Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Một bạn nam có vóc dáng cao ráo đang bước vào thời kỳ vỡ giọng khi hát giọng khàn khàn khô khốc, đang lúc gân cổ lên muốn hát âm cao thì đã bị giáo viên âm nhạc vội vàng ngăn cản: “Không được, nếu em cứ như vậy sẽ làm hỏng giọng nói mất.”
“Nếu như thời kỳ vỡ giọng mà em không bảo vệ giọng nói tốt thì chờ đến khi chấm dứt kỳ thay đổi giọng tiếng nói của em cũng sẽ khó nghe. Các em đang dần dần bắt đầu bước vào thời kỳ vỡ giọng rồi cho nên những lúc này nhất định không được la to, phải uống nhiều nước hơn, chú ý bảo vệ giọng nói. Các em đều không muốn khi trưởng thành giọng nói của mình sẽ biến thành vịt đực chứ?”
Thư Nghi ở bên cạnh nghe thấy thế cũng liên tục gật đầu!
Hy vọng rằng các bạn học đều có thể nghe theo lời nói của giáo viên âm nhạc bảo vệ giọng nói của mình thật tốt, không cần gân cổ lên la hét chửi bậy mỗi ngày!
Sau khi bạn nam bước vào thời kỳ vỡ giọng kia ca hát hoàn toàn thất bại thì cuối cùng những học sinh lựa chọn bài “Chúng ta hãy cùng đẩy đôi mái chèo” cũng ít đi một chút, nhưng mọi người vẫn ưu ái chọn các bài hát trong sách âm nhạc như trước.
Thư Nghi thấp giọng hỏi Lý Tư Nghiên: “Cậu muốn hát bài kia à?”
Thư Nghi muốn hát ca khúc mà mình yêu thích, về phương diện ca hát thì cô cũng chẳng có thiên phú gì, nốt cao cũng không thể lên được mà giọng thấp thì cũng chẳng tới. Nhưng sau khi học đại học và làm việc mọi người sẽ luôn không tránh khỏi được việc cùng đám bạn bè đi tới KTV, nếu như muốn mở miệng nói không hát thì có vẻ sẽ rất lạc lõng. Vì thế Thư Nghi sẽ tìm những bài hát có nốt không quá cao cũng không quá thấp, mỗi lần đến lượt hát KTV thì cô sẽ chọn những bài hát như “Ngày âm u” của Mạc Văn Uý hay “Quay lại” của Thái Y Lâm,…
Nếu như lần này thi âm nhạc cho phép được hát những bài hát mình thích thì Thư Nghi sẽ chọn một bài hát từ trong kho bài hát trong KTV của mình. Nhưng vấn đề là Thư Nghi không xác định được bài hát nào được phát hành ra trước năm 1999!
Hiện tại “Quay lại” của Thái Y Lâm chắc chắn còn chưa được phát hành! “Ngày âm u” của Mạc Văn Uý thì cô cũng không xác định lắm? Nếu như không xác định vậy chắc chắn không thể hát được!
Vì thế Thư Nghi đã nghĩ tới nghĩ lui cuối cùng cô cảm thấy chỉ có mỗi bài hát “Rất yêu rất yêu anh” mà cô đã xem trong vở viết lời bài hát của Lý Tư Nghiên là dễ hát và an toàn nhất.
Nhưng Thư Nghi vẫn phải hỏi trước một chút xem Lý Tư Nghiên có muốn hát bài này hay không. Nếu như hai người bọn họ cùng hát một bài vậy thì mọi người sẽ lập tức có thể nghe ra được ai hát dễ nghe hơn ai hát khó nghe hơn, như vậy có hơi xấu hổ…
Lý Tư Nghiên nghe ra được vấn đề của Thư Nghi nên trả lời không chút do dự nào: “Tớ hát “Chúng ta hãy cùng đẩy đôi mái chèo””.
Thư Nghĩ khẽ nói với Lý Tư Nghiên: “Vậy tớ sẽ hát bài “Rất yêu rất yêu anh” mà cậu đã chép trong vở viết lời bài hát ấy.”
Lý Tư Nghiên giống như rất kỳ quái vì cô bé không rõ tại sao Thư Nghi hát bài gì còn phải xin chỉ thị của cô bé, cô bé gật nói: “Cậu hát đi.”
Rất nhanh giáo viên âm nhạc đã gọi đến tên của Thư Nghi, Thư Nghi đứng dậy báo tên bài hát.
Giáo viên âm nhạc mỉm cười nói: “Cô/ thầy sẽ đệm cho em bài này.” Sau đó giáo viên bắt đầu đệm nhạc. Thư Nghi khẽ hắng giọng bắt đầu hát, những giai điệu lặp lại giáo viên âm nhạc không đệm nên Thư Nghi cũng phối hợp mà không hát theo. Cô mới chỉ hát được khoảng một nửa bài thì giáo viên âm nhạc đã gật đầu ra hiệu sau đó ngồi xuống.