Cuộc đời của tên cướp Liêu Thanh Tùng, trước năm hai mươi hai tuổi hoàn
toàn bình thường, không có gì đặc biệt, luôn nhu nhược, buồn phiền,
giống như cây cỏ hoang mọc nơi núi non lởm chởm, nhiều năm bị gió quất
mưa vùi nhưng vẫn có thể tiếp tục sống để chào đón mỗi mùa xuân, hạ,
thu, đông hằng năm, hạnh phúc duy nhất chính là tự an ủi mình: “Bình
thường, ung dung mới là cuộc sống đích thực”.
Hai mươi hai năm trước, Liêu Thanh Tùng được sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh.
Từ trước tới nay, anh ta không cho rằng chăm chỉ học hành là truyền
thuyết, anh ta cũng không cho rằng khắc khổ học tập là chuyện không thể
làm được.
Vì anh ta chính là người làm được như thế.
Anh
ta còn được học bổng khuyến học của Kế hoạch lúa mạch[1] hỗ trợ nên mới
không thất học và trở thành người đầu tiên của vùng hẻo lánh đó đỗ đại
học.
[1] Quỹ khuyến học thành lập ngày 16/06/2005 do một người
đứng lên phát động, vì cảm động về khát vọng tới trường của những trẻ em miền núi.
Có rất nhiều huyền thoại về sự nỗ lực của các nhân sĩ
thành công đều có khởi đầu như thế. Khi thiếu niên chịu khó học tập,
cuối cùng cũng làm nên nghiệp lớn.
Nhưng thành công, trên thực tế là một chuyện có tỉ lệ rất thấp.
Sau khi đỗ đại học, Liêu Thanh Tùng chẳng có chút tài cán gì đã mau chóng đứng vào nhóm những người bình thường của trường.
Liêu Thanh Tùng sau khi tốt nghiệp đại học, thức nhất là không có môi trường thuận lợi, thứ hai là chẳng có năng lực gì đặc biệt. Ở trong thời đại
tìm kiếm công việc khó khăn này, anh ta khó khăn lắm mới xin được làm
thầy giáo trong một trường trung học dân lập.
May mà, cuối cùng
anh ta cũng có thể sống bằng sức mình, có cơm ăn, thuê được gian phòng
ba trăm tệ, khổ công học tập suốt hai mươi năm, cuối cùng cũng được liệt vào hàng ngũ những người có thu nhập thấp.
Vào danh sách những
người có thu nhập thấp cũng không có gì là không tốt cả, chí ít thì bạn
cũng có cơm ăn, thuê được phòng ở, phải không?
Nếu bạn không nghĩ rằng mình đã từng đọc bao nhiêu sách, đã phải bỏ ra bao nhiêu nỗ lực,
đã tự dìm chết giấc mơ của mình, quên đi ước mộng của bản thân thì bạn
cũng không cảm thấy cuộc sống này có gì không công bằng, phải không?
Liêu Thanh Tùng không phải là người như thế. Là một người đàn ông, đương
nhiên không thể dễ dàng hài lòng như vậy. Là một người đàn ông, bạn cần
kiếm tiền để mua nhà, lấy vợ. Đương nhiên, bạn có thể không mua nhà, trừ khi bạn nói chuyện ổn thỏa với mẹ vợ.
Liêu Thanh Tùng đã tham
gia vào những kỳ thi của các đơn vị liên quan, cuối cùng được chuyển đến thành phố trở thành thầy giáo được biên chế chính thức. Nghe nói sau
này, sự đãi ngộ của nhà nước dành cho những giáo viên biên chế được sánh ngang với nhân viên công vụ.
Liêu Thanh Tùng là giáo viên ngoại ngữ.
Hừm, giống như bạn tưởng tượng, anh ta rất đẹp trai, viết chữ đẹp, có nhiệt
huyết khi giảng bài, thuộc típ thầy giáo đẹp trai, thích bàn luận về đại sự của đất nước và tán dương văn tự.
