khó điều khiển rồi nhưng nó rất muốn thử điều chỉnh một lần để thấy được sự cố gắng của chính mình. Ở lứa tuổi non nớt như nó thì đúng là có rất nhiều, chỉ khác là ít ai có suy nghĩ già giặn như nó thôi.

Cố gắng cười vui, nhún nhường cho đến giờ đều là vì tương lai của nó. Ít nhất thì bạn bè hiện giờ thì tính chất cũng chỉ để lợi dụng lợi ích mà thôi.

Sáng hôm sau, nó bày biện hết thảy các đồ đạc mới mua hôm qua ra nền, rồi bắt đầu tìm kiếm vị trí thích hợp để đặt. Phải nói là làm có mấy tiếng đồng hồ mà người nó như đã nhúng qua nước, ướt đẫm.

Tủ quần áo lớn phía trong cũng không thể nào chứa nổi đống đồ mà mẹ nó mua, giày dép phải để luôn ở một kệ bằng sắt xinh xắn, cũng vừa mới gửi đến hôm qua. Đồ nhiều như vậy làm sao mà nó đem đi cho hết đây, thế là hai cái va li được mang ra, trong đó chứa đầy đồ, thậm chí còn chẳng đủ chỗ để nhét ruy băng buột tóc của nó.

Nó được người giúp kéo hai cái va li vào khu ký túc xá. Thật sự là mở mang tầm mắt, dù đã từng nhìn qua nhưng không thể nào phủ nhận được, nơi này nhìn qua không biết chán.

Ký túc xá được thiết kế theo kiến trúc thông tầng, mỗi lần lên xuống các phòng đồng học rất dễ dàng lại không mất thời gian ra vào. Bởi vì độ kiểm định nghiêm ngặt nên giữa nam nữ cho dù ở chung một tòa nhà cũng không thể nào xớ rớ tay chân nhau được.

Nó quan sát thật kỹ càng nơi này, rồi thầm thở dài trong lòng. Tự nhiên nó thấy cái ký túc này thật phiền phức, thông tầng làm gì vậy? Sao không chia ra mỗi đứa một phòng cho tiện.

Hôm sau mới là ngày khai giảng năm học mới, vậy mà hôm nay ký túc xá lại chẳng có bóng ma nào, ngay cả tiếng động nhỏ cũng không để lại. Nó ừ hữ tìm đúng phòng của mình ở trên gác, căn phòng này ấm áp hơn so với tưởng tượng của nó, nói sao nhỉ? Khá ấm cúng.

Ví dụ điển hình nhất là mặt bàn, nó tưởng sẽ đống một lớp dày những hạt bụi, ấy mà chẳng có hạt nào, hơn nữa còn sạch sẽ đến nhẫn bóng. Giường nó đặt đối diện với cửa phòng, cửa sổ lệch về phía bên trái so với vị trí cửa phòng một chút.

Nó đứng nhắm mắt vịn lấy song cửa, hít một hơi dài, mùa hè còn vương vấn làm làn gió cũng trở nên nóng bức hơn, khí nóng áp sát vào mặt làm nó cảm thấy lỗ chân lông cũng giãn ra, nắng quá!

Năm nay lại là một năm cô đơn, Hoành Hiên còn được đi chơi với đám bạn, còn nó thì phải dọn dẹp về ký túc xá sớm, so với ganh tị thì nó ngưỡng mộ nhiều hơn.

Đặt chậu xương rồng mini xuống bàn học, nó liếc qua mấy vật dụng trong phòng. Thật ra khá đầy đủ, đó đều là những vật mới được mua, chỉ là cô cảm thấy không khí quá yên lặng, nó khiến cô sợ!

Mấy năm nay mỗi lần bố không có ở nhà nó đều sẽ chùm kín đầu bằng chiếc chăn to bự, cho dù nóng nực đến lã cả nước nó cũng không bỏ ra. Từ lúc bố bỏ đi ngày nào nó cũng nhớ, đụng phải thứ gì liền nhớ đến hình ảnh của bố, bố nó cứ ám ảnh nó suốt mấy tuần qua.

- Hức, bố...

Nó lặng lẽ chảy nước mắt, nó muốn khóc thật lớn, muốn giải bày với ai đó rằng nó đang rất rất buồn nhưng mấy tuần nay nó đều không có cơ hội, ở ngôi nhà đó nó khóc cách nào?

Nó kéo chiếc chăn chùm chặt thân mình, khóc sướt mướt, tiếng động không lớn, ngược lại như nó đang nín lặng. Lúc nhỏ chẳng phải do thầy cô hay hù dọa là mỗi lần khóc ma quỷ sẽ đến bắt đi, từ đó nó liền khóc trong im lặng, mẹ nó cũng ý kiến sâu sắc với tật xấu này của nó. Bởi vì mỗi lần nó khóc mẹ nó không thể phát hiện...

Nằm nửa tiếng, nó như mê man đi vào giấc ngủ dài, chính lúc này chuông điện thoại reo lên đánh tan sự yên ổn trong lòng. Nó nhìn lên màn hình, tiện tay quẹt số nước còn đọng lại trên mặt.

- Mẹ?

Kinh ngạc bắt máy, nó ấp úng trả lời.

- Con chuẩn bị xong hết chưa?

Đầu bên kia có vẻ trông chờ, như đang hỏi ý kiến, nếu từ chối sẽ ngay lập tức ngắt đi.

- Dạ rồi.

Nó vốn dĩ chưa kịp chuẩn bị cái gì từ lúc đến đây, nó nghỉ buổi tối làm việc nhiều sẽ dễ ngủ hơn, nên chi đến giờ còn chưa moi đồ ra ngoài. Thật ra thì... nó đang tăng bốc sự lười biếng của mình.

- Xuống đi. Mẹ dắt con đi chơi.

Mấy năm qua bà chẳng có cơ hội đi đâu cùng con mình, đã bỏ bê nó rất lâu rồi. Mỗi lần nhìn những người mẹ khác đưa đón chăm sóc cho con gái của mình, bà ấy lại tủi thân thay nó, vốn dĩ có thể sung túc cùng bố và mẹ, nhưng trên đời này cái gì cũng có thể thay đổi được.

- Vâng.

Trong lồng ngực của nó lúc này cảm thấy lâng lâng, cảm giác như mẹ nó giờ đây là một thiên thần chứ không còn là người phàm nhân tục thế nữa. Nó hiểu mà! Trước giờ mẹ nó thương nó thật!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.