Thệ Bất Vi Phi

Chương 228: Chương 228: Hứa hẹn




EDIT: DOCKE

Ta nghĩ, mặc kệ là vua hay là hậu, là dân hay là nô, cả đời này cũng không thể ra đi nữa… Đương nhiên, vẫn phải kiên trì nguyên tắc.

Ta nói: “Về sau, không cho chàng được cưới thiếp thất…”

Anh trầm mặc một lúc lâu, sau đó ‘Ừm’ một tiếng đáp lại, giọng nói tràn ngập vui sướng.

Ta nói: “Nếu chàng thay lòng đổi dạ, chúng ta liền ly hôn, à không, liền hưu phu…”

Anh đặt cằm lên đỉnh đầu ta, nói: “Được…”

Ta nói: “Còn nữa, không cho chàng ăn hiếp thiếp…”

Anh nói: “Như nhi, nàng không ăn hiếp bổn vương là tốt rồi…”

Hai người chúng ta ôm nhau đứng đó, nói vô số chuyện, không bờ bến. Có thể nói là hứa hẹn, cũng có thể nói đó là những lời tâm tình vô nghĩa. Mãi đến khi có người ở xa xa lớn tiếng nói: “Tiểu Phúc Tử, xem kìa, trời sắp tối rồi…”

Có người lớn tiếng đáp: “Đúng vậy, trời sắp tối rồi…”

Còn có người nói: “Đường khó đi lắm nha…”

Còn có người hùa theo: “Đường đến Thục rất khó, khó tựa lên trời xanh…”

Đây chính là câu nói bậy bạ của ta lúc đang nằm dựa trên lưng Tiểu Phúc Tử sau khi vào Thục. Hắn cũng học hỏi cực nhanh…

Lúc này, chúng ta mới chịu buông nhau ra. Ta nghĩ, vẫn là thủ hạ của Tề Thụy Lâm hiểu chuyện, chẳng nói tiếng nào, cũng không hề oán hận một câu. Đứng ở một bên, mắt không nhìn liếc, hai tay rủ xuống, thứ không nên thấy thì liền làm như không thấy. Xem ra, có kỷ luật có uy nghiêm, có đôi khi vẫn là tất yếu. Không giống như ba vị thường xuyên đảo quanh bên cạnh ta kia, lúc nào cũng luôn muốn đến quấy rối một chút.

Ta tỏ vẻ ngượng ngùng, khóe mắt đảo qua. Tề Thụy Lâm phụng phịu lắc lắc cây quạt, mắt nhìn lên trời. Ta cũng nhìn lên trời, phát hiện bầu trời mênh mông vô tận. Ngay cả một con chim cũng đều không có, cũng không biết là anh ấy đang nhìn cái gì nữa?

Chúng ta toàn bộ thay ngựa tốt, hướng về biên cảnh Đại Lương chạy đến. Ta cùng với Tề Thụy Lâm lại cưỡi chung một con. Cũng giống như những lúc trước, ta dựa vào lòng ngực anh, mơ màng lúc tỉnh lúc mê, chạy về cảnh nội Đại Tề. Con Hãn huyết bảo mã thanh danh rền vang này, đối với ta hình như cũng không còn xa lạ như trước nữa. Có đôi khi còn để ta đến gần nó trong vòng năm bước. Ngoài việc lười biếng đánh giá ta ra thì cũng không có động tác gì khác.

Tề Thụy Lâm nói cho ta biết: “Đó là bởi vì, con ngựa này đã chấp nhận nàng rồi, coi nàng là chủ nhân của nó…”

Ta nghĩ, ta kính tạ không thôi. Ta cũng không muốn làm chủ nhân gì của nó đâu. Trừ khi Tề Thụy Lâm cưỡi chung với ta chứ ta chẳng muốn cưỡi bất cứ một con ngựa nào, cho dù có là Hãn huyết bảo mã danh tiếng…

Lúc Tề Thụy Lâm đưa ta đi, hình như cũng không thành thật như trước nữa, thường xuyên đánh lén ta. Bàn tay cứ lâu lâu lại chạy trên người ta, nói hoa mỹ thì là đã lâu lắm rồi không gặp nên muốn đo xem ta có gầy đi hay béo ra gì không… Ngay cả những chỗ không nên sờ, cũng bị anh sờ soạng mấy lần.