Đương nhiên cũng có nữ sinh thầm yêu anh ta.
Nữ sinh thầm yêu Liêu Thanh Tùng tên là Hồ Bội Bội.
Việc thầm yêu của Hồ Bội Bội rất nhanh chóng được công khai, 50% học sinh
trong trường biết được, 50% học sinh còn lại cũng biết nhưng không dám
tùy tiện nói bừa.
Vì Hồ Bội Bội đã từng nói: “Nếu ai tung tin đồn nhảm thì sẽ cắt tai của người đó”.
Thực sự, Hồ Bội Bội là nữ sinh hư. Cô trốn học, hút thuốc, uống rượu, đến quán bar ăn chơi trác tang với các nam sinh ngổ ngáo.
Trên phố còn có tin đồn cô là gái bao.
Hồ Bội Bội học rất kém, cô hôm thì nghỉ học, còn những hôm đi học thì lại quậy phá trong lớp, hoặc ngủ, hoặc ngồi trang điểm.
Các giáo viên đều không muốn nhìn thấy cô, luôn mong cô nghỉ học.
Thực ra, cô mới là người đáng thương nhất, không phải vì thường xuyên bị phê bình, mà là ngay cả giáo viên cũng chẳng thèm phê bình học sinh như
thế.
Có lúc, Hồ Bội Bội cảm thấy mình giống như một vũng bùn lầy. Cô cảm thấy chán ghét cuộc sống ở tuổi mười lăm của mình.
Không ai hiểu tâm tình của Hồ Bội Bội. Trong mắt những bạn cùng lớp, cô chính là một nữ sinh hư hỏng, không quá xinh đẹp nhưng tích cực trang điểm,
không đoan trang, thính ăn chơi trác táng. Những nữ sinh như thế đều
không có tình cảm, mọi người cho rằng trong lòng họ chỉ có tiền và những anh chàng đẹp trai.
Nhưng ai có thể biết được tâm tình của nữ sinh ấy chứ? Bởi không phải ai cũng có Thẻ đọc suy nghĩ.
Hai buổi Liêu Thanh Tùng có tiết dạy ngoại ngữ, Hồ Bội Bội đều có mặt cả hai.
Liêu Thanh Tùng là giáo viên cẩn thận, cũng rất tôn trọng học sinh, chưa bao giờ tùy tiện phê bình học sinh nào.
Có một lần, khi Hồ Bội Bội đang ở trên lớp thì bỗng rút điện thoại ra. Cô
nói lớn: “Bây giờ em đang ở trường. Anh có dám đứng trước mặt tất cả bạn lớp em để nói anh yêu em không? Em sẽ khóc òa lên mất”.
Đầu dây bên kia lại phát ra tiếng trả lời lớn: “Anh yêu em, em yêu, mỗi giây mỗi phút anh đều yêu em”.
Cả lớp cười lớn, sau đó mọi người đều ác ý nhìn thầy Liêu Thanh Tùng.
Học sinh mong đợi thầy sẽ giống như giáo viên mới khác, tức giận, ném phấn, phủi tay áo mà đi, như thế họ sẽ vui mừng vỗ bàn, chúc mừng nhau vì lại lần nữa đánh bại một giáo viên.
Liêu Thanh Tùng không nói gì, thậm chí anh ta còn nhìn thẳng Hồ Bội Bội, như kiểu không có chuyện gì xảy ra vậy.
Anh quay lên bảng viết:
Phong Kiều dạ bạc[2]
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang Phong ngư hỏa đôi sầu mien
Cô Tô Thành ngoại Hàn Sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
[2] Một bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế. Nhà thơ Tản Đà có bản dịch:
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Nét chữ thanh tú cảm động lòng người. Dù thầy viết trên bảng đen hay nói
chuyện trong QQ, đều cho người khác những cảm giác khác nhau, có mỹ cảm
và làm say mê lòng người.
