Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Khi đến trước cửa Học viện Mỹ Thuật, cô cũng không vội vàng, chỉ tìm một nơi có nhiều người để đi đến rồi ngồi xuống, sau đó để những đường nét chạm khắc tượng phật lộ ra ngoài, rồi bình tĩnh ngồi một bên để chờ đợi.
Lúc này, cô cảm thấy có hơi đói bụng, cho nên liền mua hai cái bánh bao ở hàng bên cạnh để ăn.
Bởi vì là Học viện Mỹ Thuật, cho nên có rất nhiều người biết xem hàng ở đây, lần lượt từ học sinh cho đến các giáo viên đều đến xem thử, thật sự là những đường nét chạm khắc dưới thời nhà Đường thật sự vô cùng đẹp, cũng có một số người đến hỏi giá, nhưng mà cuối cùng cũng không thể đạt được thỏa thuận mua bán.
Thật ra Sơ Vãn cũng có chút không biết phải làm sao, cô biết rằng ở trong Học viện Mỹ Thuật này có một vị giáo sư rất hiểu biết về những đường nét điêu khắc dưới thời nhà Đường, đáng lẽ ra cô có thể bán nó để lấy tiền, nhưng mà cô phải đợi người đó đến, nhưng mà nếu không đợi được người có duyên phận, thì chắc cô sẽ phải tìm một cái xe đẩy rồi đẩy nó trở về nhà của Hồ Tuệ Vân.
Nói không chừng kết cục cuối cùng của tảng đá này chính là một cái thớt để băm đồ ăn.
Ba nhân dân tệ đó!
Cô thở dài, nhanh chóng quấn chặt chiếc áo khoác bông của bản thân, tự nói với chính mình rằng sau này sẽ không bao giờ tham lam những món đồ rẻ nữa, nhất định phải tìm một cái gì đó nhỏ nhỏ có thể thuận tiện để mang theo bên người, bởi vì cô không thể mua những đồ vật quá nặng dưới cái thân hình nhỏ bé của bản thân.
Nhưng mà may mắn thay, vào buổi chiều, có hai thanh niên cùng với một ông già đi đến đây, ông ta tầm hơn sáu mươi tuổi, hai bên thái dương đã có hoa râm, trên người mặc tây trang, nhìn bộ dạng của ông ấy có vẻ rất đặc biệt, cô thấy bọn họ nhìn sang đây một cách đầy thích thú, ngập ngừng hỏi giá cả.
Sơ Vãn nhìn ông ta một cái, liền nhận ra người này.
Đây chính là một người Hoa đã sinh sống ở nước Mỹ, giáo sư Hạ, người đã từng đi theo Nam Hoài Cẩn để học Phật pháp, vào những năm của thập niên chín mươi, ông ta trở về nước để thành lập Học viện Hội Họa và Thư pháp, nhằm để quảng bá hình ảnh nghệ thuật hội họa phật giáo. Nghệ thuật vẽ tranh của ông ta rất nổi tiếng trong giới Phật pháp và các lễ hội nghệ thuật, ông ta đã từng vẽ bộ “Bộ sưu tập tượng Phật”, được mọi người gọi là “Phiên bản chân dung của Tam Tạng”.
Nhìn một màn này, bỗng cô cảm thấy, vận khí của bản thân đúng là quá may mắn.
Cái gì gọi là để lộ, đây chính là cái gọi là để lộ.
Trên thực tế khi cô quyết định mua tảng đá này, thì cũng chỉ nghĩ là muốn kiếm chút tiền phí vất vả, tầm tám nhân dân tệ hay mười nhân dân tệ là được rồi.
Nhưng mà sự thật đã chứng minh, số của cô vẫn còn rất may mắn.
Cùng một tác phẩm điêu khắc tượng phật, nhưng trong tay của những người khác nhau, thì giá trị cũng sẽ khác nhau.
Nhất thời Sơ Vãn thả lỏng người, Lã Vọng buông cần (*), chờ người mắc câu.
(*) Lã Vọng buông cần: Điển tích Lã Vọng câu cá (còn gọi là “Câu cá chờ người”) của Khương Thái Công là một câu chuyện về đức tính kiên nhẫn của người làm việc lớn.
Lần này giáo sư Hạ đến Trung Quốc, hiển nhiên còn chưa định cư, chỉ là trở về du lịch mà thôi, nhân tiện ghé thăm Học viện Mỹ Thuật, chắc chắn người đi bên cạnh ông ta chính là một giáo sư của Học viện Mỹ Thuật.