Đến cuối cùng, ta đành phải mặc kệ. Trong lòng thầm mắng Tề Thụy Lâm quá lưu manh, nhưng lại không thể ngăn tim không đập, mặt không hồng. Anh còn cười khẽ bên tai ta: “Như nhi, nàng đỏ mặt trông thật đáng yêu. Bổn vương rất muốn ăn nàng…”

Ta đành phải nghiêng đầu rúc vào trong áo anh, hung hăng cắn một miếng vào cơ ngực của anh. Toàn thân anh cứng đờ. Cho dù đang ngồi trên lưng ngựa, ta vẫn có thể cảm giác được những chuyển biến trên thân thể anh. Anh lộ vẻ cổ quái, nhìn ta, nói: “Như nhi, nàng còn như vậy nữa thì bổn vương sẽ không thể nhịn nổi đâu. Bổn vương ngẫm lại, ở trên lưng ngựa, cho tới bây giờ ta vẫn chưa thử qua lần nào…”

Ta đoán được ý tứ trong lời nói của anh, cả kinh, tim nhảy bùm bùm, cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ nữa, ngồi rất đoan đoan chính chính, thẳng thắn sống lưng. Làm cho anh cười đến mức vui quên cả trời đất, làm kinh động không ít chim muôn trong rừng cây hai bên. Đám người của Thanh Phượng Môn cùng lão cha đi theo chung quanh chúng ta, tất cả đều dùng ánh mắt bất ngờ, khó hiểu mà nhìn chúng ta trừng trừng…

Ta đương nhiên biết chung quanh có rất nhiều ánh mắt đang nhìn vào, dù anh có muốn thế nào cũng không có khả năng, nhiều nhất cũng chỉ dám đánh lén một chút thôi. Nhưng trái tim vẫn không thể không nhảy loạn xạ không ngừng. Lúc này, ta mới biết được. Thì ra, câu nói đó nói rất đúng. Nam nhân, đôi khi thật sự thoải mái hơn nữ nhân rất nhiêu. Có một số việc nam nhân có thể làm, còn nữ nhân lại không thể. Có một số lời nói nam nhân có thể nói nhưng nữ nhân lại không thể nói…

Ví như nói tình huống hiện giờ nè, ta có thể trêu chọc lại Tề Thụy Lâm hay sao? Ta còn chưa đến mức cởi mở như vậy. Nếu như không sợ dẫn lửa thiêu thân thì thật ra cũng có thể thử xem sao…

Cũng may, con đường xa xôi, rốt cuộc cũng đã kết thúc. Mấy chục con khoái mã chạy chồm, chúng ta rốt cuộc cũng về đến hoàng cung Đại Tề. Ta lại vào ở trong Đông Cung, cũng không có ai yêu cầu đem đuổi ta vào lãnh cung nữa. Hình như tất cả mọi người trong hoàng cung Đại Tề đều đã quên hết mọi chuyện rồi.

Còn tin tức về Đại Lương cũng truyền đến một cách đứt quãng. Thiên Bảo công chúa Đại Lương làm phản, kháng chỉ, chém chết người truyền chỉ là Quyền Thân Vương, tự lập mình là nữ vương, cùng triều đình chia hai cai trị. Cảnh nội Đại Lương hiện giờ chiến hỏa như đồ, phụ tử tương tàn. Có không ít dân chúng, thương nhân Đại Lương rời bỏ gia đình, vượt qua biên cảnh để vào cảnh nội Đại Tề…

Còn trong hoàng cung Đại Tề, sau khi trải qua sự thất bại lần trước, hoàng hậu tổn thất không ít thân tín, không thể dùng nhân sĩ võ lâm ám sát để khống chế quan viên triều đình được nữa. Vì vậy, Tề Thụy Lâm có thể thực thi kế hoạch mới của anh, không ngừng đề bạt phong tước cho những quan viên có tài, về phụ tá cho anh.

Xem ra, tình thế cả trong và ngoài nước đều rất tốt, cũng không phải tốt thường. Trong lòng ta không khỏi có chút thắc mắc, vì sao anh không long trọng phong ta làm thái tử phi? … Nữ nhân, ai cũng đều có lòng dạ hẹp hòi.

Đang nghĩ ngợi thì Tư Đồ xông vào, nói: “Tuệ Như, thánh chỉ tới rồi. Mau đi tiếp chỉ…”

“Phụng thiên thừa vận, hoàng đế triệu viết. Con gái Giả thị – Tuệ Như, tính cách đôn hậu, trí tuệ thiện mưu…”

Nghe xong hai câu này, ta nghĩ, hai câu lời bình này sao lại mâu thuẫn nhau đến vậy nhỉ? Muốn có được cả hai phẩm đức này, đối với con người mà nói, có phải là quá khó khăn hay không?

“… Nay trọng phong làm thái tử phi, phụ tá thái tử… Thái tử đã có hứa hẹn, phúc họa cùng nhau, phong Giả Tuệ Như làm chung thân thái tử phi, vĩnh viễn không chia lìa…”

Ta nghe được câu cuối cùng, không biết phải nói gì nữa, trong lòng tràn ngập nghi hoặc, nghĩ. Lão hoàng đế có khả năng làm đến thế này sao, hay chẳng lẽ là do thái tử Tề Thụy Lâm yêu cầu? Lúc này, ta cũng không thể cảm động, trước phải hiểu rõ ràng rồi mới tính tiếp, tuy rằng sống mũi, hình như có hơi… cay cay…

Một vị thái tử vương triều phong kiến, có thể ở trong thánh chỉ thêm vào mấy câu hứa hẹn này. Ta nghĩ, khả năng này thật sự là tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả* (Trước không thấy người xưa, sau chưa thấy người đến. Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là Xưa nay chưa người nào làm được.)…

Ta cung kính tiếp thánh chỉ, nhìn thấy hai hàng chữ được viết trên thánh chỉ, ta biết. Hai câu này tất nhiên là đã được ghi vào sử sách của hoàng thất, trở thành một lời hứa không thể sửa đổi. Ta không thể tưởng được, không ngờ anh lại dùng cách này để chứng minh cho ta thấy. Anh giữ đúng lời hứa, dám làm những chuyện như vậy. Tất cả, tất cả, một chút cũng không hề suy giảm.

