[Thập Niên 80] Chọn Tiểu Thúc Tiền Nhiệm

Chương 10: Chương 10: Con mắt chọn đàn ông (3)




Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Bọn họ biết ông cố nội từng là đại lý đồ cổ lớn của xưởng Lưu Ly, không thể chỉ có vậy được, bọn họ luôn cảm thấy ông cố nội còn có đồ gì khác, cho nên vẫn chưa từ bỏ ý định.

Bọn họ muốn đi tìm Sơ Vãn, nhưng tiếc là cô đã gả vào nhà họ Lục, bọn họ không dám quấy rầy, đành trở lại nhà cũ, đánh sập mấy gian nhà bằng đá, lại đào gần ba tấc đất, nghĩ rằng có thể tìm được thứ gì đó.

Mà sự thật là, quả thực ông cố nội không để lại cái gì, trước giải phóng ông cụ gần như đã tiêu tan hết gia tài, sau giải phóng lại nhiều lần gặp trắc trở, trộm cướp thường xuyên lui tới, mười năm sau đó, ông cụ không để lại cho mình được cái gì.

Thậm chí Sơ Vãn cũng không nhận được bất cứ thứ gì từ ông cố nội.

Nếu buộc phải nói Sơ Vãn đã kế thừa được cái gì, thì cũng chỉ có toàn bộ kỹ năng gia truyền mà ông cố nội để lại, cái đó mới là bảo vật vô giá.

Lúc này Sơ Vãn đứng trong căn nhà bị người ta đào xuống ba tấc đất, khẽ thở dài một tiếng, cầm lấy một cái xô và một thùng nước, thêm một cái chậu đá và một cái giẻ lau, muốn dọn dẹp sạch sẽ căn nhà.

Ông cố nội của cô chẳng còn sống được bao lâu nữa, cô muốn dốc toàn sức giúp ông cố nội được sống thoải mái hơn.

Đang lúc dọn dẹp, bên ngoài vang lên tiếng bước chân, cô đứng dậy, thấy chị họ Trần Lôi đang đi tới.

Sau khi ông cố nội của cô mất đi cả hai đứa con gái, tán gia bại sản, dẫn đứa cháu trai lúc ấy mới bảy tuổi, cũng chính là ba của Sơ Vãn lưu lạc đến thôn Vĩnh Lăng này, sau đó định cư ở đây.

Ống cố nội ở Vĩnh Lăng sống rất hà tiện, nuôi cháu trai bằng cách đi làm thêm ngắn hạn cho người ta. Trong thôn này không ai biết ông cụ đáng thương gian nan sống qua ngày ấy chính là người từng được sống thoải mái ung dung ở xưởng Lưu Ly - trung tâm đồ cổ của Bắc Kinh.

May mắn thay hai năm sau được giải phóng kịp thời, sau giải phóng, ông cố nội được chia ruộng đất, cuộc sống khấm khá hơn, dựa vào đức tính cần cù, ông cụ đã nuôi lớn ba của Sơ Vãn, sau này ba của Sơ Vãn cưới một cô gái họ Trần trong thôn, cũng chính là mẹ của Sơ Vãn.

Gia đình mẹ Sơ Vãn là một hộ giàu có ở thôn Vĩnh Lăng, trong nhà có mấy anh em mà lại chỉ có một cô con gái.

Trân Lôi và Sơ Vãn bằng tuổi, chỉ lớn hơn Sơ Vãn vài tháng, cô ấy là con gái của chú ba Sơ Vãn, sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì luôn ở nhà làm nông, chưa bàn đến chuyện lấy chồng. Cơ mà cô ấy tâm cao chí lớn, muốn thi lên đại học.

Quả thực Trần Lôi học rất giỏi, giỏi hơn Sơ Vãn, nhưng mà cô ấy không may mắn, năm trước vào lúc thi đại học, cô ấy bị cảm lên cơn sốt nên phát huy thất thường, không thi đỗ, năm nay muốn ôn tập lại.

Theo như kiếp trước, cuối cùng cô ấy cũng được nhận vào khoa Khảo cổ học của Đại học Bắc Kinh.

Nói đến đây, Sơ Vãn không khỏi khâm phục người chị họ Trần Lôi này.

Nhà họ Trần là dân bản địa của thôn, tổ tiên vốn không hề có nhiều kiến thức nhưng Trần Lôi lại rất thông minh, từ nhỏ chơi với Sơ Vãn, biết được Sơ Vãn được ông cố nội dạy cho một số thứ, cô ấy rất tò mò nên có đi hỏi, ông cố nội của Sơ Vãn cũng không hề giấu giếm, dạy cho Trần Lôi một ít.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.