Hồ Bội Bội tắt điện thoại, nghe Liêu Thanh Tùng đọc hai mươi tám chữ trên. Giọng đọc của anh ta làm cảm động lòng người.
Trong nháy mắt đó, như có một khe suối trong vắt xuyên qua cánh rừng, cứ róc rách chảy vào trái tim của Hồ Bội Bội.
Sau đó mấy ngày, vào một buổi chiều vừa mới tan học.
Liêu Thanh Tùng đi qua lớp học, nhìn thấy Hồ Bội Bội đang ngồi một mình
trong đó. Trước mặt cô có đặt một chiếc kính râm, cô cứ chớp chớp mắt
nhìn nó, bộ dạng hình như rất buồn bã.
Một giáo viên bình thường
khi gặp học sinh như Hồ Bội Bội thì đều tránh xa, nhưng Liêu Thanh Tùng
thấy dáng vẻ buồn bã của cô, anh liền đi vào lớp học, nhẹ nhàng hỏi: “Em sao thế?”.
Hồ Bội Bội bưng mắt nói: “Mắt em rất khó chịu”.
Liêu Thanh Tùng đứng trước mặt Hồ Bội Bội, nói: “Ngẩng lên để thầy xem nào”.
Hồ Bội Bội ngẩng đầu lên, ti hí hai mắt.
Liêu Thanh Tùng cúi đầu, tay trái đặt lên vai Bội Bội, tay phải nâng mặt cô lên.
Mắt của Hồ Bội Bội có màu xanh nhạt, lẫn vào đó là những tia đỏ của triệu chứng viêm, thật là nét đẹp thần bí mà thê lương.
Liêu Thanh Tùng nói: “Mắt em bị viêm sao? Sao lại có màu xanh thế?”.
Hồ Bội Bội vốn định nói: “Kính áp tròng màu xanh là mốt của năm nay. Thầy quê mùa thế, ngay cả điều này mà cũng không biết”.
Nhưng cô lại không nói gì. Cô ngửi được mùi cơ thể của Liêu Thanh Tùng, lẫn
trong đó là mùi của cỏ cây và nước khử trùng, sạch sẽ mà mát lạnh, cô
cảm thấy có chút ngất ngây.
Hồ Bội Bội lừa Liêu Thanh Tùng: “Em là con lai, khi sinh ra thì mắt đã màu xanh rồi”.
Hồ Bội Bội là một nữ sinh như thế, bất cứ khi nào bịa đặt thì cũng là một câu chuyện hoang đường.
Liêu Thanh Tùng nói: “Haizzz, trách làm sao được, em không giống người khác
thì càng xinh đẹp. Phòng làm việc của thầy có một lọ thuốc mắt, em đi
với thầy, chỉ cần nhỏ mấy giọt là sẽ đỡ đau ngay thôi”.
Hồ Bội Bội cùng Liêu Thanh Tùng đi vào phòng làm việc.
Hình bóng anh lọt vào mắt cô và cũng rơi vào trái tim cô.
Không có giáo viên nào quan tâm đến Hồ Bội Bội, họ đều coi cô như bệnh dịch và luôn tránh xa.
Ai cũng biết, ngày nào đến lớp Hồ Bội Bội cũng trang điểm, mái tóc vàng
của cô là nhuộm, đôi mắt xanh của cô cũng chỉ là đeo kính áp tròng, làn
da trắng cô là bởi đã được xoa lớp kem BB.
Nhưng Liêu Thanh Tùng
lại rất dễ tin những lời bịa đặt ấy của cô, anh tin cô là con lai. Đã
thế còn khen cô khác những cô gái khác, đẹp hơn họ.
Đây đều là những điều khiến trái tim của Hồ Bội Bội mất bình tĩnh.
Khi thiếu nữ thích một người thì đều kỳ lạ như thế.