Anh không hề dùng những lời ngon tiếng ngọt để làm hài lòng ta, mà trực tiếp đem những lời đã hứa hẹn với ta, viết vào điển chương văn cao nhất của hoàng thất. Tựa như anh chưa từng nói: “Ta sẽ cho nàng vinh quang vô thượng…”, nhưng lại dùng hành động thưa tế, mang đến cho ta vinh quang cao nhất… Ta nhớ tới hôn lễ kia…

Tuy rằng bị lừa nhưng hôm nay nhớ lại, cảm kích lại không ngừng dâng lên. Tất cả những gì anh đã làm cho ta, nếu như ta còn không tiếp nhận thì ta nghĩ, ta đây không còn là nữ nhân nữa… Cho dù là nam nhân, nếu có người đối với ngươi như vậy, đồng tính luyến ái cũng có khả năng tiếp nhận nữa kìa?

Ây da, ta lại nghĩ ngợi lung tung rồi. Cái đầu óc hiện đại này, luôn luôn nảy ra những tư tưởng không thuần khiết của hiện đại…

——— —————— —————— —————— ———————-

Ghi chú:

* Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Đăng U Châu Đài Ca của Trần Tử Ngang”.

Ðăng U Châu đài ca

Phiên âm Hán-Việt:

Tiền bất kiến cổ nhân,

Hậu bất kiến lai giả.

Niệm thiên địa chi du du

Ðộc sảng nhiên nhi thế hạ.

Dịch nghĩa:

Bài ca lúc lên đài U Châu

Trước không thấy người xưa,

Sau không thấy kẻ sắp đến.

Ngẫm trời đất thật vô cùng,

Một mình bùi ngùi rơi lệ.

Trần Tử Ngang là một nhà văn nổi tiếng triều nhà Đường, hai mươi tư tuổi thi đỗ tiến sĩ. Ông là người có kiến thức uyên bác và có hoài bão lớn lao, từng nhiều lần dâng thư cho triều đình luận bàn về chính sự, nên được Võ Tắc Thiên rất mến mộ và được bà cử giữ chức Lân Đài Chính Tự (Tức quan Tư Đồ). Ít lâu sau lại được thăng chức Hữu Thập Di. Sau đó, Trần Tử Ngang cũng từng một thời tham gia quân đội.

Năm 696 công nguyên, Võ Tắc Thiên cử Kiến An Vương Võ Du Nghi dẫn quân sang thảo phạt Khi Tan (Một dân tộc thời cổ Trung Quốc). Trần Tử Ngang lại lần nữa xin gia nhập quân đội và giữ chức tham mưu.

Kỳ thực thì Kiến An Vương không phải là người văn tài võ lược, nên nhiều lần giao chiến đều bị thất bại. Mặc dù Trần Tử Ngang đã nhiều lần bày mưu hiến kế, thậm trí xin lĩnh mười nghìn quân làm tiên phong, nhưng đều bị Võ Du Nghi gạt đi và giáng chức ông xuống làm quân tào.

Trần Tử Ngang có hoài bão nhưng không được tung hoành, trong lòng buồn bực khôn nguôi. Ông leo lên đài U Châu nước Yến, cảnh vật nơi đây khiến ông nhớ đến truyện lịch sử Yến Chiêu Vương trọng dụng đại tướng Nhạc Nghị, Yến Chiên Vương rất mến mộ Nhạc Nghị và phong ông làm đại tướng, và giết hết những tên nịnh thần đã vu oan giáng họa cho Nhạc Nghị. Trần Tử Ngang nghĩ lại việc xưa mà thương cho thân phận mình, trong bao nỗi thương cảm hỗn độn, ông đã ngân lên bài “Đăng U Châu Đài Ca” bất hủ để dãi bày tâm trạng u uất, bi thương của mình. “Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả. Niện thiên địa chi u u, Độc thương nhiên nhi thế hạ”.

Bất đắc chí, năm 38 tuổi, ông lấy cớ cha già, xin từ chức về quê..

Năm 702, Huyện lệnh huyện Xạ Hồng là Đoàn Giản, vì nghe lời xui giục của Tể tướng Võ Tam Tư (cháu Võ Hậu) nên đã hại chết Trần Tử Ngang. Năm đó, ông 41 tuổi.

_________________

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.