Hồ Bội Bội cảm thấy mình mới mười lăm tuổi đã trải qua rất nhiều cuộc tình ngang trái nhưng cảm giác lần này thật tốt đẹp. Bởi đối phương là một
anh chàng tốt – thầy giáo của cô, Liêu Thanh Tùng.
Hồ Bội Bội bắt đầu thay đổi. Cô bắt đầu bỏ học có chọn lọc, ví dụ, những tiết học khác cô có thể không đến nhưng tiết của thầy Liêu Thanh Tùng thì nhất định
phải có mặt.
Hồ Bội Bội có lúc cũng gây rối nhưng đều không có
ảnh hưởng gì lớn, ví dụ như những câu hỏi gây chút khó khăn cho Liêu
Thanh Tùng. “Lý Bạch vì sao lại gọi là Lý Bạch?”, “Lý Bạch nếu không
uống rượu thì có thể viết thơ không?”, “Em cũng uống rượu, nhưng tại sao em không viết được thơ?”. Đó có thể coi là những lời chọc ghẹo, Hồ Bội
Bội muốn nói chuyện nhiều với Liêu Thanh Tùng.
Nhưng, nếu có bạn học khác quấy phá trong tiết của thầy Liêu Thanh Tùng thì Hồ Bội Bội sẽ không khách khí.
Có lần, một nữ sinh nhân lúc Liêu Thanh Tùng quay vào bảng viết chữ đã
tháo một chiếc tất ra rồi cuộn tròn lại, sau đó ném lên bục giảng.
Nữ sinh đó làm như thế chỉ vì đã cá cược với những người bạn khác, họ cá
rằng nữ sinh này liệu có dám cởi tất ra không. Trong một trường học
không nghiêm khắc, một lớp học không tốt lắm và là một học sinh không
ngoan ngoãn thì làm những việc như thế trong tiết học cũng chẳng có gì
kỳ lạ.
Liêu Thanh Tùng quay lại nhìn thấy chiếc tất thì rất khó
xử, má cũng ửng hồng. Anh cầm chiếc tất ném xuống cũng không được mà
không ném xuống cũng chẳng xong. Chỉ đành lùi lại, đứng ở một chỗ cách
bục giảng rất xa để giảng nốt bài.
Sau khi tan học, Liêu Thanh Tùng vừa bước ra cửa thì Hồ Bội Bội ở phía sau lấy tất quấn vào chân của nữ sinh đó.
“Chẳng phải cậu thích chơi sao? Tớ sẽ chơi cho cậu đến chết!”, rồi cô dùng
hàng loạt những lời lẽ chửi bới cộng thêm hai cái bạt tai, nữ sinh đó
không dám động đậy.
Vì Hồ Bội Bội là học sinh hư nhất trong những học sinh hư, Hồ Bội Bội lúc nào cũng nói: Nếu ai làm phiền cô ta thì cô ta sẽ giết người đó. Lời nói này được thốt lên trong một ngôi trường
không mấy nổi tiếng thì không ai cho rằng đó là lời nói thật nhưng cũng
không ai dám khẳng định đó là giả. Vì chỉ có những chàng trai cô gái vừa vào đời mới có suy nghĩ không chín chắn, xấc xược vô lối đối với thế
giới này, những gì họ luôn mang theo bên mình mới là tất cả những gì có
khả năng. Trí tuệ và sự từng trải đều sẽ khiến chúng ta ngày càng kính
sợ các quy tắc.
Hồ Bội Bội đã yêu Liêu Thanh Tùng, Liêu Thanh
Tùng lại không hề hay biết. Hơn nữa, Liêu Thanh Tùng không cảm nhận được những điều tốt đẹp mà Hồ Bội Bội dành cho mình, căn bản anh ta là một
thanh niên luôn có suy nghĩ: Thầy trò yêu nhau sẽ giống như mối tình của cha dượng và Lolita[3], đây là một chuyện mà suy đi nghĩ lại đều khiến
người ta cảm thấy xấu hổ, giống như mắc phải tội lớn vậy.
[3]
Lolita: Tên một tiểu thuyết của Vladimir Vladimirovich Nabokov. Sau khi
được xuất hiện, tiểu thuyết trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất, gây ra nhiều tranh cãi nhất trong nền văn chương thế kỷ XX. Cái
tên “Lolita” đã đi vào văn hóa phổ thông như là một từ để mô tả cô gái
trẻ phát triển sớm về giới tính.
Hồ Bội Bội có thể bất chấp ba điều: lễ nghĩ, liêm sỉ và tiêu chuẩn, bởi cô là nữ sinh dũng cảm.
Mấy ngày sau, khi tan học, Hồ Bội Bội đang đi trên hành lang, cô muốn có được số điện thoại và nick QQ của Liêu Thanh Tùng.
Cô liền hỏi Liêu Thanh Tùng: “Thầy có lên mạng Xiaonei không? Có tham gia
vào trang Renren không? Có chơi trò nông trại không? Có lên mạng Weibo
không?”.
Liêu Thanh Tùng lắc đầu. Hồ Bội Bội nói: “Thầy thật quê
mùa”, nhưng trong lòng lại mừng vui khấp khởi, đây mới là mẫu người mà
cô thích, không giống với những người khác, cũng khác hẳn những nam sinh hư hỏng với tính cách bộp chộp.
Hồ Bội Bội sau khi nhập QQ của
Liêu Thanh Tùng, cô sắp xếp anh vào riêng một nhóm. Tên của nhóm QQ này
là: Người yêu thương. Trong đó chỉ có một mình Liêu Thanh Tùng.
Khi mở nick QQ, cô luôn mở nhóm này. Nếu thấy avatar của Liêu Thanh Tùng
tối đen thì cô cảm thấy rất trống trải. Có khi avatar của Liêu Thanh
Tùng bất chợt sáng lên thì trong lòng cô như có ngọn nến đang nhen nhóm
rồi bùng cháy.
Hồ Bội Bội luôn rất nhiệt tình chào hỏi Liêu Thanh Tùng.
“Thầy Liêu, thầy đang làm gì thế? Thầy Liêu đã ăn cơm chưa?”
Câu trả lời của Liêu Thanh Tùng rất đơn giản, “Ừm, ừm, rồi”, luôn trả lời qua quýt bằng ba từ ngắn gọn.
Một buổi trưa, Hồ Bội Bội phát hiện Liêu Thanh Tùng đi qua nơi ở của mình.
Tối đó, cô gần như thức trắng đêm, luôn tự chụp ảnh rồi photoshop. Có khi
là ảnh nghiêng góc bốn mươi lăm độ, lúc lại để hơi lộ vai, lúc lại cố ý
kéo cổ áo xuống thật thấp, để lộ chút khe của đôi gò bồng đào.
Bức ảnh nào cũng liếc mắt đưa tình nhưng điều đó thì có quan hệ gì chứ. Đã
mười mấy tuổi rồi mà chẳng rõ mình như thế nào mới là đẹp, cho nên mới
gắng sức thể hiện mình, gắng sức nghiên cứu xem chụp ảnh như thế nào để
đôi mắt thật to đẹp còn khuôn mặt thì nhỏ nhắn, cằm nhọn, da nõn nà. Duy chỉ có một điều mà cô không để ý đến: Mình như thế nào mới là chân thật và thoải mái nhất.
Liêu Thanh Tùng hai mươi ba tuổi, xem những
bức ảnh hoàn toàn khác nhờ photoshop của Hồ Bội Bội, sexy, da trắng, hơn nữa, chúng lại được trang trí lấp lánh, đôi khi cũng có chút suy nghĩ
không nên có, nhưng những suy nghĩ này đều nhanh chóng biến mất.
Người như thế, theo lẽ thường thì có thể được tha thứ.